Trắc nghiệm bài Khóc Dương Khuê - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung chính của hai câu thơ sau là:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”

  • A.

    Nỗi đau đột ngột khi mất bạn

  • B.

    Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng nhà thơ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 2 :

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết ai đưa, ai biết mà đưa”

Bốn câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Nhân hóa

Kết cấu trùng điệp

Điệp ngữ

Đáp án B và C

Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi” được ngắt nhịp như thế nào?

  • A.

    2/2/2

  • B.

    1/2/3

  • C.

    2/1/3

  • D.

    3/3

Câu 4 :

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ Khóc Dương Khuê?

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Điệp ngữ

  • C.

    Nói giảm nói tránh

  • D.

    Ẩn dụ

Câu 5 :

Kỉ niệm nào không được Nguyễn Khuyến nhắc đến trong bài thơ khi nhắc về tình bạn với Dương Khuê?

Cùng nhau thi đỗ làm quan

Cùng nhau câu cá

Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước

Cùng ngân nga hát ả đào

Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn

Cùng nhau hưởng vinh hoa phú quý

Cùng nhau trải qua những hoạn nạn, vật đổi sao rời

Cuộc gặp gỡ cuối cùng

Câu 6 :

Câu thơ nào dưới đây trong bài Khóc Dương Khuê tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?

  • A.

    Câu thơ nghĩ đắn đo không viết  / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

  • B.

    “Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

  • C.

    Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương

  • D.

    Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

     

Câu 7 :

Hai câu thơ sau gợi nhớ đến điển tích nào của Trung Quốc:

    “Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Trần Phồn

Bá Nha, Chung Tử Kì

Quản Trọng, Bảo Thúc Nha

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A và B

Câu 8 :

Những chi tiết nào thể hiện nỗi đau đớn, trống vắng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất?

Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất

Rượu ngon không có bạn hiền

Câu thơ hay không có người bình luận

Đàn gảy không ai thấu hiểu

Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Có ý kiến cho rằng:

          “Ở hai câu thơ cuối, nhà thơ khuyên mình không nên khóc, bởi tuổi già còn ít nước mắt lắm, chỉ như những hạt sương mong manh thôi, làm sao có thể ép cho nước mắt tuôn chảy thành hai hàng chứa chan được. Nhưng nói như thế là nói lí. Tự nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương” được, và càng hiểu rằng hai hàng nước mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy”. Mỗi chữ trong thơ ông đều đẫm đầy nước mắt, những hạt lệ từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn”.

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung chính của hai câu thơ sau là:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”

  • A.

    Nỗi đau đột ngột khi mất bạn

  • B.

    Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng nhà thơ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”

=> Nội dung chính: Nỗi đau đột ngột khi mất bạn

Câu 2 :

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết ai đưa, ai biết mà đưa”

Bốn câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Nhân hóa

Kết cấu trùng điệp

Điệp ngữ

Đáp án B và C

Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Đáp án B và C

Lời giải chi tiết :

- Nghệ thuật được sử dụng: kết cấu trùng điệp, điệp ngữ.

=> Tác dụng: tạo cảm giác nức nở, sự trống vắng đến ngẹn ngào, chua xót , nỗi tiếc bạn không nguôi trong tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất.

Câu 3 :

Câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi” được ngắt nhịp như thế nào?

  • A.

    2/2/2

  • B.

    1/2/3

  • C.

    2/1/3

  • D.

    3/3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai câu lục được ngắt nhịp 2/1/3 đọc lên nghe nhói đau, quặn thắt như những tiếng nấc tắc nghẹn trong nối đau đến quá đỗi bất ngờ.

Câu 4 :

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ Khóc Dương Khuê?

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Điệp ngữ

  • C.

    Nói giảm nói tránh

  • D.

    Ẩn dụ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cách dùng “Thôi đã thôi rồi”: cách nói giảm nói tránh để giảm bớt nỗi đau mất bạn, kết hợp với việc sử dụng các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” cùng với nhịp thơ 4/4 ở câu bát diễn tả nỗi đau kéo dài như vô cùng vô tận. Nỗi đau từ chính cõi lòng của nhà thơ lan tỏa ra cả không gian rộng lớn, bao la.

Câu 5 :

Kỉ niệm nào không được Nguyễn Khuyến nhắc đến trong bài thơ khi nhắc về tình bạn với Dương Khuê?

Cùng nhau thi đỗ làm quan

Cùng nhau câu cá

Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước

Cùng ngân nga hát ả đào

Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn

Cùng nhau hưởng vinh hoa phú quý

Cùng nhau trải qua những hoạn nạn, vật đổi sao rời

Cuộc gặp gỡ cuối cùng

Đáp án

Cùng nhau câu cá

Cùng nhau hưởng vinh hoa phú quý

Lời giải chi tiết :

Kỉ niệm của tác giả với Dương Khuê:

- Cùng nhau thi đỗ làm quan

- Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước

- Cùng ngân nga hát ả đào

- Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn

- Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời.

- Cuộc gặp gỡ cuối cùng

=> Đây là những kỉ niệm kéo dài từ tuổi trẻ đến khi về già, thể hiện tình bạn gắn bó keo sơn, thắm thiết.

Câu 6 :

Câu thơ nào dưới đây trong bài Khóc Dương Khuê tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?

  • A.

    Câu thơ nghĩ đắn đo không viết  / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

  • B.

    “Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

  • C.

    Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương

  • D.

    Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

 

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ sử dụng điển tích Trung Quốc:

“Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Câu 7 :

Hai câu thơ sau gợi nhớ đến điển tích nào của Trung Quốc:

    “Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Trần Phồn

Bá Nha, Chung Tử Kì

Quản Trọng, Bảo Thúc Nha

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A và B

Đáp án

Đáp án A và B

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ sử dụng điển tích Trung Quốc:

- “Giường treo” : Trần Phồn thời Hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi nhà thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên

- “Đàn kia”: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha và ChungTử Kì là hai người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe được tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu Bá Nha đang nghĩ gì. Người ta gọi đó là bạn tri âm. Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình. Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa.

=> Gợi tình bạn tri âm, tri kỉ.

Câu 8 :

Những chi tiết nào thể hiện nỗi đau đớn, trống vắng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất?

Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất

Rượu ngon không có bạn hiền

Câu thơ hay không có người bình luận

Đàn gảy không ai thấu hiểu

Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Tất cả các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Những chi tiết thể hiện nỗi đau đớn, trống vắng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất:

      “Làm sao bác vội về ngay

Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời”

- Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất

“ Rượu ngon không có bạn hiền

  Không mua không phải không tiền không mua

  Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

  Viết đưa ai, ai biết mà đưa.”

- Rượu ngon giờ không có bạn hiền cùng uống, câu thơ hay không có ai bình luận, đàn gảy không ai thấu hiểu. Nguyễn Khuyến đã mất đi một người bạn tri âm, tri kỉ.

Câu 9 :

Có ý kiến cho rằng:

          “Ở hai câu thơ cuối, nhà thơ khuyên mình không nên khóc, bởi tuổi già còn ít nước mắt lắm, chỉ như những hạt sương mong manh thôi, làm sao có thể ép cho nước mắt tuôn chảy thành hai hàng chứa chan được. Nhưng nói như thế là nói lí. Tự nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương” được, và càng hiểu rằng hai hàng nước mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy”. Mỗi chữ trong thơ ông đều đẫm đầy nước mắt, những hạt lệ từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Đây là một nhận định đúng. Tuổi già rất khó khóc, không còn nước mắt để khóc bạn. Nhưng kì thực, câu thơ đầm đìa nước mắt.

Trắc nghiệm bài Vịnh khoa thi Hương - Tìm hiểu chung Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung Vịnh khoa thi Hương Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Vịnh khoa thi Hương - Phân tích Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Khóc Dương Khuê - Tìm hiểu chung Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Khóc Dương Khuê Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Vài nét về Nguyễn Khuyến Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét về Nguyễn Khuyến Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Thương vợ - Phân tích Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích bài thơ Thương vợ Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Thương vợ - Tìm hiểu chung Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Thương vợ Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Vài nét về Trần Tế Xương Văn 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét về Trần Tế Xương Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết