Trắc nghiệm Vài nét về Nam Cao Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Nam Cao sinh ra ở đâu?

  • A.

    Mỹ Hào, Hưng Yên

  • B.

    Bình Lục, Hà Nam

  • C.

    Lí Nhân, Hà Nam

  • D.

    Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Câu 2 :

Nam Cao xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình quan lại

  • B.

    Gia đình có truyền thống nho học

  • C.

    Gia đình nông dân

  • D.

    Gia đình có truyền thống yêu nước

Câu 3 :

Nội dung sau về Nam Cao đúng hay sai?

“Học hết bậc Thành chung, Nam Cao ra Hà Nội kiếm sống và bắt đầu sáng tác”

Đúng
Sai
Câu 4 :

Vì sao Nam Cao phải trở về quê sống sau hơn ba năm ở Sài Gòn?

  • A.

    Vì cha mẹ lâm bệnh nặng

  • B.

    Vì thể chất yếu, ốm đau nhiều

  • C.

    Về quê chịu tang mẹ

  • D.

    Về quê chịu tang cha

Câu 5 :

Nam Cao ra nhập Hội Văn hóa cứu quốc năm bao nhiêu?

  • A.

    1943

  • B.

    1944

  • C.

    1945

  • D.

    1946

Câu 6 :

Nội dung sau về Nam Cao đúng hay sai?

“Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, ít nói, nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng”.

Đúng
Sai
Câu 7 :

Nam Cao ra nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm bao nhiêu?

  • A.

    1946

  • B.

    1947

  • C.

    1948

  • D.

    1949

Câu 8 :

Quan điểm sáng tác của Nam Cao:

  • A.

    Quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”

  • B.

    “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình,…Nó làm cho người gần người hơn”

  • C.

    Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào hai đề tài chính là người trí nghèo và người nông dân nghèo. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 10 :

Truyện ngắn Những truyện không muốn viết của Nam Cao thuộc đề tài:

Người trí thức nghèo

Người nông dân nghèo

Câu 11 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Nam Cao?

  • A.

    Sống mòn

  • B.

    Lão Hạc

  • C.

    Đôi mắt

  • D.

    Sợi tóc

Câu 12 :

Tác phẩm Sống mòn của Nam Cao thuộc thể loại:

  • A.

    Kịch

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Truyện vừa

Câu 13 :

Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Đúng hay sai?

Đúng

Sai

Câu 14 :

Đáp án nào dưới đây không phải phong cách sáng tác của Nam Cao?

  • A.

    Đề cao tư tưởng con người

  • B.

    Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật

  • C.

    Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc

  • D.

    Thường viết những truyện không có cốt truyện, đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 15 :

Năm 1996, Nam Cao được nhận giải thưởng:

  • A.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

  • B.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kĩ thuật

  • C.

    Giải thưởng Văn học ASEAN

  • D.

    Giải thưởng Văn học

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nam Cao sinh ra ở đâu?

  • A.

    Mỹ Hào, Hưng Yên

  • B.

    Bình Lục, Hà Nam

  • C.

    Lí Nhân, Hà Nam

  • D.

    Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nam Cao sinh ra ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đàn, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.

Câu 2 :

Nam Cao xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình quan lại

  • B.

    Gia đình có truyền thống nho học

  • C.

    Gia đình nông dân

  • D.

    Gia đình có truyền thống yêu nước

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nam Cao sinh ra trong một gia đình nông dân.

Câu 3 :

Nội dung sau về Nam Cao đúng hay sai?

“Học hết bậc Thành chung, Nam Cao ra Hà Nội kiếm sống và bắt đầu sáng tác”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác.

Câu 4 :

Vì sao Nam Cao phải trở về quê sống sau hơn ba năm ở Sài Gòn?

  • A.

    Vì cha mẹ lâm bệnh nặng

  • B.

    Vì thể chất yếu, ốm đau nhiều

  • C.

    Về quê chịu tang mẹ

  • D.

    Về quê chịu tang cha

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau ba năm, vì ốm đau, Nam Cao phải trở về quê nhà chữa bệnh rồi cưới vợ.

Câu 5 :

Nam Cao ra nhập Hội Văn hóa cứu quốc năm bao nhiêu?

  • A.

    1943

  • B.

    1944

  • C.

    1945

  • D.

    1946

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc năm 1943.

Câu 6 :

Nội dung sau về Nam Cao đúng hay sai?

“Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, ít nói, nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói (ông tự giễu mình là có “cái mặt không chơi được”, nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng.

Câu 7 :

Nam Cao ra nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm bao nhiêu?

  • A.

    1946

  • B.

    1947

  • C.

    1948

  • D.

    1949

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năm 1948, Nam Cao gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 8 :

Quan điểm sáng tác của Nam Cao:

  • A.

    Quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”

  • B.

    “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình,…Nó làm cho người gần người hơn”

  • C.

    Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quan điểm sáng tác của Nam Cao:

- Quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”: Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”.

- “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình,…Nó làm cho người gần người hơn”

- Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”

Câu 9 :

Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào hai đề tài chính là người trí nghèo và người nông dân nghèo. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Trước Cách mạng, sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính là người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.

Câu 10 :

Truyện ngắn Những truyện không muốn viết của Nam Cao thuộc đề tài:

Người trí thức nghèo

Người nông dân nghèo

Đáp án

Người trí thức nghèo

Lời giải chi tiết :

Truyện ngắn Những truyện không muốn viết thuộc đề tài người trí thức nghèo.

Câu 11 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Nam Cao?

  • A.

    Sống mòn

  • B.

    Lão Hạc

  • C.

    Đôi mắt

  • D.

    Sợi tóc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sợi tóc – Thạch Lam

Câu 12 :

Tác phẩm Sống mòn của Nam Cao thuộc thể loại:

  • A.

    Kịch

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Truyện vừa

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tiểu thuyết Sống mòn – Nam Cao

Câu 13 :

Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Đúng hay sai?

Đúng

Sai

Đáp án

Đúng

Sai

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Sau Cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

Câu 14 :

Đáp án nào dưới đây không phải phong cách sáng tác của Nam Cao?

  • A.

    Đề cao tư tưởng con người

  • B.

    Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật

  • C.

    Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc

  • D.

    Thường viết những truyện không có cốt truyện, đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Phong cách nghệ thuật của Nam Cao:

- Đề cao tư tưởng con người: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá “con người trong con người”.

- Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật

- Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lí sâu sắc

- Là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát; dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,…

Câu 15 :

Năm 1996, Nam Cao được nhận giải thưởng:

  • A.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

  • B.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kĩ thuật

  • C.

    Giải thưởng Văn học ASEAN

  • D.

    Giải thưởng Văn học

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1996, Nam Cao nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.