Trắc nghiệm Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Chọn khái niệm đúng về kịch:

  • A.

    Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, tái hiện những xung đột xung quanh cuộc sống qua các diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch.

  • B.

    Là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long.

  • C.

    Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu chuyện dài như tiểu thuyết.

  • D.

    Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, mang theo âm hưởng hùng tráng về những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc.

Câu 2 :

Ngôn ngữ kịch bao gồm?

  • A.

    Độc thoại

  • B.

    Đối thoại

  • C.

    Bàng thoại

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột, kịch được phân ra thành những loại nào?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Bi kịch

  • B.

    Hài kịch

  • C.

    Chính kịch

  • D.

    Kịch chính trị

Câu 4 :

Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn, kịch được phân ra thành những loại nào?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.

    Kịch dân gian

  • B.

    Kịch thơ

  • C.

    Kịch nói

  • D.

    Ca kịch

Câu 5 :

Bi kịch phản ánh điều gì?

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày  với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Câu 6 :

Chính kịch phản ánh điều gì?

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày  với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Câu 7 :

Hài kịch phản ánh điều gì?

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày  với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Câu 8 :

Văn nghị luận là:

  • A.

    Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực sống nhàm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

  • B.

    Là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức,..)

  • C.

    Là văn bản trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

  • D.

    Là văn bản nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với các vấn đề của xã hội (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức,..)

Câu 9 :

Xét theo nội dung bàn luận, văn nghị luận được chia làm hai thể nào?

Chọn đáp án không đúng.

Văn chính luận và văn phê bình văn học

Văn chính luận và văn đời thường

Văn phê bình văn học và văn đời thường

Câu 10 :

Văn nghị luận thời trung đại không bao gồm loại nào dưới đây?

  • A.

    Chiếu

  • B.

    Cáo

  • C.

    Tuyên ngôn

  • D.

    Hịch

Câu 11 :

Văn nghị luận thời hiện đại không bao gồm loại nào dưới đây?

  • A.

    Lời kêu gọi

  • B.

    Tuyên ngôn

  • C.

    Xã luận

  • D.

    Điều trần

Câu 12 :

Tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng thuộc thể loại nào?

  • A.

    Kịch

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Bình sử

Câu 13 :

Tác phẩm Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh thuộc thể loại nào?

  • A.

    Kịch

  • B.

    Tiểu luận

  • C.

    Xã luận

  • D.

    Bình sử

Câu 14 :

Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia thuộc loại kịch nào?

Bi kịch

Hài kịch

Chính kịch

Câu 15 :

Vở kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e thuộc loại kịch nào?

Bi kịch

Hài kịch

Chính kịch

Câu 16 :

Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh thuộc văn nghị luận trung đại? Đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn khái niệm đúng về kịch:

  • A.

    Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, tái hiện những xung đột xung quanh cuộc sống qua các diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch.

  • B.

    Là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long.

  • C.

    Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu chuyện dài như tiểu thuyết.

  • D.

    Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, mang theo âm hưởng hùng tráng về những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Trong phạm vi văn học, loại văn bản kịch được nêu ra thực chất là phần văn bản của các tác phẩm kịch (kịch bản văn học). Kịch tái hiện những xung đột xung quanh cuộc sống qua các diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch.

Câu 2 :

Ngôn ngữ kịch bao gồm?

  • A.

    Độc thoại

  • B.

    Đối thoại

  • C.

    Bàng thoại

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ kịch bao gồm: 

- Đối thoại: lời của các nhân vật nói với nhau

- Độc thoại: lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình

- Bàng thoại: lời nhân vật nói riêng với người xem.

Câu 3 :

Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột, kịch được phân ra thành những loại nào?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Bi kịch

  • B.

    Hài kịch

  • C.

    Chính kịch

  • D.

    Kịch chính trị

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột, kịch được phân ra thành bi kịch, hài kịch, chính kịch

Câu 4 :

Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn, kịch được phân ra thành những loại nào?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.

    Kịch dân gian

  • B.

    Kịch thơ

  • C.

    Kịch nói

  • D.

    Ca kịch

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn, kịch được phân ra thành kịch thơ, kịch nói, ca kịch.

Câu 5 :

Bi kịch phản ánh điều gì?

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày  với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Đáp án

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Phương pháp giải :

Xem khái lược về kịch

Lời giải chi tiết :

Bi kịch phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Câu 6 :

Chính kịch phản ánh điều gì?

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày  với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Đáp án

Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày  với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Phương pháp giải :

Xem khái lược về kịch

Lời giải chi tiết :

Chính kịch phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày  với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Câu 7 :

Hài kịch phản ánh điều gì?

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày  với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Đáp án

Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Phương pháp giải :

Xem khái lược về kịch

Lời giải chi tiết :

Hài kịch khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Câu 8 :

Văn nghị luận là:

  • A.

    Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực sống nhàm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

  • B.

    Là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức,..)

  • C.

    Là văn bản trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

  • D.

    Là văn bản nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với các vấn đề của xã hội (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức,..)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức,..)

Câu 9 :

Xét theo nội dung bàn luận, văn nghị luận được chia làm hai thể nào?

Chọn đáp án không đúng.

Văn chính luận và văn phê bình văn học

Văn chính luận và văn đời thường

Văn phê bình văn học và văn đời thường

Đáp án

Văn chính luận và văn phê bình văn học

Lời giải chi tiết :

Xét theo nội dung bàn luận, văn nghị luận được phân ra làm hai thể: văn chính luận (bàn luận về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức), văn phê bình văn học (bàn luận về các vấn đề văn học nghệ thuật)

Câu 10 :

Văn nghị luận thời trung đại không bao gồm loại nào dưới đây?

  • A.

    Chiếu

  • B.

    Cáo

  • C.

    Tuyên ngôn

  • D.

    Hịch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tuyên ngôn thuộc văn nghị luận hiện đại.

Câu 11 :

Văn nghị luận thời hiện đại không bao gồm loại nào dưới đây?

  • A.

    Lời kêu gọi

  • B.

    Tuyên ngôn

  • C.

    Xã luận

  • D.

    Điều trần

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điều trần thuộc văn nghị luận trung đại.

Câu 12 :

Tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng thuộc thể loại nào?

  • A.

    Kịch

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Bình sử

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài

Lời giải chi tiết :

Kịch Vĩnh biệt cửu trùng đài – Nguyễn Huy Tưởng.

Câu 13 :

Tác phẩm Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh thuộc thể loại nào?

  • A.

    Kịch

  • B.

    Tiểu luận

  • C.

    Xã luận

  • D.

    Bình sử

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm Một thời đại trong thi ca 

Lời giải chi tiết :

Tiểu luận: Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh.

Câu 14 :

Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia thuộc loại kịch nào?

Bi kịch

Hài kịch

Chính kịch

Đáp án

Bi kịch

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Lời giải chi tiết :

Vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia.

Câu 15 :

Vở kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e thuộc loại kịch nào?

Bi kịch

Hài kịch

Chính kịch

Đáp án

Hài kịch

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm Trưởng giả học làm sang

Lời giải chi tiết :

Vở hài kịch Trưởng giả học làm sang – Mô-li-e.

Câu 16 :

Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh thuộc văn nghị luận trung đại? Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại phân loại văn nghị luận

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh thuộc văn nghị luận hiện đại.