Giải VBT ngữ văn 7 bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo)


Giải câu 1, 2, 3 bài Ôn tập tác phẩm trữ tình trang 152 VBT ngữ văn 7 tập 1.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 166 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 1, tr. 193, SGK

Lời giải chi tiết:

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

- Phân loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Hiện tượng từ đồng nghĩa (nhiều từ cùng biểu thị một sự vật, họat động, tính chất) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ của nó trong thực tế khách quan.

Câu 2

Câu 2 (trang 166 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 2, tr. 193, SGK

Lời giải chi tiết:

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Câu 3

Câu 3 (trang 166 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 3, tr. 193, SGK

Lời giải chi tiết:

: từ đồng nghĩa là "nhỏ", từ trái nghĩa là "to", "lớn",...

  thắng: từ đồng nghĩa là "được", từ trái nghĩa là "thua", "thất bại"...

chăm chỉ: từ đồng nghĩa là "siêng năng", "cần cù",... từ trái nghĩa là" "lười biếng", "lười nhác",...

Câu 4

Câu 4 (trang 167 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 4, tr. 193, SGK

Lời giải chi tiết:

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.

- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:

+ Trong từ nhiều nghĩa (một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hoạt động, tính chất; biểu thị nhiều khái niệm), các nghĩa của từ có mối quan hệ với nhau

+ Trong từ đồng âm, các từ vốn là những từ hoàn toàn khác nhau, không có mối quan hệ nào giữa chúng.

Câu 5

Câu 5 (trang 167 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 5, tr. 193, SGK

Lời giải chi tiết:

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định để biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Thành ngữ có giá trị tương đương từ. Do đó, về cơ bản, nó có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp giống như từ (làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu; làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ...).

Câu 6

Câu 6 (trang 167 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 6, tr. 193, SGK

Lời giải chi tiết:

- Bách chiến bách thắng.

- Bán tín bán nghi.

- Kim chi ngọc diệp.

- Khẩu Phật tâm xà.

Mẫu: Độc nhất vô nhị (Có một không hai).

Gợi ý trả lời:

- Trăm trận trăm thắng.

- Nửa tin nửa ngờ.

- Cành vàng lá ngọc.

- Miệng nam mô bụng một bồ dao găm.

Câu 7

Câu 7 (trang 168 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 7, tr. 194, SGK

Lời giải chi tiết:

- đồng không mông quạnh

- còn nước còn tát

- mũi dại, lái chịu đòn

- tiền rừng bạc bể, nứt đổ đổ vách

Câu 8

Câu 8 (trang 168 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 8, tr. 194, SGK

Lời giải chi tiết:

- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

- Phân loại: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Câu 9

Câu 9 (trang 169 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Em hãy cho biết:

a) Câu danh ngôn có sử dụng điệp ngữ của Lê-nin nói về sự học tập

b) Câu danh ngôn có sử dụng điệp ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về sự đoàn kết

Lời giải chi tiết:

a) Câu của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi

b) Câu cảu Chủ tích Hồ Chí Minh:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.

Thành công, thành công, đại thành công.

Câu 10

Câu 10 (trang 169 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Thế nào là chơi chữ?

Lời giải chi tiết:

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Câu 11

Câu 11 (trang 169 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Câu chuyện vui sau đây được xây dựng dựa vào hiện tượng gì của ngôn ngữ?

Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở nhà một bà già giàu nhưng keo kiệt. Bữa cơm nào bà cũng chỉ cho thầy ăn sét bát cơm thôi.

Một hôm, trời sấm sét rất dữ. Bà chủ nhà run lập cập, còn thầy đồ thản nhiên như không.

Bà ngjax nhiên hỏi:

- Thầy không sợ sét sao?

Thầy đồ đáp:

- Tôi không sợ sét của trời, chỉ sợ sét của bà thôi. Cứ mỗi ngày ba sét thì tôi cũng đến chết đói mất.

(Theo Lê Trung Hoa - Hồ Lê, Thứ chơi chữ)

Lời giải chi tiết:

Dựa vào hiện tượng đồng âm

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí