Giải VBT ngữ văn 7 bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)>
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Chương trình địa phương (tiếp theo) trang 162 VBT ngữ văn 7 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 170 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
Phương pháp giải:
Đề tài bài viết do học sinh tự chọn. Chú ý viết đúng các chữ và dấu thanh dễ mắc lỗi do ảnh hưởng của tiếng địa phương
Lời giải chi tiết:
Quê hương anh nước mặt đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí, Chính Hữu)
Câu 2
Câu 2 (trang 170 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
a) Điền chữ x hoặc s vào chỗ trống: ...ử lí, ...ủ dụng, giả ...ử, xét ...ử.
b) Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ được in đậm:
tiêu sử, tiêu trừ, tiêu thuyết, tuần tiêu
c) Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
(trung, chung): ... sức, ... thành, thủy ..., ... đại
(mãnh, mảnh): mỏng ..., dũng ..., ... liệt, ... trăng
Phương pháp giải:
Nhớ lại cách viết của các từ ngữ này mà em đã gặp trên sách báo. Chú ý về nghĩa của tiếng và từ khi lựa chọn đáp án.
Lời giải chi tiết:
a) xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử
b) tiểu sử, tiêu trừ, tiểu thuyết, tuần tiêu
c)
chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại
mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng
Câu 3
Câu 3 (trang 171 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
a) Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng ch (cá chép) hoặc đầu bằng tr (cá trắm)
b) Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái, chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, phụ âm đầu và phần vần giống nhau.
c) Tìm từ hoặc cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc có gi có nghĩa như sau:
- Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên
- Tàn ác, vô nhân đạo
- Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người ta biết
Phương pháp giải:
Căn cứ vào yêu cầu về nội dung và yêu cầu về chính tả để tìm từ thích hợp. Có thể sử dụng từ điển để làm bài tập này.
Lời giải chi tiết:
a) Tên của loài cá:
- Bắt đầu bằng ch (cá chép): cá chuồn, cá chình, cá chày, cá chim...
- Bắt đầu bằng tr (cá trắm): cá trê, cá trích, cá trôi, cá trạch...
b)
Từ chứa tiếng có thanh hỏi |
Từ chứa tiếng có thanh ngã |
Nghỉ ngơi Kể lể Mệt lả Ngủ trưa |
Suy nghĩ Lễ nghi Nước lã Hàng ngũ |
c)
Nội dung của từ hoặc cụm từ |
Tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi |
Từ hoặc cụm từ |
Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên |
Giả |
Giả tạo, hàng giả, giả dối |
Tàn ác, vô nhân đạo |
Dã |
Dã man |
Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người khác biết |
Ra giơ |
Ra hiệu Giơ tay |
Câu 4
Câu 4 (trang 172 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Đặt câu với mỗi từ sau đây: giành, dành; tắt, tắc
Lời giải chi tiết:
- Chúng ta quyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
- Bà luôn để dành cho em những thứ ngon nhất.
- Phải tắt điện trước khi ra khỏi nhà.
- Đường phố Hà Nội luôn tắc đường vào giờ tan tầm.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm