Giải VBT ngữ văn 7 bài Làm thơ lục bát>
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Làm thơ lục bát trang 130 VBT ngữ văn 7 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 130 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Cho mô hình luật của hai câu thơ lục bát như trong phần Ghi nhớ ở tr. 156, SGK.
Tiếng Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
6 |
- |
B |
- |
T |
- |
BV |
|
|
8 |
- |
B |
- |
T |
- |
BV |
- |
BV |
(Quy ước thể hiện: B: bằng T: trắc V: vần)
Dựa vào mô hifh trên và toàn bộ phần Ghi nhớ, nêu lại đầy đủ luật thơ lục bát về các điểm sau:
a) Số chữ trong câu
b) Luật bằng trắc
c) Luật gieo vần (Nếu có bốn câu thơ lục bát thì quan hệ về vần giữa hai câu thơ trên và hai câu thơ dưới như thế nào?)
d) Quan hệ về thanh giữa tiếng thứ hai và tiếng thứ tư
e) Quan hệ về thanh giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu 8
Lời giải chi tiết:
a) Lục nghĩa là "sáu", bát nghĩa là "tám", bởi vậy câu lục sẽ có sáu chữ, câu bát có tám chữ
b)
- Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 (vị trí lẻ) gieo thanh ngang (không dấu)
- Tiếng thứ tư ở câu 6 cũng như ở câu 8 có trắc, còn các tiếng 2, 6, 8 đều có thanh bằng
c) Vần gieo ở vị trí thứ 6 của câu 6, ở vị trí thứ 6 và 8 của câu 8. Nếu có bốn câu thơ lục bát thì tiếng cuối của câu 8 hiệp vần với tiếng cuôi của câu 6 tiếp theo
d) Tiếng thứ tư thường có thanh trắc song trường hợp ngoại lệ nếu tiếng thứ 2 có thanh trắc thì tiếng thứ 4 sẽ mang thanh bằng
e) Trong câu 8, nếu tiếng thứ sáu có thanh ngang (không dấu) thì tiếng thứ 8 có thanh bằng (thanh huyền) và ngược lại
Câu 2
Câu 2 (trang 132 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Công thức thơ lục bát như trên là thông lệ (còn gọi là thường lệ, chính lệ). Không ít trường hợp, đặc biệt trong ca dao, còn có biến thể hoặc ngoại lệ. Hãy chỉ ra những chỗ không đúng công thức trong những câu ca dao và những câu thơ sau bằng cách gạch chân các chữ đó.
- Ơn cha ngặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
(Ca dao)
- Sông nào bên đục, bên trong
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
(Ca dao)
- Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
(Ca dao)
- Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô...
(Ca dao)
- Người quốc sắc, kẻ thiên tài...
(Truyện Kiều)
- Mai cốt cách, tuyết tinh thần...
(Truyện Kiều)
- Nền phú hậu, bậc tài danh
(Truyện Kiều)
- Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi
(Ca dao)
Lời giải chi tiết:
- Ơn cha ngặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
(Ca dao)
- Sông nào bên đục, bên trong
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
(Ca dao)
- Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
(Ca dao)
- Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô...
(Ca dao)
- Người quốc sắc, kẻ thiên tài...
(Truyện Kiều)
- Mai cốt cách, tuyết tinh thần...
(Truyện Kiều)
- Nền phú hậu, bậc tài danh
(Truyện Kiều)
- Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi
(Ca dao)
Câu 3
Câu 3 (trang 133 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài luyện tập 2, tr. 157, SGK
Lời giải chi tiết:
a)
Vườn em cây quý đủ lời,
Có cam, có quýt, có xoài, có na
b)
Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày
Câu 4
Câu 4 (trang 133 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Dựa vào bản dịch nghĩa của một trong các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã học (Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Xa ngắm thác núi Lư...) để dịch thành một bài thơ lục bát
Lời giải chi tiết:
Dịch thành thể lục bát bài thơ Sông núi nước Nam:
Sông núi nước Nam có vua
Giới phận đã định ở ngay sách trời
Cớ sao xâm phạm giặc ơi
Chúng bay sẽ bại ở nơi đất này.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm