Trắc nghiệm bài Chí Phèo - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Hình ảnh xuất hiện ở phần đầu và phần cuối truyện Chí Phèo là hình ảnh:

  • A.

    Tiếng chửi

  • B.

    Bát cháo hành

  • C.

    Cái lò gạch cũ

  • D.

    Tiếng chim hót

Câu 2 :

Nguyên nhân nào đã khiến Chí Phèo phải vào tù?

  • A.

    Vì cơn ghen của lí Kiến (Bá Kiến)

  • B.

    Vì Chí Phèo đánh nhau với người trong làng

  • C.

    Vì Chí Phèo ăn trộm đồ nhà Bá Kiến

  • D.

    Vì đánh bạc

Câu 3 :

Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:

  • A.

    Đó là tiếng chửi trong vô thức của một tên say rượu

  • B.

    Khát khao được giao tiếp với mọi người của Chí Phèo

  • C.

    Thể hiện tâm trạng phẫn uất cùng cực của Chí

  • D.

    Đáp án B và C

Câu 4 :

Chí Phèo có xuất thân như thế nào?

  • A.

    Cha Chí mất sớm, Chí ở với mẹ. Sau này, cha cũng lâm bệnh và qua đời, Chí trở thành đứa trẻ mồ côi, đi ăn xin sống qua ngày.

  • B.

    Chí là đứa trẻ mồ côi bị bỏ ở cái lò gạch bỏ không, qua tay nhiều người nuôi.

  • C.

    Cha mẹ Chí bị bệnh đậu mùa, Chí bị bắt đem bán xuống miền xuôi làm thuê cho nhà Bá Kiến

  • D.

    Chí là đứa trẻ không cha, mẹ Chí vì quá nghèo đã bán chi đi ở cho nhà Bá Kiến

Câu 5 :

Lớn lên, Chí Phèo đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 6 :

Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 7 :

Trước khi đi tù, Chí Phèo là người nông dân như thế nào?

  • A.

    Hiền lành, lương thiện

  • B.

    Có ước mơ giản dị như bao người nông dân hiền lành, lương thiện khác

  • C.

    Một người có lòng tự trọng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Nhân vật nào sau đây không có trong tác phẩm Chí Phèo?

  • A.

    Binh Chức

  • B.

    Tư Lãng

  • C.

    Lang Rận

  • D.

    Năm Thọ

Câu 9 :

Khi ở tù về, Chí đã thay đổi như thế nào?

  • A.

    Chí phèo thay đổi nhân hình

  • B.

    Chí Phèo thay đổi nhân tính

  • C.

    Chí Phèo thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính

  • D.

    Chí Phèo thay đổi tên họ

Câu 10 :

Ý nghĩa chi tiết cái lò gạch bỏ hoang xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm Chí Phèo?

  • A.

    Nhấn mạnh một lần nữa lai lịch của Chí Phèo

  • B.

    Gợi niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận người nông dân nghèo bị tha hóa như Chí Phèo

  • C.

    Dự báo về tương lai của đứa con Chí Phèo cũng sẽ bị cuộc đời bỏ quên

  • D.

    Đưa ra lời cảnh báo về một quy luật: còn tồn tại cái xã hội làng Vũ Đại thì còn có kẻ bị tha hóa, bi kịch như Chí Phèo

Câu 11 :

Chi tiết nào dưới đây được Nam Cao dùng để miêu tả nhân vật thị Nở?

  • A.

    Một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ và ế chồng, xấu “ma chê quỷ hờn”

  • B.

    Áo quần tả tơi như tổ đỉa, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt

  • C.

    Hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, thân người to và chắc nịch

  • D.

    Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ.

Câu 12 :

Chi tiết nào không xuất hiện trong tác phẩm Chí Phèo?

  • A.

    Tiếng chim hót trong lành buổi sáng

  • B.

    Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông

  • C.

    Tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.

  • D.

    Tiếng cười nói của những người đi chợ

Câu 13 :

Cuộc gặp gỡ với Thị Nở, Chí đã có những thay đổi như thế nào?

  • A.

    Nhận thức được thế giới xung quang

  • B.

    Nhận thức về bản thân mình

  • C.

    Hồi tưởng về quá khứ và hi vọng về tương lai

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 14 :

Khi ý thức được hiện tại và dự cảm về tương lai, Chí Phèo sợ nhất điều gì?

  • A.

    Nghèo khổ

  • B.

    Cô độc

  • C.

    Ốm đau

  • D.

    Tuổi già

Câu 15 :

Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao:

  • A.

    Thể hiện tình yêu thương của thị Nở dành cho Chí Phèo

  • B.

    Là hương vị của tình yêu, hạnh phúc muộn màng mà Chí được nhận

  • C.

    Khơi dậy niềm khao khát được làm hòa với mọi người, niềm khao khát được trở về với cuộc sống lương thiện trong Chí

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 16 :

Nhân vật nào là đại diện cho những định kiến của xã hội phong kiến, cự tuyệt khao khát được trở về làm người lương thiện của Chí?

  • A.

    Bá Kiến

  • B.

    Thị Nở

  • C.

    Bà cô Thị Nở

  • D.

    Lí Cường

Câu 17 :

Tâm trạng của Chí Phèo thay đổi như thế nào khi bị thị Nở cự tuyệt:

  • A.

    Tuyệt vọng – hi vọng – thức tỉnh

  • B.

    Đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 18 :

Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến của Chí Phèo:

  • A.

    Đâm chết Bá Kiến để không còn ai ngăn cản Chí trở về làm người lương thiện

  • B.

    Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân khi thức tỉnh về quyền sống

  • C.

    Chí nhận ra kẻ thù của mình là Bá Kiến

  • D.

    Đáp án B  và C

Câu 19 :

Sau khi ra tù, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ, Bá Kiến đã biến Chí thành tay sai cho hắn bằng cách nào?

  • A.

    Nhận họ hàng với Chí

  • B.

    Mời chí vào nhà uống nước, mua rượu, đãi thêm vào đồng bạc

  • C.

    Giở giọng đường mật, gọi Chí bằng “anh”

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 20 :

Nhận định nào nêu được khái quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo?

  • A.

    Thị Nở là hiện thân của cái xấu, nghèo, dở hơi, xuất thân thấp kém của con người trong xã hội cũ

  • B.

    Thị Nở là hiện thân cho ước mơ bình dị nhưng không bao giờ đạt được của Chí

  • C.

    Thị Nở là nhịp cầu nối đưa Chí trở về cuộc sống của một con người trong xã hội “bằng phẳng, thân thiện”

  • D.

    Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khao khát và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hình ảnh xuất hiện ở phần đầu và phần cuối truyện Chí Phèo là hình ảnh:

  • A.

    Tiếng chửi

  • B.

    Bát cháo hành

  • C.

    Cái lò gạch cũ

  • D.

    Tiếng chim hót

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm, được tác giả Nam Cao xây dựng với một ý đồ nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

Câu 2 :

Nguyên nhân nào đã khiến Chí Phèo phải vào tù?

  • A.

    Vì cơn ghen của lí Kiến (Bá Kiến)

  • B.

    Vì Chí Phèo đánh nhau với người trong làng

  • C.

    Vì Chí Phèo ăn trộm đồ nhà Bá Kiến

  • D.

    Vì đánh bạc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân: Chí Phèo bị lí Kiến ghen tuông, đẩy vào tù.

Câu 3 :

Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:

  • A.

    Đó là tiếng chửi trong vô thức của một tên say rượu

  • B.

    Khát khao được giao tiếp với mọi người của Chí Phèo

  • C.

    Thể hiện tâm trạng phẫn uất cùng cực của Chí

  • D.

    Đáp án B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Ý nghĩa tiếng chửi Chí Phèo:

- Chí Phèo dùng tiếng chửi để khát khao giao tiếp với cuộc đời, nhưng đáp lại lời Chí chỉ là tiếng của ba con chó dữ.

- Tiếng chửi thể hiện tâm trạng phẫn uất của Chí Phèo, trong xã hội loài người ấy, Chí không được coi như một con người

=> Nhà văn phơi bày, lên án tố cáo xã hội lúc bấy giờ, đẩy người nông dân vào bước đường cùng, tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính.

Câu 4 :

Chí Phèo có xuất thân như thế nào?

  • A.

    Cha Chí mất sớm, Chí ở với mẹ. Sau này, cha cũng lâm bệnh và qua đời, Chí trở thành đứa trẻ mồ côi, đi ăn xin sống qua ngày.

  • B.

    Chí là đứa trẻ mồ côi bị bỏ ở cái lò gạch bỏ không, qua tay nhiều người nuôi.

  • C.

    Cha mẹ Chí bị bệnh đậu mùa, Chí bị bắt đem bán xuống miền xuôi làm thuê cho nhà Bá Kiến

  • D.

    Chí là đứa trẻ không cha, mẹ Chí vì quá nghèo đã bán chi đi ở cho nhà Bá Kiến

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ khi sinh ra Chí đã là đứa trẻ mồ côi: Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo “trần truồng và xám ngắt” trong một chiếc váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”, sau đó, chuyền tay cho người làng nuôi.

Câu 5 :

Lớn lên, Chí Phèo đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Lớn lên, Chí Phèo làm canh điền cho nhà Bá Kiến.

Câu 6 :

Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

* Chí Phèo đến nhà Bá Kiến ba lần:

- Lần thứ nhất: sau khi ra tù, Chí tìm đến nhà Bá Kiến, rạch mặt ăn vạ

- Lần thứ hai: Chí đến xin Bá Kiến cho đi ở tù

- Lần thứ ba: Chí đến giết Bá Kiến, sau đó hắn cũng tự kết liễu cuộc đời mình.

Câu 7 :

Trước khi đi tù, Chí Phèo là người nông dân như thế nào?

  • A.

    Hiền lành, lương thiện

  • B.

    Có ước mơ giản dị như bao người nông dân hiền lành, lương thiện khác

  • C.

    Một người có lòng tự trọng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Lớn lên, Chí là người nông dân hiền lành, lương thiện, khỏe mạnh, hắn “hiền như đất”.

- Chí có lòng tự trọng, bị bà BA Bá Kiến gọi lên bóp chân, xoa bụng. Chí “chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”, “hai mươi tuổi người ta không hoàn toàn là gỗ đá, nhưng người ta cũng không hoàn toàn là xác thịt, người ta không thích cái gì mà người ta khinh”

- Chí cũng có ước mơ như bao người nông dân hiền lành, lương thiện khác

Câu 8 :

Nhân vật nào sau đây không có trong tác phẩm Chí Phèo?

  • A.

    Binh Chức

  • B.

    Tư Lãng

  • C.

    Lang Rận

  • D.

    Năm Thọ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Lang Rận là nhân vật chính trong tác phẩm Lang Rận – Nam Cao

Câu 9 :

Khi ở tù về, Chí đã thay đổi như thế nào?

  • A.

    Chí phèo thay đổi nhân hình

  • B.

    Chí Phèo thay đổi nhân tính

  • C.

    Chí Phèo thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính

  • D.

    Chí Phèo thay đổi tên họ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

* Sau khi đi tù về, Chí thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính

- Nhân hình: Cáo đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm…

- Nhân tính: Hắn về từ chiều hôm trước, hôm sau đã đi uống rượu từ trưa đến xế chiều, sống triền miên trong vô thức từ con say này đến cơn say khác. Chí tìm đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ => Trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến

=> Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Câu 10 :

Ý nghĩa chi tiết cái lò gạch bỏ hoang xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm Chí Phèo?

  • A.

    Nhấn mạnh một lần nữa lai lịch của Chí Phèo

  • B.

    Gợi niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận người nông dân nghèo bị tha hóa như Chí Phèo

  • C.

    Dự báo về tương lai của đứa con Chí Phèo cũng sẽ bị cuộc đời bỏ quên

  • D.

    Đưa ra lời cảnh báo về một quy luật: còn tồn tại cái xã hội làng Vũ Đại thì còn có kẻ bị tha hóa, bi kịch như Chí Phèo

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng - kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại thì sẽ còn những người bị tha hóa, bi kịch như Chí Phèo.

Câu 11 :

Chi tiết nào dưới đây được Nam Cao dùng để miêu tả nhân vật thị Nở?

  • A.

    Một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ và ế chồng, xấu “ma chê quỷ hờn”

  • B.

    Áo quần tả tơi như tổ đỉa, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt

  • C.

    Hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, thân người to và chắc nịch

  • D.

    Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Chi tiết miêu tả thị Nở: thị Nở - một người đàn bà xấu xỉ, ngẩn ngơ, ế chồng “ Cái mặt của thị trực là một sự mỉa mai của Hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật sự là tai hại. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với cái môi cũng cố to không thua cái mũi, có lẽ vì cố quá mà chúng nứt nở như rạn ra. Đã thế thị lại hay ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm,..”

Câu 12 :

Chi tiết nào không xuất hiện trong tác phẩm Chí Phèo?

  • A.

    Tiếng chim hót trong lành buổi sáng

  • B.

    Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông

  • C.

    Tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.

  • D.

    Tiếng cười nói của những người đi chợ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tiếng sáo không xuất hiện trong truyện ngắn Chí Phèo.

Câu 13 :

Cuộc gặp gỡ với Thị Nở, Chí đã có những thay đổi như thế nào?

  • A.

    Nhận thức được thế giới xung quang

  • B.

    Nhận thức về bản thân mình

  • C.

    Hồi tưởng về quá khứ và hi vọng về tương lai

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Việc gặp gỡ thị Nở như một bước ngoặt trong cuộc đời Chí

+ Hắn nhận thức được âm thanh cuộc sống xung quanh (tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông, tiếng người cười nói đi chợ về)

+ Chí nhận thức được tình cảnh của bản thân mình: già, cô độc,..

+ Chí hồi tưởng về quá khứ, hi vọng trong tương lai. Chí muốn làm người lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. Thị Nở sẽ là người dẫn đường cho Chí.

Câu 14 :

Khi ý thức được hiện tại và dự cảm về tương lai, Chí Phèo sợ nhất điều gì?

  • A.

    Nghèo khổ

  • B.

    Cô độc

  • C.

    Ốm đau

  • D.

    Tuổi già

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Chí hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

Câu 15 :

Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao:

  • A.

    Thể hiện tình yêu thương của thị Nở dành cho Chí Phèo

  • B.

    Là hương vị của tình yêu, hạnh phúc muộn màng mà Chí được nhận

  • C.

    Khơi dậy niềm khao khát được làm hòa với mọi người, niềm khao khát được trở về với cuộc sống lương thiện trong Chí

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

* Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành:

- Bát cháo ấy do thị Nở nấu có thể chẳng mấy ngon nhưng quan trọng nó là tình thương, tình yêu, tình người ấm áp. Nó là sự chăm sóc ân cần mang theo những nỗi lo âu thực sự của tấm lòng thị Nở dành cho Chí. Đặt trong quãng đời dài dặc đầy bi kịch của Chí, trong hoàn cảnh dưới đáy hiện tại của Chí, bát cháo ấy là tình người hiếm hoi mà Chí nhận được, là hạnh phúc tình yêu muộn mằn, quý giá vô ngần mà lần đầu tiên trong đời hắn được hưởng. Hương vị cháo hành – hương vị tình yêu tỏa sáng, vượt lên hoàn cảnh, lên trên mọi định kiến của xã hội.

=> Hạnh phúc chớm nở, Chí khao khát cuộc đời lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. Thị Nở sẽ là cầu nối, là hy vọng, mở ra cánh cửa của thế giới lương thiện.

Câu 16 :

Nhân vật nào là đại diện cho những định kiến của xã hội phong kiến, cự tuyệt khao khát được trở về làm người lương thiện của Chí?

  • A.

    Bá Kiến

  • B.

    Thị Nở

  • C.

    Bà cô Thị Nở

  • D.

    Lí Cường

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Bà cô thị Nở xỉa xói thị Nở: “Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo!”

=> Bà cô thị Nở chính là đại diện cho những định kiến của xã hội phong kiến, cự tuyệt khao khát được trở về làm người lương thiện của Chí. Một con quỷ dữ sẽ không bao giờ làm người lương thiện được nữa. Xã hội đã cự tuyệt Chí.

Câu 17 :

Tâm trạng của Chí Phèo thay đổi như thế nào khi bị thị Nở cự tuyệt:

  • A.

    Tuyệt vọng – hi vọng – thức tỉnh

  • B.

    Đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi bị thị Nở dứt tình, tâm trạng Chí có nhiều thay đổi. Qúa trình diễn biến tâm lí đầy phức tạp: đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng

=> Chí uống rượu, càng uống lại càng tỉnh. Chí thấy thoang thoảng hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức.

=> Chí Phèo rơi vào tận cùng của bi kịch.

Câu 18 :

Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến của Chí Phèo:

  • A.

    Đâm chết Bá Kiến để không còn ai ngăn cản Chí trở về làm người lương thiện

  • B.

    Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân khi thức tỉnh về quyền sống

  • C.

    Chí nhận ra kẻ thù của mình là Bá Kiến

  • D.

    Đáp án B  và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hành động đâm chết Bá Kiến của Chí là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống. Chí nhận ra kẻ thù của mình chính là Bá Kiến.

Câu 19 :

Sau khi ra tù, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ, Bá Kiến đã biến Chí thành tay sai cho hắn bằng cách nào?

  • A.

    Nhận họ hàng với Chí

  • B.

    Mời chí vào nhà uống nước, mua rượu, đãi thêm vào đồng bạc

  • C.

    Giở giọng đường mật, gọi Chí bằng “anh”

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đối phó với Chí Phèo ở đầu tác phẩm: giải tán đám đông, giở giọng đường mật, gọi Chí bằng “anh”, vồn và mời Chí vào nhà uống nước, nhận Chí là họ hàng, mua rượu cho hắn uống, lại cho thêm vài đồng bạc

=> Bá Kiến là kẻ nắm trong tay nhiều bài học trị người: Mềm nắn rắn buông, Nắm thằng có tóc chứ không nắm thằng trọc đầu, lấy kẻ đầu bò để trị thằng đầu bò,…

-=> Chí Phèo trở thành tay sai của Bá Kiến, càng ngày càng hung hãn, triền miên trong những cơn say.

Câu 20 :

Nhận định nào nêu được khái quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo?

  • A.

    Thị Nở là hiện thân của cái xấu, nghèo, dở hơi, xuất thân thấp kém của con người trong xã hội cũ

  • B.

    Thị Nở là hiện thân cho ước mơ bình dị nhưng không bao giờ đạt được của Chí

  • C.

    Thị Nở là nhịp cầu nối đưa Chí trở về cuộc sống của một con người trong xã hội “bằng phẳng, thân thiện”

  • D.

    Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khao khát và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khao khát và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo

Chính tình yêu thương của thị Nở đã thức dậy niềm khao khát được lương thiện vốn có trong Chí. Khi bị thị từ chối, Chí rơi vào tận cùng của bi kịch. Thị Nở là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu truyện, đồng thời cho ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật Chí Phèo.