Giải VBT ngữ văn 7 bài Đại từ>
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Đại từ trang 45 VBT ngữ văn 7 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 45 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
a. Hãy xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng dưới đây.
b. Nghĩa của đại từ mình trong câu: "Cậu giúp đỡ mình với nhé" có gì khác với nghĩa của đại từ mình trong câu ca dao.
Phương pháp giải:
a. Ôn lại định nghĩa về ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba, về số ít, số nhiều; tìm các đại từ trỏ người, sự vật điền vào ô thích hợp về ngôi và số.
- Chú ý: không điền các danh từ được dùng như đại từ xưng hô: ông, bà, anh, em... vào bảng.
b. Tìm xem từ "mình" ở hai câu đã cho khác nhau về ngôi, về số hay về sắc thái tình cảm.
Lời giải chi tiết:
a. Xếp các đại từ vào bảng:
Số Ngôi |
Số ít |
Số nhiều |
1 |
Tôi, tao, tớ |
Chúng tôi, chúng ta, chúng tớ |
2 |
Mày, mi |
Chúng mày, bọn mi |
4 |
Nó, hắn |
Chúng nó, họ |
b. Xác định nghĩa của đại từ mình:
- Cậu giúp đỡ mình nhé!: ngôi thứ nhất.
- Mình về … cười: ngôi thứ ba
Câu 2
Câu 2 (trang 45 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Trong các câu sau đây, câu nào có từ in nghiêng là danh từ được dùng như đại từ xưng hô?
a. Mẹ của Nam là giáo viên.
b. Mẹ nhớ về sớm nhé!
c. Anh nên giúp đỡ các em này!
d. Anh tôi lớn hơn tôi 4 tuổi.
e. Tôi nhớ mãi lời dạy bảo của ông tôi.
g. Ông có cần mua cuốn sách đó nữa không ạ?
Phương pháp giải:
Danh từ được dùng như đại từ xưng hô khi cần trỏ một ngôi nhất định, thường dùng trong đối thoại. KHi trả lời chỉ cần ghi kí hiệu chữ cái của câu.
Lời giải chi tiết:
Trong những câu trên, các câu (b), (c), (g) có từ in nghiêng là danh từ được dùng như đại từ xưng hô.
Câu 3
Câu 3 (trang 46 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Đặt câu với mỗi đại từ: ai, sao, bao nhiêu, thế nào có nghĩa trỏ chung.
Phương pháp giải:
Ai, sao, bao nhiêu, thế nào là đại từ để hỏi nhưng cũng có khi dùng để trỏ chung.
Ví dụ:
- Hôm ấy ở nhà, ai cũng vui.
- Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- Thế nào anh cũng đến nhé!
Lời giải chi tiết:
Đặt câu:
- Ai: Ai cũng phấn khởi cho chuyến du lịch này.
- Sao: Có ra sao thì anh ta vẫn sẽ đến đúng hẹn.
- Bao nhiêu: Bao nhiêu là hoa cỏ nở rộ cả con đường.
- Thế nào: Không biết kì thi ngày mai sẽ thế nào đây!
Câu 4
Câu 4 (trang 46 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, em nên xưng hô thế nào cho lịch sự? Ở trường lớp em có trường hợp xưng hô thiếu lịch sự không?
Phương pháp giải:
Câu hỏi có 3 phần: em nên xưng hô thế nào cho lịch sự (gọi bạn, cậu...; xưng tôi, mình...); liên hệ với thực tế, ở trường, ở lớp em có hiện tượng thiếu lịch sự không; cách ứng xử đối với hiện tượng đó.
Lời giải chi tiết:
- Đối với bạn ở lớp, cùng lứa tuổi, em nên xứng là cậu – tớ, cậu – mình.
- Ở trường, ở lớp em vẫn còn tồn tại hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự.
- Theo em, đối với sự xưng hô thiếu lịch sự đó cần phải được nhắc nhở và chấn chỉnh.
Câu 5
Câu 5 (trang 46 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Tố Hữu viết:
Người là cha là bác là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Người ở đây là đại từ mang sắc thái ý nghĩa gì? Em hãy đặt một câu có đại từ Người mang sắc thái ý nghĩa như Tố Hữu đã dùng.
Phương pháp giải:
Liên hệ với thái độ, tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với chủ tịch Hồ Chí Minh để hiểu sắc thái tình cảm của Người trong câu thơ Tố Hữu.
Lời giải chi tiết:
- Từ Người trong câu thơ của Tố Hữu mang sắc thái ý nghĩa: tôn kính, kính trọng, yêu mến.
- Câu em đặt: Có lẽ thế giới chưa từng có vị lãnh tụ nào lại giản dị và thanh cao giống như Người - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm