Trắc nghiệm Bài 52. Tinh bột và xenlulozơ - Hóa học 9

Đề bài

Câu 1 :

Tính chất vật lí của xenlulozơ là

  • A.

    Chất rắn, màu trắng, tan trong nước.

  • B.

    Chất rắn, màu trắng, tan trong nước nóng.

  • C.

    Chất rắn, không màu, tan trong nước.

  • D.

    Chất rắn màu trắng, không tan trong nước. 

Câu 2 :

Chọn câu nói đúng

  • A.

    Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.

  • B.

    Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.

  • C.

    Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.

  • D.

    Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau

Câu 3 :

Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

  • A.

    [C6H7O2(OH)3]n.                 

  • B.

    [C6H8O2(OH)3]n.       

  • C.

    [C6H7O3(OH)3]n.

  • D.

    [C6H5O2(OH)3]n.

Câu 4 :

Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[anh\,sang]{clorophin}$ (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây?

  • A.

    quá trình hô hấp.  

  • B.

    quá trình quang hợp.

  • C.

    quá trình khử.

  • D.

    quá trình oxi hoá.

Câu 5 :

Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử sau

  • A.

    Dung dịch brom.       

  • B.

    Dung dịch iot.

  • C.

    Dung dịch phenolphtalein.

  • D.

    Dung dịch Ca(OH)2.

Câu 6 :

Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng

  • A.

    với axit H2SO4.    

  • B.

    với kiềm.        

  • C.

    với dd iot.     

  • D.

    thuỷ phân.

Câu 7 :

Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?

  • A.

    Cho từng chất tác dụng với dung dịch HNO3/H2SO4.

  • B.

    Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.

  • C.

    Hoà tan từng chất vào nước nóng và thử với dung dịch iot.

  • D.

    Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2.

Câu 8 :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là :

  • A.

    Tinh bột      

  • B.

    Chất béo        

  • C.

    Protein     

  • D.

    Etyl axetat

Câu 9 :

Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về

  • A.

    Công thức phân tử             

  • B.

    Tính tan trong nước lạnh  

  • C.

    Phản ứng thuỷ phân     

  • D.

    Cấu trúc phân tử

Câu 10 :

Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ:

  • A.

    Đều là thành phần chính của gạo, ngô, khoai

  • B.

    Đều là polime thiên nhiên

  • C.

    Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucozơ

  • D.

    B,C đều đúng

Câu 11 :

Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch : glucozơ, hồ tinh bột, rượu etylic. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

  • A.

    Dung dịch iot.           

  • B.

    Dung dịch axit.

  • C.

    Dung dịch iot và dung dịch AgNO3/NH3.

  • D.

    Phản ứng với Na.

Câu 12 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A.

    Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước

  • B.

    Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước

  • C.

    Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng

  • D.

    Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Còn xenlulozơ không tan trong cả nước lạnh và nước nóng

Câu 13 :

Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucozơ thu được là

  • A.

    261,43 gam. 

  • B.

    200,8 gam.  

  • C.

    188,89 gam.      

  • D.

    192,5 gam.

Câu 14 :

Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp?

  • A.

    1382716 lít.        

  • B.

    1382600 lít.            

  • C.

    1402666 lít.

  • D.

    1382766 lít.

Câu 15 :

Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là

  • A.

    360 g.   

  • B.

    270 g.    

  • C.

    285 g.    

  • D.

    300 g.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính chất vật lí của xenlulozơ là

  • A.

    Chất rắn, màu trắng, tan trong nước.

  • B.

    Chất rắn, màu trắng, tan trong nước nóng.

  • C.

    Chất rắn, không màu, tan trong nước.

  • D.

    Chất rắn màu trắng, không tan trong nước. 

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của xenlulozơ là: Chất rắn màu trắng, không tan trong nước. 

Câu 2 :

Chọn câu nói đúng

  • A.

    Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.

  • B.

    Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.

  • C.

    Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.

  • D.

    Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Câu đúng là: Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.

Vì phân tử khối rất lớn do gồm nhiều mắt xích -C6H10O5- liên kết với nhau, số mắt xích trong xenlulozơ n ≈ 10000 - 14000 lớn hơn tinh bột rất nhiều.

Câu 3 :

Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

  • A.

    [C6H7O2(OH)3]n.                 

  • B.

    [C6H8O2(OH)3]n.       

  • C.

    [C6H7O3(OH)3]n.

  • D.

    [C6H5O2(OH)3]n.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức của xenlulozơ là (-C6H10O5-)n => có thể viết là: [C6H7O2(OH)3]n

Câu 4 :

Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[anh\,sang]{clorophin}$ (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây?

  • A.

    quá trình hô hấp.  

  • B.

    quá trình quang hợp.

  • C.

    quá trình khử.

  • D.

    quá trình oxi hoá.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[anh\,sang]{clorophin}$ (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình quang hợp.

Câu 5 :

Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử sau

  • A.

    Dung dịch brom.       

  • B.

    Dung dịch iot.

  • C.

    Dung dịch phenolphtalein.

  • D.

    Dung dịch Ca(OH)2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử dung dịch iot vì dung dịch iot tác dụng với tinh bột tạo thành dung dịch có màu xanh đen.

Câu 6 :

Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng

  • A.

    với axit H2SO4.    

  • B.

    với kiềm.        

  • C.

    với dd iot.     

  • D.

    thuỷ phân.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng với dung dịch iot. Xenlulozơ không phản ứng còn tinh bột có phản ứng tạo thành dung dịch màu xanh đen.

Câu 7 :

Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?

  • A.

    Cho từng chất tác dụng với dung dịch HNO3/H2SO4.

  • B.

    Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.

  • C.

    Hoà tan từng chất vào nước nóng và thử với dung dịch iot.

  • D.

    Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Hòa tan từng chất vào nước, chất không tan trong nước là xenlulozơ, 2 chất tan trong nước là saccarozơ và tinh bột.

- Cho dung dịch iot vào 2 dung dịch thu được, dung dịch tạo màu xanh đen là tinh bột, dung dịch không hiện tượng gì là saccarozơ

Câu 8 :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là :

  • A.

    Tinh bột      

  • B.

    Chất béo        

  • C.

    Protein     

  • D.

    Etyl axetat

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là tinh bột

(-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

Câu 9 :

Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về

  • A.

    Công thức phân tử             

  • B.

    Tính tan trong nước lạnh  

  • C.

    Phản ứng thuỷ phân     

  • D.

    Cấu trúc phân tử

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ

Lời giải chi tiết :

Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về cấu trúc phân tử. Tinh bột có mạch phân nhánh còn xenlulozơ có mạch không phân nhánh

Câu 10 :

Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ:

  • A.

    Đều là thành phần chính của gạo, ngô, khoai

  • B.

    Đều là polime thiên nhiên

  • C.

    Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucozơ

  • D.

    B,C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết về cấu tạo và phản ứng thủy phân của tinh bột và xenlulozơ

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là

- Đều là polime thiên nhiên

- Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucozơ

Câu 11 :

Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch : glucozơ, hồ tinh bột, rượu etylic. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

  • A.

    Dung dịch iot.           

  • B.

    Dung dịch axit.

  • C.

    Dung dịch iot và dung dịch AgNO3/NH3.

  • D.

    Phản ứng với Na.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Ban đầu cho dung dịch iot vào cả 3 ống nghiệm, ống nào phản ứng với iot tạo dung dịch xanh đen là hồ tinh bột, 2 ống không hiện tượng là glucozơ và rượu etylic.

- Cho dung dịch AgNO3 trong amoniac vào 2 dung dịch còn lại, dung dịch tạo kết tủa màu trắng bạc là glucozơ, dung dịch không hiện tượng là rượu etylic.

Câu 12 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A.

    Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước

  • B.

    Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước

  • C.

    Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng

  • D.

    Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Còn xenlulozơ không tan trong cả nước lạnh và nước nóng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ

Lời giải chi tiết :

Câu đúng là: Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Còn xenlulozơ không tan trong cả nước lạnh và nước nóng

Câu 13 :

Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucozơ thu được là

  • A.

    261,43 gam. 

  • B.

    200,8 gam.  

  • C.

    188,89 gam.      

  • D.

    192,5 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính mtinh bột nguyên chất

(-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

→ khối lượng glucozơ LT

Vì hiệu suất phản ứng đạt 85% => ${{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(TT)}}={{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(LT)}}.85\%$

Lời giải chi tiết :

Trong 1 kg sắn chứa 20% tinh bột => mtinh bột nguyên chất = 1.20% = 0,2 kg = 200 gam

(-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

    162n gam                                   180n gam

    200 gam                 →              $\frac{200.180n}{162n}=\frac{2000}{9}$ gam

=> ${{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(LT)}}=\frac{2000}{9}\,gam$

Vì hiệu suất phản ứng đạt 85%

=> ${{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(TT)}}={{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(LT)}}.85%=\frac{2000}{9}.85%=188,89\,gam$%=188,89 gam

Câu 14 :

Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp?

  • A.

    1382716 lít.        

  • B.

    1382600 lít.            

  • C.

    1402666 lít.

  • D.

    1382766 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ 500 gam tinh bột, tính theo PTHH $=>{{n}_{C{{O}_{2}}}}=>{{V}_{C{{O}_{2}}}}$ => Vkhông khí = $\frac{{{V}_{C{{O}_{2}}}}}{0,03\%}$

Lời giải chi tiết :

Phản ứng quang hợp:

            6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[anh\,sang]{clorophin}$  (C6H10O5) + 6nO2

PT:      6.44n gam                                  162n gam

Pứ:    $\frac{500.6.44n}{162n}=\frac{22000}{27}$ gam   ←      500 gam

$=>{{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{\frac{22000}{27}}{44}=\frac{500}{27}\,mol\,=>{{V}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{500}{27}.22,4=\frac{11200}{27}$ lít

Vì khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí

=> Vkhông khí = $\frac{{{V}_{C{{O}_{2}}}}}{0,03\%}=1382716$ lít

Câu 15 :

Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là

  • A.

    360 g.   

  • B.

    270 g.    

  • C.

    285 g.    

  • D.

    300 g.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính lượng glucozơ phản ứng theo lí thuyết theo PT: (-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

+) Hiệu suất 75% => tính lượng glucozơ thu được thực tế

Lời giải chi tiết :

           (-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

PT:         162n gam                                    180n

Pứ (LT):  324 gam                →                $\frac{324.180n}{162n}=360$  gam

Vì hiệu suất phản ứng là 75% => khối lượng glucozơ thu được thực tế là:

mglucozơ = 360.75% = 270 gam

Trắc nghiệm Bài 53. Protein - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 53. Protein Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 54. Polime - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 54. Polime Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 51. Saccarozơ - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 51. Saccarozơ Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 50. Glucozơ - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 50. Glucozơ Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 47. Chất béo - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 47. Chất béo Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 46. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 46. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 45. Axit axetic - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 45. Axit axetic Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập về độ rượu - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập về độ rượu Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 44. Rượu etylic - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Rượu etylic Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết