Giải VBT ngữ văn 7 bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận


Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4 Tìm hiểu chung về văn nghị luận trang 11 VBT Ngữ văn 7 tập 2.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 11 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.

a) Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao? 

b) Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?

c) Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao? 

Lời giải chi tiết:

a) Đây chính là một văn bản nghị luận, vì:

- Vấn đề để nêu ra bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã hội: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

- Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã sử dụng khá nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình.

b)

- Tác giả đề xuất ý kiến: Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu, cần tạo thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu từ những việc nhỏ nhất.

- Những dòng văn sau thể hiện ý kiến trên: “Tạo được thói quen tốt rất khó, nhưng nhiễm thói xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.

- Lí lẽ và dẫn chứng:

Thói quen tốt

Thói quen xấu

Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, …

Hút thuốc lá, gạt tàn bừa bãi, vứt rác bừa bãi, ném chai vỡ ra đường, …

c) Bài văn nghị luận nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế. Em tán thành với ý kiến của bài vì những ý kiến đó đều rất đúng và hợp lí.

Quảng cáo
decumar

Câu 2

Câu 2 (trang 12 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Bài văn (Tr. 10-11 SGK Ngữ văn 7 tập 2) là văn bản tự sự hay nghị luận.

Lời giải chi tiết:

Đây là văn bản nghị luận vì bàn về 2 cách sống: cách sống cá nhân và cách sống chia sẻ, hòa nhập.

- Cách sống cá nhân: cách sống thu mình, không quan hệ, giao lưu.

- Cách sống chia sẻ, hòa nhập: cách sống mở rộng, chia sẻ với mọi người => tâm hồn con người mới tràn ngập niềm vui.

Câu 3

Câu 3 (trang 12 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Dưới đây là phần đầu của câu chuyện có nhan đề: Không nhận cá (trang 12 VBT). Theo em, như thế có phải là Công Nghi Hưu đã nghị luận không? Nếu đúng là Công Nghi Hưu đã nghị luận thì ông nghị luận để thuyết phục ai? Công Nghi Hưu đã thuyết phục người đó bằng những lí lẽ nào?

Lời giải chi tiết:

a. Công Nghi Hưu đã nghị luận.

b. Công Nghi Hưu nhằm thuyết phục người em về chuyện mình không nhận cá là chuyện đúng đắn, nên làm, có lợi ích lâu dài thay vì cái lợi trước mắt.

c. Công Nghi Hưu đã thuyết phục người đó bằng các lí lẽ:

- Biếu cá ắt để nhờ vả.

- Nhận lời nhờ vả có thể làm trái phép nước khiến bản thân mất chức quan.

- Mất chức quan thì sẽ có thể chẳng bao giờ có cá để ăn nữa.

Câu 4

Câu 4 (trang 13 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Em hãy đọc kĩ các đoạn trích dưới đây (trang 13 VBT). Hãy cho biết: Trong các đoạn trích trên, đoạn nào thuộc văn bản nghị luận? Em căn cứ vào đâu để xác định đoạn đó đúng là văn nghị luận, còn những đoạn khác thì không phải?

Lời giải chi tiết:

a. Theo em, đoạn trích B là đoạn nghị luận.

b. Bởi vì:

- Đoạn trích B nêu ý kiến cần làm sáng tỏ (luận điểm): Con người ta là một cây sậy mềm yếu nhưng có tư tưởng.

- Các luận cứ để làm sáng tỏ cho luận điểm:

+ Con người là cây sậy mềm yếu: một chút hơi nước, một giọt nước cũng đủ làm chết nó.

+ Con người là cây sậy dù mềm yếu nhưng có tư tưởng: khi chết thì nó ý thức được rằng mình chết.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 4 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.