Trắc nghiệm bài Tràng giang - Phân tích Văn 11
Đề bài
Nhan đề “Tràng giang” có nghĩa là:
-
A.
Sông rộng, ngắn
-
B.
Sông dài
-
C.
Sông sâu
-
D.
Sông hẹp, dài
Từ “điệp điệp” trong câu thơ “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” có tác dụng:
Gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không dứt
Tô đậm thêm không gian bao la rộng lớn
Cả hai đáp án trên
Theo Huy Cận, viết câu thơ “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” trong bài Tràng giang, ông đã học tập từ một câu thơ dịch “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?
-
A.
Chinh phụ ngâm
-
B.
Thu hứng
-
C.
Cung oán ngâm khúc
-
D.
Tì bà hành
Trong khổ một bài thơ Tràng giang, hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới:
-
A.
Thuyền về nước lại
-
B.
Củi một cành khô
-
C.
Sóng gợn
-
D.
Con thuyền xuôi mái
Hình ảnh con thuyền, cành củi khô là hình ảnh biểu trưng cho:
-
A.
Kiếp người nhỏ nhoi
-
B.
Kiếp người lạc lõng, vô định
-
C.
Kiếp người không có sức sống
-
D.
Đáp án A và B
Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
-
A.
Điệp từ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Đảo ngữ
-
D.
So sánh
Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có thể hiểu là:
Không có tiếng chợ chiều, phủ định dấu hiệu của sự sống
Đâu đó có tiếng chợ chiều từ xa vọng lại trong không gian không xác định
Cả hai đáp án trên
Hình ảnh bèo trong câu thơ “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng” biểu tượng cho những kiếp người, cõi nhân sinh trôi nổi, không biết sẽ đi đâu, về đâu. Đúng hay sai?
Hai câu thơ đầu của khổ 4 bài thơ Tràng giang đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ vào khoảng thời gian nào?
-
A.
Bình minh
-
B.
Giữa trưa
-
C.
Chiều tà
-
D.
Đêm tối
Hình ảnh nào không được tác giả nhắc đến trong khổ thơ thứ tư của bài thơ Tràng giang?
-
A.
Mây
-
B.
Núi
-
C.
Cánh chim
-
D.
Con thuyền
Câu thơ nào trong khổ 4 bài Tràng giang được gợi từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu?
-
A.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
-
B.
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
-
C.
Lòng quê dờn dợn vời con nước
-
D.
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Qua bài thơ Tràng giang, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
-
A.
Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước
-
B.
Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín
-
C.
Niềm xót thương cho sự hiu quạnh của một làng quê
-
D.
Tất cả các đáp án trên
“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Nỗi nhà ở đây là nỗi nhớ:
Nỗi nhớ quê hương Hã Tĩnh
Nỗi nhớ đất nước khi chưa bị mất chủ quyền
Cả hai đáp án trên đều đúng
Từ nào trong khổ 4 bài Tràng giang không phải là từ láy?
Lớp lớp
Dợn dợn
Không khói
Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ Tràng giang của Huy Cận là:
-
A.
Nỗi băn khoăn
-
B.
Nỗi cô đơn
-
C.
Nỗi buồn
-
D.
Đáp án B và C
Lời giải và đáp án
Nhan đề “Tràng giang” có nghĩa là:
-
A.
Sông rộng, ngắn
-
B.
Sông dài
-
C.
Sông sâu
-
D.
Sông hẹp, dài
Đáp án : B
Tràng giang: sông dài
=> Từ Hán Việt, kết hợp với vần “ang” tạo độ ngân vang liên tiếp, gợi ra hình ảnh con sông vừa dài vừa rộng.
Từ “điệp điệp” trong câu thơ “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” có tác dụng:
Gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không dứt
Tô đậm thêm không gian bao la rộng lớn
Cả hai đáp án trên
Cả hai đáp án trên
Từ “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian bao la, rộng lớn.
Theo Huy Cận, viết câu thơ “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” trong bài Tràng giang, ông đã học tập từ một câu thơ dịch “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?
-
A.
Chinh phụ ngâm
-
B.
Thu hứng
-
C.
Cung oán ngâm khúc
-
D.
Tì bà hành
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Câu thơ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò là câu thơ được dịch từ tác phẩm Chinh phụ ngâm.
Trong khổ một bài thơ Tràng giang, hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới:
-
A.
Thuyền về nước lại
-
B.
Củi một cành khô
-
C.
Sóng gợn
-
D.
Con thuyền xuôi mái
Đáp án : B
“Củi một cành khô” là hình ảnh thơ hiện đại, chưa từng xuất hiện trong thơ ca cổ.
Hình ảnh con thuyền, cành củi khô là hình ảnh biểu trưng cho:
-
A.
Kiếp người nhỏ nhoi
-
B.
Kiếp người lạc lõng, vô định
-
C.
Kiếp người không có sức sống
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án : D
Hình ảnh con thuyền, cành củi khô là hình ảnh biểu trưng cho những kiếp người nhỏ bé, lạc lõng, vô định.
Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
-
A.
Điệp từ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Đảo ngữ
-
D.
So sánh
Đáp án : C
Nghệ thuật đảo ngữ, kết hợp với từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu”
=> Gợi lên sự thưa thớt, hoang vắng.
Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có thể hiểu là:
Không có tiếng chợ chiều, phủ định dấu hiệu của sự sống
Đâu đó có tiếng chợ chiều từ xa vọng lại trong không gian không xác định
Cả hai đáp án trên
Cả hai đáp án trên
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
- Cách hiểu thứ nhất: Không có tiếng chợ chiều, phủ định dấu hiệu của sự sống
- Cách hiểu thứ hai: Đâu đó có tiếng chợ chiều vọng lại trong không gian không xác định
=> Dẫu hiểu theo cách nào thì câu thơ vẫn gợi lên sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi bóng dáng con người.
Hình ảnh bèo trong câu thơ “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng” biểu tượng cho những kiếp người, cõi nhân sinh trôi nổi, không biết sẽ đi đâu, về đâu. Đúng hay sai?
- Đúng
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
- Hình ảnh bèo trong câu thơ “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng” biểu tượng cho những kiếp người, cõi nhân sinh trôi nổi, không biết sẽ đi đâu, về đâu
Hai câu thơ đầu của khổ 4 bài thơ Tràng giang đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ vào khoảng thời gian nào?
-
A.
Bình minh
-
B.
Giữa trưa
-
C.
Chiều tà
-
D.
Đêm tối
Đáp án : C
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
- Hai câu thơ đầu khổ thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ.
Hình ảnh nào không được tác giả nhắc đến trong khổ thơ thứ tư của bài thơ Tràng giang?
-
A.
Mây
-
B.
Núi
-
C.
Cánh chim
-
D.
Con thuyền
Đáp án : D
Hình ảnh con thuyền không xuất hiện trong khổ 4.
Câu thơ nào trong khổ 4 bài Tràng giang được gợi từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu?
-
A.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
-
B.
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
-
C.
Lòng quê dờn dợn vời con nước
-
D.
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Đáp án : D
Câu thơ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà được gợi lên từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Qua bài thơ Tràng giang, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
-
A.
Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước
-
B.
Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín
-
C.
Niềm xót thương cho sự hiu quạnh của một làng quê
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Xem lại văn bản
Tràng giang thể hiện tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận
“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Nỗi nhà ở đây là nỗi nhớ:
Nỗi nhớ quê hương Hã Tĩnh
Nỗi nhớ đất nước khi chưa bị mất chủ quyền
Cả hai đáp án trên đều đúng
Cả hai đáp án trên đều đúng
Xem lại văn bản
“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
- Nỗi “nhớ nhà” ở đây vừa là nỗi nhớ quê hương Hà Tĩnh, đồng thời là nỗi nhớ đất nước những ngày chưa bị giặc xâm lược, chưa bị mất chủ quyền.
Từ nào trong khổ 4 bài Tràng giang không phải là từ láy?
Lớp lớp
Dợn dợn
Không khói
Không khói
Nhớ lại khái niệm từ láy
Từ láy: dợn dợn, lớp lớp
Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ Tràng giang của Huy Cận là:
-
A.
Nỗi băn khoăn
-
B.
Nỗi cô đơn
-
C.
Nỗi buồn
-
D.
Đáp án B và C
Đáp án : D
Xem lại văn bản
Nỗi buồn và nỗi cô đơn của một “cái tôi” trước thiên nhiên rộng lớn.
Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Tràng giang Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét về tác giả Huy Cận Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết