Trắc nghiệm bài Vào phủ chúa Trịnh - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Để viết mở bài phân tích văn bản Vào phủ chúa Trịnh cần đảm bảo những ý nào sau đây?

  • A.

    Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác, một thầy thuốc nổi tiếng với tấm lòng y đức

  • B.

    Giới thiệu về tác phẩm Thượng kinh kí sự và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

  • C.

    Giới thiệu bộ Hải thượng tông ý tâm lĩnh gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất của Lê Hữu Trác trong thời trung đại Việt Nam. Tác phẩm cũng ghi lại cảm xúc chân thật của tác giả trong lúc đi lặn lội chữa bệnh ở các miền quê.

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 2 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn những chi tiết đúng về quang cảnh ở phủ chúa Trịnh

Đường vào phủ phải qua nhiều lần cửa

Vườn hoa trong phủ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm

Trong phủ rực rỡ ánh sáng tự nhiên

Đồ ăn toàn của ngon vật lạ, đồ đạc được sơn son thếp vàng

Con đường đi là những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau

Câu 3 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn những chi tiết đúng miêu tả về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:

Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới vào được

Lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng, khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình

Trong phủ chúa chỉ có chúa, thế tử và các phi tần

Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép

Danh y đến và được bắt mạch cho thế tử ngay

Không khí trang nghiêm, kính cẩn đến ngột ngạt

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận định sau đây đúng hay sai?

           “Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống chốn phủ chúa được thể hiện gián tiếp qua miêu tả, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ con đường vào phủ chúa, từ lúc được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ.”

Đúng
Sai
Câu 5 :

Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:

  • A.

    Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc.

  • B.

    Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

  • C.

    Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Những từ ngữ nào sau đây trong đoạn trích nói lên thái độ của Lê Hữu Trác đối với danh lợi?

  • A.

    Quê mùa

  • B.

    Về núi

  • C.

    Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 7 :

Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về phẩm chất của tác giả Lê Hữu Trác?

  • A.

    Ông là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm

  • B.

    Ông khinh thường danh lợi, yêu thích tự do

  • C.

    Ông muốn được giữ lại ở trong phủ chúa, hưởng vinh hoa phú quý.

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 8 :

Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

  • A.

    Quang cảnh trong phủ chúa

  • B.

    Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

  • C.

    Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về phẩm chất của tác giả Lê Hữu Trác?

  • A.
    Ông là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm
  • B.
    Ông khinh thường danh lợi, yêu thích tự do
  • C.
    Ông muốn được giữ lại ở trong phủ chúa, hưởng vinh hoa phú quý.
  • D.
    Đáp án A và B

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Để viết mở bài phân tích văn bản Vào phủ chúa Trịnh cần đảm bảo những ý nào sau đây?

  • A.

    Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác, một thầy thuốc nổi tiếng với tấm lòng y đức

  • B.

    Giới thiệu về tác phẩm Thượng kinh kí sự và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

  • C.

    Giới thiệu bộ Hải thượng tông ý tâm lĩnh gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất của Lê Hữu Trác trong thời trung đại Việt Nam. Tác phẩm cũng ghi lại cảm xúc chân thật của tác giả trong lúc đi lặn lội chữa bệnh ở các miền quê.

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong phần mở bài, chỉ cần giới thiệu được hai ý cơ bản sau:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác

- Giới thiệu về tác phẩm Thượng kinh kí sự và đoạn trích vào phủ chúa Trịnh.

Câu 2 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn những chi tiết đúng về quang cảnh ở phủ chúa Trịnh

Đường vào phủ phải qua nhiều lần cửa

Vườn hoa trong phủ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm

Trong phủ rực rỡ ánh sáng tự nhiên

Đồ ăn toàn của ngon vật lạ, đồ đạc được sơn son thếp vàng

Con đường đi là những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau

Đáp án

Đường vào phủ phải qua nhiều lần cửa

Vườn hoa trong phủ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm

Đồ ăn toàn của ngon vật lạ, đồ đạc được sơn son thếp vàng

Con đường đi là những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau

Lời giải chi tiết :

Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả:

- Đường vào phủ: Con đường đi là những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau. Vườn hoa trong phủ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm.

- Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ.

- Nội cung: Không khí trong phủ ngột ngạt chỉ thấy hơi người, phấn sáp, ánh sáng của đèn nến.

Câu 3 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn những chi tiết đúng miêu tả về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:

Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới vào được

Lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng, khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình

Trong phủ chúa chỉ có chúa, thế tử và các phi tần

Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép

Danh y đến và được bắt mạch cho thế tử ngay

Không khí trang nghiêm, kính cẩn đến ngột ngạt

Đáp án

Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới vào được

Lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng, khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình

Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép

Không khí trang nghiêm, kính cẩn đến ngột ngạt

Lời giải chi tiết :

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa được miêu tả qua các chi tiết:

- Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào. Lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ không nói hết.

- Phủ chúa có một guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập : người giữ cửa quyền báo rộn ràng, vệ sĩ, quan truyền chỉ,..

- Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép.

- Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt các phép tắc.

- Cuộc sống lễ nghi, khuôn phép tạo nên không khí trang nghiêm, kính cẩn đến ngột ngạt.

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận định sau đây đúng hay sai?

           “Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống chốn phủ chúa được thể hiện gián tiếp qua miêu tả, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ con đường vào phủ chúa, từ lúc được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ.”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Nhận định đúng

- Giải thích : Qua việc miêu tả chi tiết, tỉ mỉ con đường vào phủ chúa, bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa như hiện lên trước mắt người đọc. Tác giả ngầm ẩn một hàm ý phê phán nhất định đối với chúa Trịnh qua việc miêu tả tưởng như vô tình về lầu gác, cung điện sơn son thếp vàng, ghế ngồi chạm rồng của chúa,…Rồng là biểu tượng của vua, thế mà chúa Trịnh cũng sử dụng. Cũng có một ý nữa là tác giả kín đáo phê phán lối sống xa hoa, trụy lạc của chúa Trịnh.

Câu 5 :

Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:

  • A.

    Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc.

  • B.

    Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

  • C.

    Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:

- Biết được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:

+ Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, không thể về núi được

+ Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

+ Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù không thuận với số đông.

Câu 6 :

Những từ ngữ nào sau đây trong đoạn trích nói lên thái độ của Lê Hữu Trác đối với danh lợi?

  • A.

    Quê mùa

  • B.

    Về núi

  • C.

    Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Quê mùa: Lê Hữu Trác tự nói về mình. Quê mùa có sắc thái đối lập với thành thị. Đây là cách nói của một nhà nho ẩn dật lánh đời có thái độ xem thường danh lợi.

- Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, về núi: Tác giả băn khoăn nếu mình chữa bệnh cho thế tử có kết quả ngay thì sẽ bị dnah lợi nó ràng buộc, không làm sao “về núi” nữa. Đây là những từ ngữ trực tiếp tác giả nói về danh lợi.

Câu 7 :

Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về phẩm chất của tác giả Lê Hữu Trác?

  • A.

    Ông là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm

  • B.

    Ông khinh thường danh lợi, yêu thích tự do

  • C.

    Ông muốn được giữ lại ở trong phủ chúa, hưởng vinh hoa phú quý.

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác:

- Đó là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm và đức độ.

- Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, yêu thích tự do.

Câu 8 :

Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

  • A.

    Quang cảnh trong phủ chúa

  • B.

    Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

  • C.

    Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vào phủ chúa Trịnh miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ của mình trước cảnh “xa hoa” và tâm trạng khi kê đơn cho thế tử.

Câu 9 :

Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về phẩm chất của tác giả Lê Hữu Trác?

  • A.
    Ông là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm
  • B.
    Ông khinh thường danh lợi, yêu thích tự do
  • C.
    Ông muốn được giữ lại ở trong phủ chúa, hưởng vinh hoa phú quý.
  • D.
    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác:

- Đó là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm và đức độ.

- Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, yêu thích tự do.