Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh


Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh trang 96 VBT ngữ văn 7 tập 1.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 96 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

 

Cả bài thơ (kể cả nhan đề) chỉ dùng 23 chữ mà thực tế chỉ có 19 chữ (vì có bốn chữ được dùng hai lần: minh, nguyệt, đầu, tứ và đọc khác nhau nhưng viết giống nhau). 18 trong số 19 chữ này khi sang tiếng Việt đã trở thành yếu tố Hán Việt thông dụng song trong Bảng tra yếu tố Hán Việt ở cuối SGK Ngữ văn 7, tập hai, chỉ mới có 2 yếu tố được đưa vào là dạ và nguyệt. Em hãy chỉ ra thêm ít nhất 2 chữ trong bài thơ đã trở thành yếu tố Hán Việt thông dụng và sau đó tìm cho mỗi yếu tố ít nhất 2 từ ngữ chứa nó.

Lời giải chi tiết:

a) địa => địa chất, thổ địa, địa lí

b) cố => cố hương, cố nhân

c) minh => minh bạch, minh mẫn

d) thượng => thượng nguồn, thượng hạng

Câu 2

Câu 2 (trang 96 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 1, tr. 124, SGK

Lời giải chi tiết:

Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình:

+ Hình ảnh ánh trăng xuất hiện ở “sàng tiền” thể hiện sự thao thức, trăn trở không ngủ được của nhà thơ: Lí Bạch yêu trăng, nhớ quê

+ Câu thơ thứ 2: Ánh trăng tràn ngập không gian đồng nghĩa với việc vị trí ngắm trăng thay đổi từ sàng tiền tới song tiền: tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến

⇒ Hai câu thơ đầu, từ cảnh nhận ra tình

- Hai câu thơ sau: nỗi niềm nhớ cố hương hiện hữu rõ nét

+ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng: Vầng trăng thanh tĩnh, sáng dịu hiền hiện ra, đây là đêm trăng đẹp nhưng yên tĩnh

→ Mối quan hệ nhân quả giữa cảnh và tình tác động qua lại: Vì trăng sáng nên không ngủ được, không ngủ được càng thấy trăng sáng hơn, đẹp hơn

Câu 3

Câu 3 (trang 97 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 3, tr. 124, SGK

Lời giải chi tiết:

Qua việc sử dụng bốn động từ, ta có thể thấy sự thống nhất, liền mạch trong suy tư cảm xúc của nhà thơ vì giữa các động từ có tác dụng liên kết, làm cho mạch cảm xúc thống nhất, liền mạch, diễn tả hành động, tâm trạng của nhân vật trữ tình - nhà thơ.

Câu 4

Câu 4 (trang 98 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Trong việc xây dựng tứ thơ của bài Tĩnh dạ tứ, Lí Bạch đã tiếp thu ảnh hưởng của bài dân ca sau đây:

     Thu phong nhập song lí

          La trướng khởi phiêu dương

        Cử đầu khán minh nguyệt

Kí tình thiên lí quang

                                (Tí dạ thu ca)

Dịch nghĩa:

Gió thu vào trong cửa sổ

                                                           Màn lụa bay tứ tung

   Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

             Gửi tình theo ánh sáng nghìn dặm

                                         (Bài ca thu lúc nửa đêm)

Tạm dịch thơ:

Luồng gió thu thổi ào qua cửa

   Vào phòng the, màn lụa bay tung

           Ngẩng đầu nhìn ngắm vầng trăng

       Gửi tình theo ánh sáng ngàn dặm xa...


Hãy so sánh bài Tĩnh dạ tứ với bài dân ca nói trên để chỉ ra một số điểm sáng tạo của Lí Bạch.

Lời giải chi tiết:

a) Những sự giống nhau giữa hai bài thơ này:

- Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh, hai câu thơ sau thiên về tả tình

- Cảnh vật tác động đến tâm trạng của nhà thơ

- Cử chỉ của nhân vật trữ tình: "Cử đầu khán minh nguyệt" - ngẩng đầu nhìn trăng

b) Những sự sáng tạo của Lí Bạch thể hiện trên các mặt:

- Nội dung: nhấn mạnh nỗi nhớ, tình cảm với quê hương

- Nghệ thuật: sự giao thoa nhịp nhàng giữa cảnh và tình trong hai câu thơ, tác giả còn vận dụng tứ thơ "vọng nguyệt hoài hương".

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.