
Đề bài
Viết phương trình đường thẳng đi qua \(A\left( {1; - 1;1} \right)\) và cắt cả hai đường thẳng sau:
\(d:\left\{ \matrix{
x = 1 + 2t \hfill \cr
y = t \hfill \cr
z = 3 - t \hfill \cr} \right.\) \(d':\left\{ \matrix{
x = t \hfill \cr
y = - 1 - 2t \hfill \cr
z = 2 + t \hfill \cr} \right.\)
Lời giải chi tiết
Lấy điểm \(M\left( {1 + 2t,t,3 - 1} \right)\) nằm trên d và điểm \(M'\left( {t', - 1 - 2t',2 + t'} \right)\) nằm trên d’.
Rõ ràng \(A \notin d\) và \(A \notin d'\). Ta tìm t và t’ sao cho A, M, M’ thẳng hàng, tức \(\overrightarrow {AM} \) và \(\overrightarrow {AM'} \) cùng phương.
Ta có \(\overrightarrow {AM} = \left( {2t,1 + t,2 - t} \right);\) \(\overrightarrow {AM'} = \left( { - 1 + t', - 2t',1 + t'} \right)\).
Do đó:
$$\eqalign{
& \left[ {\overrightarrow {AM} ,\overrightarrow {AM'} } \right] \cr&= \left( {\left| \matrix{
{1 + t}\,\,\,\,\,{2 - t} \hfill \cr
- 2t'\,\,\,\,\,\,{1 + t'} \hfill \cr} \right|;\left| \matrix{
{2 - t}\,\,\,\,\,\,\,\,\,2t \hfill \cr
{1 + t'}\,\, \,\,{- 1 + t' }\hfill \cr} \right|;\left| \matrix{
2t\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{1 + t} \hfill \cr
{- 1 + t'}\,\,\,\,{ - 2t'} \hfill \cr} \right|} \right) \cr
& = \left( {1 + t + 5t' - tt'; - 2 - t + 2t' - 3tt';1 + t - t' - 5tt'} \right) \cr} $$
Hai vectơ \(\overrightarrow {AM} \) và \(\overrightarrow {AM'} \) cùng phương khi và chỉ khi \(\left[ {\overrightarrow {AM} ,\overrightarrow {AM'} } \right] = \overrightarrow 0 \) hay:
\(\left\{ \matrix{
1 + t + 5t' - tt' = 0 \hfill \cr
- 2 - t + 2t' - 3tt' = 0 \hfill \cr
1 + t - t' - 5tt' = 0 \hfill \cr} \right.\)
Khử số hạng tt’ từ các phương trình trên, ta được hệ
\(\left\{ \matrix{
5 + 4t + 13t' = 0 \hfill \cr
4 + 4t + 26t' = 0 \hfill \cr} \right.\).
Suy ra \(t = - {3 \over 2};t' = {1 \over {13}}\). Khi đó \(\overrightarrow {AM} = \left( { - 3; - {1 \over 2};{7 \over 2}} \right)\).
Gọi \(\Delta \) là đường thẳng đi qua A và M, \(\Delta \) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow u = 2\overrightarrow {AM} = \left( { - 6; - 1;7} \right)\) nên có phương trình tham số là:
\(\left\{ \matrix{
x = 1 - 6t \hfill \cr
y = - 1 - t \hfill \cr
z = 1 + 7t \hfill \cr} \right.\)
Cách khác:
Gọi Δ là đường thẳng cần tìm, ta có Δ =(P)∩(Q), trong đó (P) chứa A và d và (Q) chứa A và d’.
Đường thẳng d đi qua Mo (1,0,3) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow u = \left( {2;1; - 1} \right)\) nên mp(P) đi qua A(1, -1, 1) và nhận \(\left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow {{M_0}A} } \right] = \left( { - 3;4; - 2} \right)\) là vectơ pháp tuyến.
Suy ra mp(P) có phương trình: -3x+4y-2z+9=0
Tương tự mp(Q) có phương trình: x+y+z-1=0
Vậy phương trình của Δ là \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 4y - 2z + 9 = 0\\x + y + z - 1 = 0\end{array} \right.\) hay \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 6t\\y = - 1 - t\\z = 1 + 7t\end{array} \right.,t \in \mathbb{R}\).
Loigiaihay.com
Viết phương trình đường thẳng song song với đường thẳng và cắt cả hai đường thẳng và , biết phương trình của và là:
Cho hai đường thẳng và . a) Chứng tỏ rằng hai đường thẳng đó chéo nhau. b) Viết phương trình mặt phẳng đi qua gốc tọa độ O và song song với và . c) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng và . d) Viết phương trình đường vuông góc chung của hai đường thẳng đó.
Cho đường thẳng d và mặt phẳng có phương trình: . a) Tìm góc giữa d và . b) Tìm tọa độ giao điểm của d và . c) Viết phương trình hình chiếu vuông góc của d trên .
Cho đường thẳng và mp(P) có phương trình: a) Xác định tọa độ giao điểm A của và (P). b) Viết phương trình đường thẳng đi qua A, nằm trong (P) và vuông góc với .
a) Tính khoảng cách từ điểm M(2; 3; 1) đến đường thẳng có phương trình . b) Tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng đi qua điểm và có vectơ chỉ phương
Tìm khoảng cách giữa hai đường thẳng sau:
Xác định vị trí tương đối giữa các cặp đường thẳng d và d’ cho bởi phương trình:
Cho đường thẳng và mặt phẳng . a) Tìm một vectơ chỉ phương của d và một điểm nằm trên d. b) Viết phương trình mặt phẳng đi qua d và vuông góc với mp(P). c) Viết phương trình hình chiếu vuông góc của d trên mp(P).
Viết phương trình hình chiếu vuông góc của đường thẳng trên mỗi mặt phẳng tọa độ.
Viết phương trình tham số, chính tắc (nếu có) của các đường thẳng sau đây:
Viết phương trình tham số và chính tắc (nếu có) của các đường thẳng sau đây:
>> Xem thêm
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: