Trắc nghiệm bài Chữ người tử tù - Tìm hiểu chung Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành tóm tắt sau:

thiên lương
Huấn Cao
biệt đãi
viết chữ đẹp
tấm lòng
Tử tù (1) ..... là người cầm đầu cuộc tạo phản chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông được đưa đến giam tại một nhà tù. Tại đây, viên quản ngục là người biết Huấn Cao và tài (2) ..... của ông, đã tỏ ý (3) ..... với Huấn Cao. Sở nguyện của quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được (4) ..... của quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm ông bị chém. Huấn Cao khuyên quản ngục về quê để giữ (5) ..... Quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Câu 2 :

Ban đầu, tác phẩm Chữ người tử tù có tên là:

  • A.

    Dòng chữ cuối cùng

  • B.

    Dòng chữ cuối

  • C.

    Người tử tù

  • D.

    Đêm cuối

Câu 3 :

Chữ người tử tù được trích trong tập truyện nào dưới đây?

  • A.

    Một chuyến đi

  • B.

    Vang bóng một thời

  • C.

    Tao đàn

  • D.

    Đường vui

Câu 4 :

Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là:

  • A.

    Những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí.

  • B.

    Những người lao động tài hoa, nghệ sĩ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 5 :

Nối cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp:

“Nhận được phiến trát của Sơn Hưng…Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa ra sao rồi sẽ liệu”

“Sáng hôm sau, lính tỉnh dẫn đễn cửa ngục…Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”

“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh…”Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

Cảnh cho chữ

Cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại

Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục

Câu 6 :

Tác phẩm Chữ người tử tù được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?

Đúng

Sai
Câu 7 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A.

    Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.

  • B.

    Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.

  • C.

    Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù:

Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng.

Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế

Sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành tóm tắt sau:

thiên lương
Huấn Cao
biệt đãi
viết chữ đẹp
tấm lòng
Tử tù (1) ..... là người cầm đầu cuộc tạo phản chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông được đưa đến giam tại một nhà tù. Tại đây, viên quản ngục là người biết Huấn Cao và tài (2) ..... của ông, đã tỏ ý (3) ..... với Huấn Cao. Sở nguyện của quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được (4) ..... của quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm ông bị chém. Huấn Cao khuyên quản ngục về quê để giữ (5) ..... Quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Đáp án
thiên lương
Huấn Cao
biệt đãi
viết chữ đẹp
tấm lòng
Tử tù (1)
Huấn Cao
là người cầm đầu cuộc tạo phản chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông được đưa đến giam tại một nhà tù. Tại đây, viên quản ngục là người biết Huấn Cao và tài (2)
viết chữ đẹp
của ông, đã tỏ ý (3)
biệt đãi
với Huấn Cao. Sở nguyện của quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được (4)
tấm lòng
của quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm ông bị chém. Huấn Cao khuyên quản ngục về quê để giữ (5)
thiên lương
Quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Lời giải chi tiết :

Tử tù (1) Huấn Cao là người cầm đầu cuộc tạo phản chống lại triều đình.  Trước khi chịu án chém, ông được đưa đến giam tại một nhà tù. Tại đây, viên quản ngục là người biết Huấn Cao và tài (2) viết chữ đẹp của ông, đã tỏ ý (3) biệt đãi với Huấn Cao. Sở nguyện của quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được (4) tấm lòng của quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm ông bị chém. Huấn Cao khuyên quản ngục về quê để giữ (5) thiên lương. Quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Câu 2 :

Ban đầu, tác phẩm Chữ người tử tù có tên là:

  • A.

    Dòng chữ cuối cùng

  • B.

    Dòng chữ cuối

  • C.

    Người tử tù

  • D.

    Đêm cuối

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”.

Câu 3 :

Chữ người tử tù được trích trong tập truyện nào dưới đây?

  • A.

    Một chuyến đi

  • B.

    Vang bóng một thời

  • C.

    Tao đàn

  • D.

    Đường vui

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm in năm 1939 trên tạo chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

Câu 4 :

Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là:

  • A.

    Những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí.

  • B.

    Những người lao động tài hoa, nghệ sĩ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vang bóng một thời là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa bất đắc chí.

Câu 5 :

Nối cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp:

“Nhận được phiến trát của Sơn Hưng…Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa ra sao rồi sẽ liệu”

“Sáng hôm sau, lính tỉnh dẫn đễn cửa ngục…Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”

“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh…”Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

Cảnh cho chữ

Cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại

Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục

Đáp án

“Nhận được phiến trát của Sơn Hưng…Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa ra sao rồi sẽ liệu”

Cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại

“Sáng hôm sau, lính tỉnh dẫn đễn cửa ngục…Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”

Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục

“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh…”Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

Cảnh cho chữ

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Phần 1: “Nhận được phiến trát của Sơn Hưng…Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa ra sao rồi sẽ liệu”: cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại

- Phần 2: “Sáng hôm sau, lính tỉnh dẫn đễn cửa ngục…Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”: Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục

- Phần 3: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh…”Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”: cảnh cho chữ

Câu 6 :

Tác phẩm Chữ người tử tù được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?

Đúng

Sai
Đáp án

Đúng

Sai
Lời giải chi tiết :

Sai

- Chữ người tử tù được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính là Huấn Cao, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất.

Câu 7 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A.

    Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.

  • B.

    Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.

  • C.

    Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.

- Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín

Câu 8 :

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù:

Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng.

Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế

Sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian

Đáp án

Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng.

Sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

- Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng;

- Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình