Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 7 Văn 11
Đề bài
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…
(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)
Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?
-
A.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
B.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
C.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
D.
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên?
-
A.
Điệp từ
-
B.
Điêp cấu trúc
-
C.
So sánh
-
D.
Nhân hóa
Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?
-
A.
Người nông dân
-
B.
Người công nhân
-
C.
Người buôn bán
-
D.
Người công nhân, người nông dân
Nhan đề phù hợp với đoạn trích trên là:
-
A.
Người công nhân
-
B.
Người nông dân
-
C.
Yêu Tổ quốc tôi
-
D.
Mồ hôi nơi thao trường
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Lưu Quang Vũ)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
-
A.
tự sự
-
B.
miêu tả
-
C.
nghị luận
-
D.
biểu cảm
Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
-
A.
Nếu cuộc đời bằng phẳng hơn, con người sẽ có nhiều cơ hội khám phá năng lực của bản thân
-
B.
Nếu cuộc đời quá bằng phẳng, con người sẽ không có cơ hội thể hiện mình; không khám phá được hết những gì bản thân có.
-
C.
Nếu cuộc đời không bằng phẳng thì con người rất khó để thành công.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ hai khổ thơ đầu
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Liệt kê
-
B.
Điệp ngữ
-
C.
So sánh
-
D.
Đối
Thông điệp rút ra từ hai câu thơ cuối của văn bản?
-
A.
Hãy sống thật với chính bản thân mình, cuộc sống hiện tại.
-
B.
Ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc
-
C.
Hạnh phúc chỉ dành cho người xứng đáng
-
D.
Tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi con người.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Thuyết minh
Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.
-
A.
Điệp từ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
So sánh
-
D.
Hoán dụ
Tác dụng của biện pháp tu từ trên là gì?
-
A.
Tạo nhịp điệu cho lời thơ
-
B.
Nhấn mạnh nỗi nhớ của nhân vật
-
C.
Từ ngữ giàu giá trị biểu đạt hơn
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đoạn thơ nói về nội dung gì?
-
A.
Tình yêu cuộc sống thiết tha của nhân vật
-
B.
Tình yêu lứa tuổi học trò của nhà thơ
-
C.
Nỗi nhớ về một thời học sinh của tác giả
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…”
(Trích "Cần kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949)
Đoạn văn trên được viết theo phong các ngôn ngữ nào?
-
A.
Phong cách sinh hoạt
-
B.
Phong cách nghệ thuật
-
C.
Phong cách chính luận
-
D.
Phong cách khoa học
Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào?
-
A.
Giải thích, bác bỏ, phân tích, so sánh
-
B.
Chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích
-
C.
Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận
-
D.
Bình luận, giải thích, chứng minh, phân tích
Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.
-
A.
Nhân hóa – làm hình tượng trở nên sinh động
-
B.
Câu hỏi tu từ - bộc lộ cảm xúc của tác giả
-
C.
Điệp từ - nhấn mạnh thái độ của tác giả trong đoạn trích
-
D.
Nói quá – làm hình tượng trở nên sinh động hơn
Giải thích ý kiến “Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ”.
-
A.
Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái giống nòi.
-
B.
Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái bản thân.
-
C.
Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước.
-
D.
Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Đoạn trích trên khiến ta liên tưởng tới văn bản ngụ ngôn nào đã học?
-
A.
Đeo nhạc cho mèo
-
B.
Thầy bói xem voi
-
C.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
-
D.
Ếch ngồi đáy giếng
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả rập rờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”
(Trích “Việt Nam thân yêu” – Nguyễn Đình Thi)
Đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
-
A.
biển lúa mênh mông
-
B.
cánh cò bay lả
-
C.
mây mờ che đỉnh Trường Sơn
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Văn bản trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
-
A.
Tự sự
-
B.
Biểu cảm
-
C.
Nghị luận
-
D.
Miêu tả
Xác định một biện pháp tu từ trong đoạn thơ: “Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn/ Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.”.
-
A.
Điệp từ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Nói giảm, nói tránh
-
D.
Câu hỏi tu từ
Đoạn thơ đầu thể hiện cảm xúc gì?
-
A.
Lòng căm thù với giặc ngoại xâm.
-
B.
Xót xa với những nỗi đau của đất nước.
-
C.
Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp trù phú của đất nước mình.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Lời giải và đáp án
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…
(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)
Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?
-
A.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
B.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
C.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
D.
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Đáp án: A
Xem lại các phương cách ngôn ngữ đã học
Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên?
-
A.
Điệp từ
-
B.
Điêp cấu trúc
-
C.
So sánh
-
D.
Nhân hóa
Đáp án: B
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc câu: Mồ hôi rơi…
Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?
-
A.
Người nông dân
-
B.
Người công nhân
-
C.
Người buôn bán
-
D.
Người công nhân, người nông dân
Đáp án: D
Dựa vào kiến thức đời sống
Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.
Nhan đề phù hợp với đoạn trích trên là:
-
A.
Người công nhân
-
B.
Người nông dân
-
C.
Yêu Tổ quốc tôi
-
D.
Mồ hôi nơi thao trường
Đáp án: C
Xem lại nội dung văn bản
Nhan đề: Yêu Tổ quốc; Tổ quốc của tôi,…
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Lưu Quang Vũ)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
-
A.
tự sự
-
B.
miêu tả
-
C.
nghị luận
-
D.
biểu cảm
Đáp án: D
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học.
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
-
A.
Nếu cuộc đời bằng phẳng hơn, con người sẽ có nhiều cơ hội khám phá năng lực của bản thân
-
B.
Nếu cuộc đời quá bằng phẳng, con người sẽ không có cơ hội thể hiện mình; không khám phá được hết những gì bản thân có.
-
C.
Nếu cuộc đời không bằng phẳng thì con người rất khó để thành công.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án: B
Xem lại nội dung hai câu thơ
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
- “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, để chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để thể hiện mình nên cũng không khám phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ hai khổ thơ đầu
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Liệt kê
-
B.
Điệp ngữ
-
C.
So sánh
-
D.
Đối
Đáp án: C
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối (đục - trong, cao - thấp, phàm tục - tu hành, vẫn chảy, vẫn xanh…)
- Tác dụng của các biện pháp tu từ: Từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù điều kiện trái ngược nhau nhưng mọi sự vật vẫn đi theo quy luật của nó. Mặt khác giúp câu thơ có nhịp điệu, sinh động hơn .
Thông điệp rút ra từ hai câu thơ cuối của văn bản?
-
A.
Hãy sống thật với chính bản thân mình, cuộc sống hiện tại.
-
B.
Ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc
-
C.
Hạnh phúc chỉ dành cho người xứng đáng
-
D.
Tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi con người.
Đáp án: B
Xem lại nội dung hai câu thơ
Thông điệp được gửi gắm qua hai câu thơ: “hạnh phúc” trong cuộc đời này không dành cho riêng ai, bất cứ ai cũng đều xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Thuyết minh
Đáp án: A
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.
-
A.
Điệp từ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
So sánh
-
D.
Hoán dụ
Đáp án: A
Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp từ “Nỗi nhớ”, “nhớ”.
Tác dụng của biện pháp tu từ trên là gì?
-
A.
Tạo nhịp điệu cho lời thơ
-
B.
Nhấn mạnh nỗi nhớ của nhân vật
-
C.
Từ ngữ giàu giá trị biểu đạt hơn
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đáp án: D
Xem lại tác dụng của biện pháp điệp
Biện pháp tu từ điệp từ có tác dụng tăng giá trị biểu đạt, đồng thời tạo nhịp điệu cho lời thơ qua đó nhấn mạnh nỗi nhớ của nhân vật trữ tình.
Đoạn thơ nói về nội dung gì?
-
A.
Tình yêu cuộc sống thiết tha của nhân vật
-
B.
Tình yêu lứa tuổi học trò của nhà thơ
-
C.
Nỗi nhớ về một thời học sinh của tác giả
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án: C
Dựa vào văn bản
Đoạn thơ nói về nỗi nhớ tuổi học trò.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…”
(Trích "Cần kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949)
Đoạn văn trên được viết theo phong các ngôn ngữ nào?
-
A.
Phong cách sinh hoạt
-
B.
Phong cách nghệ thuật
-
C.
Phong cách chính luận
-
D.
Phong cách khoa học
Đáp án: C
Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào?
-
A.
Giải thích, bác bỏ, phân tích, so sánh
-
B.
Chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích
-
C.
Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận
-
D.
Bình luận, giải thích, chứng minh, phân tích
Đáp án: A
Xem lại các thao tác lập luận đã học
+ Giải thích: “Tự kiêu, tự đại là khờ dại”.
+ Bác bỏ: “Chớ tự kiêu, tự đại”.
+ Phân tích: các câu tiếp theo.
+ So sánh: “Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…”
Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.
-
A.
Nhân hóa – làm hình tượng trở nên sinh động
-
B.
Câu hỏi tu từ - bộc lộ cảm xúc của tác giả
-
C.
Điệp từ - nhấn mạnh thái độ của tác giả trong đoạn trích
-
D.
Nói quá – làm hình tượng trở nên sinh động hơn
Đáp án: C
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
- Biện pháp tu từ điệp từ: tự kiêu, tạ đại, hơn mình, thì.
- Tác dụng: Sử dụng phép điệp từ có tác dụng làm cho lời thơ giàu giá trị biểu đạt, có nhịp điệu; qua đó tác giả nhằm thể hiện sự phản bác của mình về kiểu người tự kiêu, tự đại.
Giải thích ý kiến “Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ”.
-
A.
Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái giống nòi.
-
B.
Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái bản thân.
-
C.
Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước.
-
D.
Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Đáp án: B
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
“Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ”: ý kiến nêu lên tác hại của việc tự kiêu, tự đại. “Thoái bộ” ở đây nghĩa là suy thoái, thụt lùi. Một người tự kiêu, tự đại sẽ không học hỏi được những điều hay, không tiếp thu được những kiến thức mới mà chỉ bị thụt lùi về phía sau và không phát triển bản thân lên được.
Đoạn trích trên khiến ta liên tưởng tới văn bản ngụ ngôn nào đã học?
-
A.
Đeo nhạc cho mèo
-
B.
Thầy bói xem voi
-
C.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
-
D.
Ếch ngồi đáy giếng
Đáp án: D
Xem lại nội dung văn bản ngụ ngôn
Đoạn trích trên phê phán tính tự kiêu, tự đại, giống với văn bản Ếch ngồi đáy giếng.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả rập rờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”
(Trích “Việt Nam thân yêu” – Nguyễn Đình Thi)
Đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
-
A.
biển lúa mênh mông
-
B.
cánh cò bay lả
-
C.
mây mờ che đỉnh Trường Sơn
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Xem lại văn bản
Các hình ảnh: biển lúa mênh mông, cánh cò bay lả, mây mờ che đỉnh Trường Sơn.
Văn bản trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
-
A.
Tự sự
-
B.
Biểu cảm
-
C.
Nghị luận
-
D.
Miêu tả
Đáp án: B
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Xác định một biện pháp tu từ trong đoạn thơ: “Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn/ Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.”.
-
A.
Điệp từ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Nói giảm, nói tránh
-
D.
Câu hỏi tu từ
Đáp án: B
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Biện pháp tu từ: nhân hóa “Đất nghèo nuôi những anh hùng”
Đoạn thơ đầu thể hiện cảm xúc gì?
-
A.
Lòng căm thù với giặc ngoại xâm.
-
B.
Xót xa với những nỗi đau của đất nước.
-
C.
Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp trù phú của đất nước mình.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Đáp án: C
Xem lại khổ thơ đầu
Cảm xúc: yêu mến, tự hào về vẻ đẹp trù phú của đất nước mình.
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 8 Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 6 Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 5 Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 4 Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 3 Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 2 Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 1 Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết