Trắc nghiệm bài Hầu trời - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Dòng nào không kể đúng về thi nhân đêm trước khi được mời lên hầu trời:

  • A.

    Nguyên lúc canh ba nằm một mình

  • B.

    Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh

  • C.

    Nằm buồn ngồi dậy rót rượu uống

  • D.

    Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng

Câu 2 :

Vì sao thi nhân được mời lên thiên đình?

  • A.

    Chịu phạt vì đọc thơ giữa đêm làm Trời mất ngủ

  • B.

    Dạy cho Trời và chu tiên làm thơ

  • C.

    Phụ trách chợ văn trên thiên đình

  • D.

    Đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe

Câu 3 :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?

  • A.

    Vô lễ với trời

  • B.

    Cá tính “ngông”

  • C.

    Trêu ghẹo Hằng Nga

  • D.

    Yêu tiên nữ

Câu 4 :

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:

“Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Ẩn dụ

Câu 5 :

Thái độ của thi nhân khi đọc thơ cho trời nghe:

Cao hứng, sảng khoái, có phần tự đắc

Sợ sệt, lo lắng

Câu 6 :

Câu thơ thể nào thể hiện thái độ của chư tiên khi nghe thi nhân đọc thơ?

  • A.

    Văn trần được thế chắc có ít

  • B.

    Anh gánh lên đây bán chợ Trời

  • C.

    Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

  • D.

    Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

Câu 7 :

Câu thơ nào thể hiện thái độ của Trời khi nghe thi nhân đọc thơ?

  • A.

    Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!”

  • B.

    Văn trần được thế chắc có ít!

  • C.

    Nhời văn chuốt đẹp như sao băng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Tản Đà mượn Trời để ca ngợi cái hay, cái đẹp của văn chương của mình. Điều này chứng tỏ:

Tác giả tự cao về bản thân mình

Tác giả không sợ trời, không sợ đất

Tác giả ý thức về tài năng văn chương của bản thân

Câu 9 :

Khi trò truyện với Trời, thi nhân kể về điều gì?

Kể về họ tên, quê quán

Kể về cuộc sống ở trần thế

Cả hai đáp án trên

Câu 10 :

Thi nhân kể cụ thể họ tên, quê quán cho Trời nghe thể hiện điều gì?

Khẳng định cái tôi trong văn chương

Muốn quảng bá tên tuổi của bản thân

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 11 :

Cuộc sống hạ giới qua lời kể của thi nhân trong tác phẩm Hầu trời như thế nào?

Cuộc sống nghèo khó, túng thiếu

Văn chương không được coi trọng

Cả hai đáp án trên

Câu 12 :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 13 :

Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân là:

Sáng tác nhiều văn chương

Truyền bá thiên lương

Cả hai đáp án trên

Câu 14 :

Nhận xét sau về bài thơ Hầu trời của Tản Đà đúng hay sai?

“Trong bài thơ Hầu trời, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn, tuy nhiên Tản Đà không thoát li hoàn toàn, vẫn gắn bó với hiện thực cuộc sống”

Đúng
Sai
Câu 15 :

Qua bài thơ Hầu Trời, niềm khao khát của thi nhân là:

Khao khát được gánh vác việc đời

Khao khát được khẳng định chính bản thân mình

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dòng nào không kể đúng về thi nhân đêm trước khi được mời lên hầu trời:

  • A.

    Nguyên lúc canh ba nằm một mình

  • B.

    Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh

  • C.

    Nằm buồn ngồi dậy rót rượu uống

  • D.

    Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Nằm buồn ngồi dậy rót rượu uống là chi tiết sai.

Câu 2 :

Vì sao thi nhân được mời lên thiên đình?

  • A.

    Chịu phạt vì đọc thơ giữa đêm làm Trời mất ngủ

  • B.

    Dạy cho Trời và chu tiên làm thơ

  • C.

    Phụ trách chợ văn trên thiên đình

  • D.

    Đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trời sai tiên nữ xuống gọi thi nhân lên đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

Câu 3 :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?

  • A.

    Vô lễ với trời

  • B.

    Cá tính “ngông”

  • C.

    Trêu ghẹo Hằng Nga

  • D.

    Yêu tiên nữ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội “ngông:

“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”

Câu 4 :

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:

“Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Ẩn dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Nghệ thuật: điệp từ

- Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của thi nhân.

Câu 5 :

Thái độ của thi nhân khi đọc thơ cho trời nghe:

Cao hứng, sảng khoái, có phần tự đắc

Sợ sệt, lo lắng

Đáp án

Cao hứng, sảng khoái, có phần tự đắc

Lời giải chi tiết :

Thái độ của thi nhân khi đọc thơ cho trời nghe: Thi nhân đọc rất cao hứng, sảng khoái, có phần tự đắc:

“Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn thuyết lí lại văn chơi”

Câu 6 :

Câu thơ thể nào thể hiện thái độ của chư tiên khi nghe thi nhân đọc thơ?

  • A.

    Văn trần được thế chắc có ít

  • B.

    Anh gánh lên đây bán chợ Trời

  • C.

    Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

  • D.

    Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thái độ của chư tiên khi nghe thi nhân đọc thơ:

Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:

- “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!

Câu 7 :

Câu thơ nào thể hiện thái độ của Trời khi nghe thi nhân đọc thơ?

  • A.

    Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!”

  • B.

    Văn trần được thế chắc có ít!

  • C.

    Nhời văn chuốt đẹp như sao băng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thái độ của Trời khi nghe thơ văn của Tản Đà:

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!”

Văn trần được thế chắc có ít!

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

Câu 8 :

Tản Đà mượn Trời để ca ngợi cái hay, cái đẹp của văn chương của mình. Điều này chứng tỏ:

Tác giả tự cao về bản thân mình

Tác giả không sợ trời, không sợ đất

Tác giả ý thức về tài năng văn chương của bản thân

Đáp án

Tác giả ý thức về tài năng văn chương của bản thân

Lời giải chi tiết :

Tác giả không chỉ tự khen mình mà còn dám mượn cả Trời để ca ngợi cái hay, cái đẹp của văn chương mình. Hiện tượng này từ trước đến nay trong văn chương chưa từng có. Nó chứng tỏ Tản Đà rất ý thức về tài năng văn chương của bản thân.

Câu 9 :

Khi trò truyện với Trời, thi nhân kể về điều gì?

Kể về họ tên, quê quán

Kể về cuộc sống ở trần thế

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Thi nhân kể họ tên, quê quán và cuộc sống ở trần thế cho Trời nghe.

Câu 10 :

Thi nhân kể cụ thể họ tên, quê quán cho Trời nghe thể hiện điều gì?

Khẳng định cái tôi trong văn chương

Muốn quảng bá tên tuổi của bản thân

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Khẳng định cái tôi trong văn chương

Lời giải chi tiết :

Trong văn chương, kể về họ tên, quê quán chính là để khẳng định cái tôi cá nhân.

Câu 11 :

Cuộc sống hạ giới qua lời kể của thi nhân trong tác phẩm Hầu trời như thế nào?

Cuộc sống nghèo khó, túng thiếu

Văn chương không được coi trọng

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

- Cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, văn chương không được coi trọng. Ở trần gian, thi sĩ không tìm được tri âm nên phải lên Trời để thỏa nỗi lòng.

=> Đây cũng chính là hoàn cảnh chung của những người nghệ sĩ sống trong xã hội cũ lúc bấy giờ.

Câu 12 :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp tả thực (tả chân) tỉ mỉ, chân thực, phản ánh chính xác đời sống của văn nghệ sĩ và tình cảnh lộn xộn của thị trường văn chương lúc bấy giờ.

Câu 13 :

Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân là:

Sáng tác nhiều văn chương

Truyền bá thiên lương

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Truyền bá thiên lương

Lời giải chi tiết :

Trời định sai con một việc này

Là việc “thiên lương” của nhân loại

- Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân là truyền bá “thiên lương”

Câu 14 :

Nhận xét sau về bài thơ Hầu trời của Tản Đà đúng hay sai?

“Trong bài thơ Hầu trời, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn, tuy nhiên Tản Đà không thoát li hoàn toàn, vẫn gắn bó với hiện thực cuộc sống”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Trong bài thơ Hầu trời, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn, tuy nhiên Tản Đà không thoát li hoàn toàn, vẫn gắn bó với hiện thực cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ qua đoạn thơ miêu tả cuộc sống nơi trần thề của thi nhân.

Câu 15 :

Qua bài thơ Hầu Trời, niềm khao khát của thi nhân là:

Khao khát được gánh vác việc đời

Khao khát được khẳng định chính bản thân mình

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

Thi nhân khao khát được gánh vác việc đời, khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.