Giải VBT ngữ văn 7 bài Tiếng gà trưa>
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 bài Tiếng gà trưa trang 125 VBT ngữ văn 7 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 125 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1, tr. 151, SGK
Lời giải chi tiết:
- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ tiếng gà buổi trưa, một âm thanh quen thuộc, bình dị mà tác giả nghe được trên đường hành quân.
- Mạch cảm xúc trong bài thơ đi từ hiện tại – quá khứ – tương lai.
Câu 2
Câu 2 (trang 125 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 2, tr. 151, SGK
Lời giải chi tiết:
- Những hình ảnh và kỉ niệm trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa:
+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
+ Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
+ Hình ảnh bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu từng quả trứng để có tiền mua cho cháu bộ quần áo mới.
- Biểu hiện tình cảm đó là: tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một đứa trẻ và tình cảm yêu quý, trân trọng của người bà dành cho đứa cháu.
Câu 3
Câu 3 (trang 126 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 3, tr. 151, SGK
Lời giải chi tiết:
Cảm nhận về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu:
- Bà hiện lên với hình ảnh chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm bà cháu thật sâu nặng, thiêng liêng tha thiết, không dễ gì quên được. Chính vì vậy, người cháu đi xa vẫn luôn luôn nhớ về những kỉ niệm đẹp đó.
Câu 4
Câu 4 (trang 126 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 4, tr. 151, SGK
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ làm theo thể 5 tiếng nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt về số câu trong mỗi khổ, cách gieo vần phù hợp với tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Câu thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại 4 lần, mở đầu cho 4 đoạn thơ. Mỗi lần lặp lại, câu thơ lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời thơ ấu, nó vừa như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Câu 5
Câu 5 (trang 126 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Em hiểu như thế nào về khổ thơ cuối bài: "Cháu chiến đấu hôm nay... Ổ trứng hồng tuổi thơ"?
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã thể hiện được động lực chiến đấu của người lính. Thật vậy, khổ thơ như những lời bộc bạch trực tiếp của người lính đối với bà của mình về những động lực mà anh đang giữ gìn. Bằng biện pháp tu từ điệp ngữ "Vì" và biện pháp liệt kê, người lính đã kể ra được những mục đích và động lực ra trận của mình. Đó là tình yêu của anh với tổ quốc, tình yêu của với xóm làng, tình yêu và biết ơn bà, vì tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Người lính ra trận ngày hôm nay không những vì lòng yêu tổ quốc tha thiết của mình, mà còn là vì tình yêu đối với xóm làng. Nhưng quan trọng nhất, anh ra đi để thể hiện tình yêu thương và biết ơn bà của mình, để giữ gìn những kỷ niệm thời thơ ấu bên bà, bên tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Hình ảnh "ổ trứng hồng tuổi thơ" là hình ảnh giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng, xúc động vì những kỷ niệm đó là những kỷ niệm thơ ấu bình yên của anh bên người bà kính yêu của mình. Giờ đây, những tình yêu đối với tổ quốc-xóm làng và những kỷ niệm ấu thơ bên bà, bên ổ trứng hồng chính là hành trang ra trận, là thứ mà anh quyết bảo vệ khỏi sự xâm lăng của kẻ thù. Tóm lại, khổ thơ cuối là những động lực chiến đấu của người lính và tình yêu mà anh dành cho bà, cho tổ quốc, cho xóm làng và cho những kỷ niệm tuổi thơ.
Câu 6
Câu 6 (trang 127 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài luyện tập 2, tr. 151, SGK
Lời giải chi tiết:
Gợi ý: Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm