Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 10 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 10 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

A. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần.

B. Chúa Trịnh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

C. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc

D. Vua Lê giành lại được thực quyền từ chúa Trịnh.

Câu 2. Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn?

A. Truông Mây

B. Tây Sơn hạ đạo

C. Tây Sơn thượng đạo

D. Phú Xuân

Câu 3. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt

B. Chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777

C. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy bị phá bỏ

D. Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân

Câu 4. Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu?

A. Đưa quân ra Bắc, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy

B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh

C. Đánh vào nam tiêu diệt quân Xiêm

D. Đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồng bằng

Câu 5. Khi kéo quân vào Gia Định, quân Xiêm đã thể hiện thái độ như thế nào?

A. Kiêu căng, hung bạo, giết người, cướp của

B. Muốn nhanh chóng rút quân về nước

C. Ra sức giúp Nguyễn Ánh khôi phục cơ đồ

D. Nhanh chóng kéo quân ra Bắc thôn tính toàn bộ Đại Viêt

Câu 6. Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)?

A. Trận Bạch Đằng

B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút

C. Trận Chi Lăng – Xương Giang

D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

Câu 7. Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “giặc nhân đức”?

A. Do chủ trương thống nhất đất nước

B. Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn

C. Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo

D. Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ

Câu 8. Nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Yêu cầu thống nhất đất nước

B. Nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm

C. Nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh

D. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong

Câu 9. Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?

A.  Quân Xiêm yếu về thủy chiến

B.  Địa hình đặt thuận lợi cho việc đặt phục binh

C.  Lợi dụng thủy triều

D. Xa căn cứ của quân Xiêm

Câu 10. Lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn có điểm gì đặc biệt?

A. Được sự ủng hộ của nhà Mãn Thanh

B. Được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu

C. Được sự ủng hộ của người Pháp

D. Được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động kể cả dân tộc thiểu số

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

B

D

A

B

C

D

B

D

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 120.

Cách giải: 

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 121.

Cách giải:

Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê - Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 122.

Cách giải: 

Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 121.

Cách giải: 

Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ, (Tây Sơn- Bình Định) rồi mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng. Nghĩa quân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 124.

Cách giải: 

Khi kéo quân vào Gia Định, quân Xiêm kiêu căng, hung bạo, mặc sức đốt phá, giết người, cướp vàng bạc trở về nước

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp:  sgk trang 124.

Cách giải:

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (tháng 1-1785) đã tiêu diệt gần hết lực lượng quân Xiêm, buộc chúng phải rút chạy về nước, cuộc kháng chiến chống quân Xiêm kết thúc thắng lợi.

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 121, suy luận.

Cách giải: 

Đi đến đâu nghĩa quân Tây Sơn cũng "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa bỏ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế. Vì thế, nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “giặc nhân đức” đối với nông dân

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 120, 121, suy luận.

Cách giải:

Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ.

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp:  sgk trang 124, suy luận.

Cách giải:

Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh

=> Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

Chọn: B

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 121, suy luận.

Cách giải:

Là một cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng phong trào Tây Sơn còn nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân lao động như thợ thủ công, thương nhân, kể cả các hào mục địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số như Chăm, Bana. Đây chính là điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn.

Chọn: D

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí