Giải VBT ngữ văn 7 bài Bố cục trong văn bản>
Giải câu 1, 2, 3 bài Bố cục trong văn bản trang 18 VBT ngữ văn 7 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 18 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Hãy ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy, theo em, đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác được không?
Phương pháp giải:
Nói đến bố cục văn bản là nói đến sự sắp xếp, bố trí các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch, hợp lí nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Ba phần lớn của văn bản là: Mở bài, thân bài, kết bài. Vì vậy, thực hiện bài tập này, các em phải tìm 3 phần trên và nội dung của chúng. Phần thân bài có những đoạn nào và nội dung mỗi đoạn. Sau đó xem xét cách sắp xếp đó có hợp lí không, đã thể hiện được mục đích của văn bản chưa. Cuối cùng hãy suy nghĩ xem có cách sắp xếp nào khác.
Lời giải chi tiết:
Bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”:
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “hiếu thảo như vậy”): Cảnh hai anh em chia đồ chơi.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “trùm lên cảnh vật”): Thủy chia tay lớp học.
- Đoạn 3 (Còn lại): Hai anh em chia tay nhau.
⟹ Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí. Có thể kể câu chuyện ấy theo trình tự thời gian (quá khứ đến hiện tại…)
Câu 2
Câu 2 (trang 19 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Có một bạn được phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định viết bản báo cáo theo một bố cục ba phần (SGK, tr. 30, 31). Bố cục trên đó đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Theo em có thế bổ sung thêm điều gì?
Một bạn học sinh dự định viết văn bản báo cáo kinh nghiệm học tại Hội nghị học tốt của trường như sau:
(I) Mở bài: Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham đi Hội nghị.
(II) Thân bài:
(1) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trên lớp.
(2) Nêu rõ bản thân đã học thế nào ở nhà.
(3) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trong cuộc sông.
(4) Nêu thành tích trong hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.
(III) Kết bài: Chúc Hội nghị thành công.
Phương pháp giải:
Đối chiếu bố cục báo cáo của bạn học sinh ấy xem đã trình bày các kinh nghiệm học tập của mình chưa? Các tiêu đề có thật phù hợp với báo cáo kinh nghiệm không? Có dễ bị lạc vào tình trạng kể lể các việc đã làm hay không? Có điểm nào không phải là kinh nghiệm? Trên cơ sở nhận xét đó, các em có thể chỉnh lại cách đặt tiêu đề cho phù hợp với mục đích của văn bản, bổ sung nội dung cần thiết và bớt các nội dung không cần thiết.
Lời giải chi tiết:
Bố cục trên chưa hợp lí. Bổ sung như sau:
- Mở bài: thêm phần giới thiệu họ tên, đề tài báo cáo sau lời chào.
- Thân bài: không nên cho mục (4).
- Kết bài: khái quát lại những kinh nghiệm học tập đã trình bày.
Câu 3
Câu 3 (trang 20 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Em chọn bố cục nào trong hai bố cục sau của phần Thân bài miêu tả cảnh đẹp Hạ Long? Tại sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc kĩ hai bố cục của phần thân bài, xem bố cục nào sắp xếp có lớp lang, có cơ sở thống nhất, không bị lặp lại. Bố cục nào thỏa mãn các yêu cầu trên sẽ được chọn.
Lời giải chi tiết:
- Em chọn bố cục (B)
- Vì: lựa chọn bố cục này, các ý được sắp xếp có cơ sở thống nhất (miêu tả từng thành tố trong cảnh đẹp Hạ Long), các ý không bị lặp lại, trùng lặp với nhau.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm