Giải VBT ngữ văn 7 bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận>
Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4 Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận trang 36 VBT Ngữ văn 7 tập 2.
Câu 1
Câu 1 (trang 36 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Lập luận trong lời ăn tiếng nói hằng ngày (lập luận trong đời sống) và lập luận trong văn nghị luận có gì giống và khác nhau?
Lời giải chi tiết:
a. Lập luận trong đời sống và trong văn nghị luận giống nhau ở chỗ: đều dùng các luận cứ, luận điểm, cách lập luận để thuyết phục người khác tin tưởng, đồng tình với quan điểm của mình.
b. Sự khác nhau giữa lập luận trong đời sống và trong bài văn nghị luận:
- Trong văn nghị luận, những vấn đề nghị luận thường khái quát và mang tính xã hội cao hơn nên hệ thống luận điểm được đưa ra đòi hỏi phải logic, chặt chẽ, đầy đủ và cụ thể hơn.
Câu 2
Câu 2 (trang 36 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Viết tiếp kết luận cho các luận cứ đã cho.
Lời giải chi tiết:
a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta ra ngoài công viên chơi đi.
b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, đầu óc cứ rối tung lên.
c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, họ cứ nghĩ như thế là hay lắm.
d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh chị thì phải gương mẫu chứ.
e) Cậu này ham bóng đá thật chẳng để ý đến học hành gì cả.
Câu 3
Câu 3 (trang 37 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Em đã đọc truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" và "Ếch ngồi đáy giếng". Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.
Lời giải chi tiết:
* Ếch ngồi đáy giếng:
- Luận điểm: Chớ nên tự cao, tự đại.
- Luận cứ:
+ Thế nào là tự cao tự đại?
+ Vì sao không nên tự cao tự đại?
+ Biểu hiện, dẫn chứng.
* Thầy bói xem voi:
- Luận điểm: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện.
- Luận cứ:
+ Giải thích thế nào là cái nhìn toàn diện?
+ Không nên nhìn phiến diện vì sao?
+ Biểu hiện trong đời sống, dẫn chứng.
Câu 4
Câu 4 (trang 37 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm luận cứ cho các kết luận (luận điểm) sau.
Lời giải chi tiết:
a. Mỗi người hãy biết quý thời gian:
- Quỹ thời gian của mỗi người là có hạn, một đi không trở lại.
- Phí phạm thời gian chúng ta sẽ phí hoài cuộc đời của mình, đánh mất giá trị, ý nghĩa cuộc sống.
- Phải biết quý trọng thời gian để tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa.
b. Khi còn trẻ tuổi, mỗi người hãy gắng sức học tập:
- Khi còn trẻ là khi con người ta có nhiều năng lượng, dễ tiếp thu, dễ học hỏi.
- Học tập khiến một người trẻ trở nên toàn diện, trưởng thành và tự tin hơn.
- Khi còn trẻ tuổi, cố gắng học tập sẽ giúp chúng ta mở rộng tương lai của mình.
c. Hãy giữ gìn nguồn nước sạch:
- Nguồn nước vô cùng quan trọng với đời sống con người.
- Nguồn nước đang bị ô nhiễm, bị hủy hoại.
- Giữ gìn nguồn nước sạch là bảo vệ tính mạng, tương lai của chính chúng ta.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm