Giải VBT ngữ văn 7 bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề


Giải câu hỏi 1, 2, 3 Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề trang 96 VBT Ngữ văn 7 tập 2.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 96 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Chọn một trong các đề bài trong SGK trang 96 và lập dàn ý.

Lời giải chi tiết:

a. Em chọn đề: Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy.

b. Bài nói cần giải thích: Lý do khiến em thích đọc loại sách mà em chọn.

c. Các ý cơ bản:

- Nói lên được giá trị, ý nghĩa của những cuốn sách đó.

- Tác động của chúng đến nhận thức, tâm hồn của em.

d. Lập dàn ý:

1. Mở bài: giới thiệu sơ qua về sở thích đọc sách.

2. Thân bài:

- Đưa ra một vài loại sách em đã đọc và rất thích.

- Lí do vì sao em thích đọc sách đó:

+ Sách em đọc cho em những cảm xúc khác lạ.

+ Dạy cho em những bài học bổ ích.

+ Có những triết lí sâu sắc.

- Khẳng định: Chúng ta nên đọc sách để mở mang kiến thức và hiểu biết thế giới xung quanh.

3. Kết bài: Đọc sách là thói quen tốt. 

Quảng cáo
decumar

Câu 2

Câu 2 (trang 97 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Cô (thầy) giáo tổ chức cho các em luyện nói ở Câu lạc bộ Ngữ văn với đề bài:

Hãy giải thích câu thơ của Bác Hồ:

    Mùa xuân là Tết trồng cây,

    Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Một bạn đã lần lượt đưa ra các ý cần giải thích:

- "Mùa xuân" là mùa nào?

- Vì sao mùa xuân lại là "Tết trồng cây"?

- Thế nào là một đất nước "càng ngày càng xuân"?

- Vì sao Tết trồng cây lại làm cho đất nước càng ngày càng xuân?

Theo em, phương hướng giải thích như trên có thỏa mãn được nhu cầu của người chưa hiểu và mong muốn được hiểu rõ không? Vì sao vậy?

Lời giải chi tiết:

a. Theo em, phương pháp giải thích của bạn học sinh đó chưa hoàn toàn thỏa mãn được nhu cầu của người cần hiểu rõ vấn đề.

b. Bởi vì:

+ Có những ý hiển nhiên, không cần phải giải thích vì đó là kinh nghiệm, tri thức mà ai cũng biết (“Mùa xuân” là mùa nào?)

+ Các ý cần giải thích rõ hơn thì lại bị thiếu: Mong muốn, lời dặn của Bác đối với mọi người qua hai câu nói ấy là gì?

Câu 3

Câu 3 (trang 98 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Với đề bài trên, một bạn khác lại xây dựng bố cục cho phần Thân bài của bài phát biểu như sau:

- Giải thích ý nghĩa lời dạy của Bác:

+ Nghĩa của từ “xuân” được sử dụng trong mỗi dòng thơ.......

+ Nghĩa chung hai dòng thơ của Bác...........

- Giải thích về cơ sở chân lí trong lời thơ của Bác:

+ Vì sao mùa xuân lại là “Tết trồng cây”:......

+ Vì sao “Tết trồng cây” lại có thể “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”:...............

- Giải thích về sự vận dụng chân lí đó.

Chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của Bác:

+ Trong ý thức .....

+ Trong hành động..........

Em có tán thành cách bố cục ấy không? Em hãy điền thêm nội dung vào những chỗ bỏ trống cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Bố cục phần Thân bài nêu trên là chặt chẽ và hợp lí.

b. Em bổ sung như sau vào những chỗ bỏ trống:

- Nghĩa của từ “xuân” được dùng trong mỗi dòng thơ: khác nhau, ở câu trên là một danh từ chỉ mùa, ở câu dưới là tính từ chỉ sức sống, sự tươi trẻ, đẹp đẽ.

- Nghĩa chung hai dòng thơ của Bác: việc trồng cây rất có ý nghĩa với việc kiến thiết, xây dựng hình ảnh, vẻ đẹp của đất nước.

- Mùa xuân là “Tết trồng cây” vì: thời tiết, khí hậu của mùa xuân tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây cối.

- “Tết trồng cây” lại có thể “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, vì: nó khiến cho đất nước trở nên tươi trẻ, xinh đẹp hơn.

- Thực hiện lời dạy của Bác, chúng ta cần: ra sức, chung tay tạo nên một cuộc sống xanh, trồng, chăm sóc và bảo vệ màu xanh của thiên nhiên đất nước.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.