Trắc nghiệm bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Mở đầu bài thơ, cảnh sắc Hương Sơn hiện lên như thế nào qua bốn câu thơ đầu?

  • A.

    Cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp.

  • B.

    Cảnh sắc thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 2 :

Câu hỏi tu từ “Đệ nhất động hỏi là đây có phải?” bộ lộ thái độ gì của tác giả khi đứng trước vẻ đẹp thiên nhiên ở Hương Sơn?

 

  • A.

    Bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, đẹp đến nỗi nhà thơ như không tin vào mắt mình.

  • B.

    Bộc lộ niềm băn khoăn của tác giả

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 3 :

“Bầu trời cảnh Bụt,

 Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.

 Kìa non non, nước nước, mây mây,

“Đệ nhất động” hỏi là đây có phải?”

Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ trên là gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    So sánh

  • C.

    Điệp từ, câu hỏi tu từ

  • D.

    Tất cả đều đúng

Câu 4 :

“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh”

Hãy nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên?

Lấy động tả tĩnh

Nhân hóa

Ẩn dụ

Hoán dụ

Đảo ngữ

Câu 5 :

Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,

 Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh,”

  • A.

    Liệt kê, đảo ngữ

  • B.

    Đảo ngữ, điệp từ

  • C.

    Liệt kê, điệp từ

  • D.

    Đảo ngữ, liệt kê, điệp từ

Câu 6 :

Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,

 Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây”

  • A.

    Liệt kê

  • B.

    Đảo ngữ

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Tất cả đều đúng

Câu 7 :

“Chừng giang sơn còn đợi ai đây,

  Hay tạo hóa khéo ra tay sắp đặt”

Nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ trên là:

  • A.

    Nhân hoá

  • B.

    Câu hỏi tu từ

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 8 :

Em hãy tìm những từ ngữ mang đậm dấu ấn nhà Phật trong bài thơ:

Công đức

Từ bi

Lần tràng hạt

Phong cảnh

Niệm Nam mô Phật

Động

Nghe kinh

Cúng

Suối

Chùa

Giang sơn

Tạo hóa

Câu 9 :

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Kết cấu mở “càng…càng” thể hiện tình – cảnh dường như không có dấu chấm hết, cảnh vẫn bay trong không khí thần tiên và cảm xúc của con người đối với Hương Sơn là vô tận, vô biên”

Đúng
Sai
Câu 10 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Mở đầu bài thơ, cảnh sắc Hương Sơn hiện lên như thế nào qua bốn câu thơ đầu?

  • A.

    Cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp.

  • B.

    Cảnh sắc thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hương Sơn hiện lên với cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp. Cảnh sắc Hương Sơn với ba đặc trưng: thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam.

Câu 2 :

Câu hỏi tu từ “Đệ nhất động hỏi là đây có phải?” bộ lộ thái độ gì của tác giả khi đứng trước vẻ đẹp thiên nhiên ở Hương Sơn?

 

  • A.

    Bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, đẹp đến nỗi nhà thơ như không tin vào mắt mình.

  • B.

    Bộc lộ niềm băn khoăn của tác giả

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Câu hỏi tu từ bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, đẹp đến nỗi nhà thơ không tin vào mắt mình.

Câu 3 :

“Bầu trời cảnh Bụt,

 Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.

 Kìa non non, nước nước, mây mây,

“Đệ nhất động” hỏi là đây có phải?”

Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ trên là gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    So sánh

  • C.

    Điệp từ, câu hỏi tu từ

  • D.

    Tất cả đều đúng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật sử dụng:

- Điệp từ: “non”, “nước”, “mây”.

=> Hương Sơn hiện lên với cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp.

- Câu hỏi tu từ: “Đệ nhất động hỏi là đây có phải?”

=> Bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, đẹp đến nỗi nhà thơ không tin vào mắt mình.

Câu 4 :

“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh”

Hãy nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên?

Lấy động tả tĩnh

Nhân hóa

Ẩn dụ

Hoán dụ

Đảo ngữ

Đáp án

Lấy động tả tĩnh

Nhân hóa

Đảo ngữ

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật được sử dụng:

- Đảo ngữ: đảo từ láy “thỏ thẻ” và “lững lờ” lên đầu câu

- Nhân hóa: “chim cúng trái”, “cá nghe kinh”

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: tiếng chày kinh.

=> Không gian lắng đọng, thanh tịnh, sự vật như đang chìm đắm trong thế giới thiêng liêng của đạo Phật.

Câu 5 :

Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,

 Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh,”

  • A.

    Liệt kê, đảo ngữ

  • B.

    Đảo ngữ, điệp từ

  • C.

    Liệt kê, điệp từ

  • D.

    Đảo ngữ, liệt kê, điệp từ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật trong hai câu thơ trên:

Phép liệt kê, điệp từ “này”: sự phong phú, đa dạng.

Câu 6 :

Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,

 Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây”

  • A.

    Liệt kê

  • B.

    Đảo ngữ

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Tất cả đều đúng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

Đảo ngữ: đảo từ láy tượng hình “thăm thẳm”, “gập ghềnh” lên đầu. Cảnh vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu, màu sắc đường nét vừa mĩ lệ, vừa huyền ảo, vừa trần, vừa tiên.

Câu 7 :

“Chừng giang sơn còn đợi ai đây,

  Hay tạo hóa khéo ra tay sắp đặt”

Nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ trên là:

  • A.

    Nhân hoá

  • B.

    Câu hỏi tu từ

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật sử dụng câu hỏi tu từ và thủ pháp nhân hóa, giang sơn dường như có ý đợi chờ ai nên tạo hóa mới xếp đặt cảnh Hương Sơn đến như thể đợi những người biết thưởng thức cái đẹp của nói, biết trân trọng nâng niu.

Câu 8 :

Em hãy tìm những từ ngữ mang đậm dấu ấn nhà Phật trong bài thơ:

Công đức

Từ bi

Lần tràng hạt

Phong cảnh

Niệm Nam mô Phật

Động

Nghe kinh

Cúng

Suối

Chùa

Giang sơn

Tạo hóa

Đáp án

Công đức

Từ bi

Lần tràng hạt

Niệm Nam mô Phật

Nghe kinh

Cúng

Chùa

Lời giải chi tiết :

Những từ ngữ mang đậm dấu ấn nhà Phật: “công đức”, “từ bi”, “lần tràng hạt”, “niệm Nam mô Phật”, “nghe kinh”, “cúng”, “chùa”.

Câu 9 :

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Kết cấu mở “càng…càng” thể hiện tình – cảnh dường như không có dấu chấm hết, cảnh vẫn bay trong không khí thần tiên và cảm xúc của con người đối với Hương Sơn là vô tận, vô biên”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Kết cấu mở “càng…càng”: dường như tình – cảnh không có dấu chấm hết, cảnh vẫn bay trong không khí thần tiên và cảm xúc của con người đối với Hương Sơn là vô tận, vô biên.

Câu 10 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác giả Chu Mạnh Trinh gửi gắm tình yêu, niềm tự hào về đất nước

Trắc nghiệm bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Tìm hiểu chung Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Bài ca phong cảnh Hương Sơn Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Vài nét về Chu Mạnh Trinh Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét về Chu Mạnh Trinh Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài thơ Chạy giặc - Phân tích Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích bài thơ Chạy giặc Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài thơ Chạy giặc - Tìm hiểu chung Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về bài thơ Chạy giặc Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Lẽ ghét thương - Phân tích Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích Lẽ ghét thương Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Lẽ ghét thương - Tìm hiểu chung Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Lẽ ghét thương Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết