Trắc nghiệm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Tìm hiểu chung Văn 11
Đề bài
Tác giả bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là ai?
-
A.
Nguyễn Đình Chiểu
-
B.
Chu Mạnh Trinh
-
C.
Trần Tú Xương
-
D.
Nguyễn Khuyến
Mục đích của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là:
-
A.
Tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc
-
B.
Tưởng nhớ công ơn của những người binh lính đã triều đình đã anh dũng đứng lên chống giặc
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào khoảng thời gian nào?
-
A.
Cuối năm 1859
-
B.
Cuối năm 1860
-
C.
Cuối năm 1861
-
D.
Cuối năm 1862
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thuộc thể loại nào?
-
A.
Truyện
-
B.
Văn tế
-
C.
Hát nói
-
D.
Cáo
Bài văn tế thường có bố cục gồm những phần nào?
-
A.
Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết
-
B.
Đề, lung khởi, ai vãn, kết
-
C.
Đề, thích thực, ai vãn, kết
-
D.
Lung khởi, thích thực, luận, kết
Nối các đoạn sau với nội dung sao cho phù hợp:
“Hỡi ôi!...tiếng vang như mõ”.
“Nhớ linh xưa…tàu đồng súng nổ”
“Ôi!... cơn bóng xế dật dờ trước ngõ
“Ôi!...Có linh xin hưởng.”
Tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người đã chết
Hồi tưởng công đức và cuộc đời của người nghĩa sĩ
Cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc
Lời thương tiếc của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ
Nhận định nào sau đây không đúng với tinh thần bài thơ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
-
A.
Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại.
-
B.
Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.
-
C.
Là tiếng khóc bi luỵ của nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ cần Giuộc.
-
D.
Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.
Ý nào không phải nét đặc sắc nghệ thuật trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
-
A.
Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh
-
B.
Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc
-
C.
Thủ pháp liệt kê, đối lập
-
D.
Ngôn ngữ dân dã, thuần Việt
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc viết về:
-
A.
Những người lính ở Cần Giuộc chống lại giặc Pháp
-
B.
Những sĩ phu yêu nước ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp
-
C.
Những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp
-
D.
Người dân Nam Bộ đứng lên chống Pháp
Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
-
A.
Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ
-
B.
Vì sự bền vững của triều đình
-
C.
Giữ gìn từng miếng cơm manh áo
-
D.
Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại
Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?
-
A.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
-
B.
Văn tế Phan Chu Trinh ( Phan Bội Châu)
-
C.
Văn tế sống vợ (Trần Tú Xương)
-
D.
Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái)
Lời giải và đáp án
Tác giả bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là ai?
-
A.
Nguyễn Đình Chiểu
-
B.
Chu Mạnh Trinh
-
C.
Trần Tú Xương
-
D.
Nguyễn Khuyến
Đáp án : A
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Mục đích của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là:
-
A.
Tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc
-
B.
Tưởng nhớ công ơn của những người binh lính đã triều đình đã anh dũng đứng lên chống giặc
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : A
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào khoảng thời gian nào?
-
A.
Cuối năm 1859
-
B.
Cuối năm 1860
-
C.
Cuối năm 1861
-
D.
Cuối năm 1862
Đáp án : C
Năm 1861, vào đêm 14 – 12, nghĩa quân tấn công vào đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc nhưng cuối cùng lại thất bại. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thuộc thể loại nào?
-
A.
Truyện
-
B.
Văn tế
-
C.
Hát nói
-
D.
Cáo
Đáp án : B
Thể loại của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là văn tế (ngày nay còn gọi là điếu văn). Văn tế là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế - tưởng.
Bài văn tế thường có bố cục gồm những phần nào?
-
A.
Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết
-
B.
Đề, lung khởi, ai vãn, kết
-
C.
Đề, thích thực, ai vãn, kết
-
D.
Lung khởi, thích thực, luận, kết
Đáp án : A
Bố cục bài văn tế thường có các phần:
- Lung khởi: cảm tưởng khái quát về người chết
- Thích thực: hồi tưởng công đức của người chết
- Ai vãn: than tiếc người chết
- Kết: nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn của người chết.
Nối các đoạn sau với nội dung sao cho phù hợp:
“Hỡi ôi!...tiếng vang như mõ”.
“Nhớ linh xưa…tàu đồng súng nổ”
“Ôi!... cơn bóng xế dật dờ trước ngõ
“Ôi!...Có linh xin hưởng.”
Tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người đã chết
Hồi tưởng công đức và cuộc đời của người nghĩa sĩ
Cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc
Lời thương tiếc của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ
“Hỡi ôi!...tiếng vang như mõ”.
Cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc
“Nhớ linh xưa…tàu đồng súng nổ”
Hồi tưởng công đức và cuộc đời của người nghĩa sĩ
“Ôi!... cơn bóng xế dật dờ trước ngõ
Lời thương tiếc của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ
“Ôi!...Có linh xin hưởng.”
Tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người đã chết
Bố cục:
- Lung khởi: cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ cần Giuộc
- Thích thực: hồi tưởng cuộc đời và công đức của những người nghĩa sĩ.
- Ai vãn: lời thương tiếc của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ
- Kết: tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người đã chết
Nhận định nào sau đây không đúng với tinh thần bài thơ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
-
A.
Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại.
-
B.
Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.
-
C.
Là tiếng khóc bi luỵ của nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ cần Giuộc.
-
D.
Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.
Đáp án : C
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không phải là tiếng khóc bi lụy của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Ý nào không phải nét đặc sắc nghệ thuật trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
-
A.
Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh
-
B.
Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc
-
C.
Thủ pháp liệt kê, đối lập
-
D.
Ngôn ngữ dân dã, thuần Việt
Đáp án : D
Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh
- Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc
- Thủ pháp liệt kê, đối lập
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc viết về:
-
A.
Những người lính ở Cần Giuộc chống lại giặc Pháp
-
B.
Những sĩ phu yêu nước ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp
-
C.
Những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp
-
D.
Người dân Nam Bộ đứng lên chống Pháp
Đáp án : C
Bài văn tế tạc khắc nên hình tượng những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp, hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, hào hùng của nhân dân ta.
Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
-
A.
Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ
-
B.
Vì sự bền vững của triều đình
-
C.
Giữ gìn từng miếng cơm manh áo
-
D.
Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại
Đáp án : B
Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, thái độ của triều đình như thế nào?
Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạc nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước.
Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?
-
A.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
-
B.
Văn tế Phan Chu Trinh ( Phan Bội Châu)
-
C.
Văn tế sống vợ (Trần Tú Xương)
-
D.
Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái)
Đáp án : C
Xem lại tiểu dẫn
Âm hưởng chung của các bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm của mỗi bài có thể khác nhau. Có bài chỉ thuần túy là một tiếng khóc Văn tế Trương Quỳnh Như nhưng cũng có bài mang tính sử thi bi tráng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Văn tế Phan Chu Trinh. Đặc biệt, có khi văn tế được viết trong những hoàn cảnh khác, nhằm mục đích khác. Tú Xương làm bài thơ Văn tế sống vợ với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.