Giải VBT ngữ văn 7 bài Sau phút chia li


Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Sau phút chia li trang 71 VBT ngữ văn 7 tập 1.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 71 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thể thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.

Phương pháp giải:

a. Đọc kĩ phần sau của chú thích (*)

b. Ghi tất cả các chữ (kèm theo kí hiệu dấu thanh) nằm trong hệ thống gieo vần vào mô hình của một khổ thơ của đoạn trích để nhận diện thể thơ.

Lời giải chi tiết:

+ Khổ thứ nhất:

      xa - B; gió - T

      cũ - T; chăn - B

      ngăn - B

      ngàn - B; xanh -B

+ Khổ thứ hai:

      còn - B; lại - T

      hãy - T; sang - B

      Dương - B

      Tương - B; trùng - B

Quảng cáo
decumar

Câu 2

Câu 2 (trang 71 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?

Phương pháp giải:

a. Phân tích tác dụng của phép đối kết hợp với điệp ngữ "thì" trong việc xác nhận một sự thực cay đắng "sau phút chia ly". Ở trong hai câu đầu, cả câu 1 và 2 đối nhau chứ không phải chỉ có hai vế Chàng thì đi - thiếp thì về.

b. Trong hai câu tiếp theo, cần chú ý sắc thái biểu cảm của cụm từ "đoái trông" và các từ chỉ màu sắc của cảnh vật được miêu tả.

c. Bốn hình ảnh được sử dụng trong các câu 1, 2 và 4 trong khổ thơ đầu đều có thể xem là cảnh thực song đồng thời và chủ yếu là những ẩn dụ nên mối sầu chia ly được biểu hiện càng thêm mênh mông, sâu thẳm.

Lời giải chi tiết:

Nỗi sầu chia li được gợi tả một cách sâu sắc, sinh động nhờ:

a. Phép đối: Chàng thì đi - Thiếp thì về / cõi xa mưa gió - buồng cũ chiếu chăn.

b. Xây dựng được các hình ảnh:

    + cõi xa mưa gió

    + buồng cũ chiếu chăn

    + tuôn màu mây biếc

    + trải ngàn núi xanh

Câu 3

Câu 3 (trang 72 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?

Phương pháp giải:

a. Phép đối và điệp ngữ ở khổ thứ hai còn được sử dụng nhiều hơn ở khổ thứ nhất.

b. Phép đối được dùng trong cả 4 câu và hình thức đa dạng hơn ở khổ thứ nhất. Điệp ngữ dùng nhiều nhưng không nhàm chán do vị trí, chức năng của chúng có thay đổi.

Lời giải chi tiết:

Trong khổ thơ thứ hai, nỗi sầu của người chinh phụ được gợi tả một cách mạnh mẽ hơn nhờ:

- Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang.

- Phép điệp từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương làm cho nỗi sầu như tăng thêm, nỗi nhớ càng thêm dai dẳng, đau đớn.

=> Phép điệp được sử dụng dưới nhiều dạng thức đa dạng, các yếu tố lặp liên tục được thay đổi vị trí tạo sự đa nghĩa, tính liên tục nối kết cho cảm xúc thơ.

Câu 4

Câu 4 (trang 72 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Phân tích tác dụng của phép đối và phép điệp ở khổ thơ thứ ba trong việc làm nổi bật nỗi sầu của người chinh phụ.

Phương pháp giải:

a. Cần thấy sự linh hoạt trong việc sử dụng phép đối ở khổ thơ này: chữ "mà" ở giữa câu thứ nhất làm gia tăng sự đối lập của hai vế trong câu, bên cạnh sự đối lập về chữ còn có sự đối lập về ý.

b. Vì đây là khổ thơ cuối, nên khi phân tích tác dụng của phép điệp ngữ, cần liên hệ với hai khổ thơ trên. 

Lời giải chi tiết:

Phép đối và phép điệp ngữ ở khổ thơ thứ ba đã có tác dụng rất quan trọng trong việc làm nổi bật nỗi sầu của người chinh phụ:

- Phép đối: cùng trông lại - cùng chẳng thấy/ chẳng thấy - thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

→ Đặc tả khoảng cách chia li ngàn trùng xa xôi giữa người chinh phu và người chinh phụ. Người ở lại và người ra đi không thể trông thấy nhau, chỉ có khoảng không bao la khiến con người càng trở nên cô độc, nhỏ bé giữa đau buồn của sự chia cách.

- Phép điệp: thấy, ngàn dâu.

→ Phép điệp chuyển tiếp (điệp ngữ liên hoàn) khiến cảm xúc như giăng mắc cả khổ thơ, phép lặp đã giúp cho mạch cảm xúc thơ chảy tràn từ câu thơ này sang câu thơ khác.

Câu 5

Câu 5 (trang 73 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đọan thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?

Phương pháp giải:

a. Trong suốt đoạn trích, không có câu nào không có điệp ngữ. Tuy nhiên cần chọn và phân tích các điệp ngữ tiêu biểu.

b. Trong đoạn trích, chỉ có 2 kiểu điệp ngữ: cách quãng và chuyển tiếp

Lời giải chi tiết:

Điệp ngữ

Kiểu điệp ngữ

Tác dụng

Hàm Dương

Điệp ngữ chuyển tiếp (liên hoàn/ vòng)

Nhấn mạnh sự chia cách giữa chinh phu và chinh phụ

Tiêu Dương

Điệp ngữ chuyển tiếp (liên hoàn/ vòng)

Nhấn mạnh sự chia cách giữa chinh phu và chinh phụ

thấy

Điệp ngữ liên hoàn

Nhấn mạnh cảm xúc đau buồn, nhung nhớ, cô đơn của người chinh phụ

ngàn dâu

Điệp ngữ liên hoàn

Nhấn mạnh cảm xúc đau buồn, nhung nhớ, cô đơn của người chinh phụ

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 8 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.