Trắc nghiệm Bài 11. Phân bón hóa học - Hóa học 9

Đề bài

Câu 1 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học?

  • A.

    CaCO3

  • B.

    Ca3(PO4)2 

  • C.

    Ca(OH)2

  • D.

    CaCl2

Câu 2 :

Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:

  • A.

    (NH4)2SO4 

  • B.

    Ca(H2PO4)2

  • C.

    KCl

  • D.

    KNO3

Câu 3 :

Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A.

    KCl

  • B.

    Ca3(PO4)

  • C.

    K2SO4

  • D.

    (NH2)2CO

Câu 4 :

Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:

  • A.

    các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

  • B.

    nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khác.

  • C.

    nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác.

  • D.

    nguyên tố kali và một số nguyên tố khác.

Câu 5 :

Dãy chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:

  • A.

    KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO

  • B.

    KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2

  • C.

    (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

  • D.

    (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl                 

Câu 6 :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch:

  • A.

    NaOH

  • B.

    Ba(OH)2         

  • C.

    AgNO3

  • D.

    BaCl2    

Câu 7 :

Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

  • A.

    (NH4)2HPO4, KNO3

  • B.

    (NH4)2HPO4, NaNO3    

  • C.

    (NH4)3PO4, KNO3 

  • D.

    NH4H2PO4, KNO3

Câu 8 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Phân ure cung cấp nitơ cho cây trồng.

  • B.

    Ure có công thức là (NH2)2CO.

  • C.

    Supephotphat có Ca(H2PO4)2.

  • D.

    Phân lân cung cấp kali cho cây trồng.

Câu 9 :

Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số

  • A.

    % khối lượng NO có trong phân

  • B.

    % khối lượng HNO3 có trong phân

  • C.

    % khối lượng N có trong phân

  • D.

    % khối lượng NH3 có trong phân

Câu 10 :

Khối lượng của nguyên tố N có trong 200 gam (NH4)2SO4 là

  • A.

    42,42 g            

  • B.

    21,21 g                     

  • C.

    24,56 g           

  • D.

    49,12 g

Câu 11 :

Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là :

  • A.

    32,33%           

  • B.

    31,81%                     

  • C.

    46,67%           

  • D.

    63,64%                                       

Câu 12 :

Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?

  • A.

    NH4NO3 

  • B.

    NH4Cl

  • C.

    (NH4)2SO4 

  • D.

    (NH2)2CO                                        

Câu 13 :

Một loại phân dùng để bón cho cây được một người sử dụng với khối lượng là 500 gam, phân này có thành phần hóa học là (NH4)2SO4. Cho các phát biểu sau về loại phân bón trên:

(1) Loại phân này được người đó sử dụng nhằm cung cấp đạm và lân cho cây.

(2) Thành phần phần trăm nguyên tố dinh dưỡng có trong 200 gam phân bón trên là 21,21%

(3) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng có trong 500 gam phân bón trên là 106,06 gam.

(4) Loại phân này khi hòa tan vào nước thì chỉ thấy một phần nhỏ phân bị tan ra, phần còn lại ở dạng rắn dẻo.

(5) Nếu thay 500 gam phân urê bằng 500 gam phân bón trên thì sẽ có lợi hơn.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    5
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    2
Câu 14 :

Trong 20g supephôtphat đơn có chứa 5g Ca(H2PO4)2. Tính hàm lượng phần trăm của P2O5 có trong mẫu lân đó:

  • A.
    10,23%
  • B.
    12,01%
  • C.
    9,56% 
  • D.
    15,17%
Câu 15 :

Một loại quặng photphat chứa 31% Ca3(PO4)2. Hàm lượng P2O5 trong quặng trên là:

  • A.
    14,2%. 
  • B.
    45,8%. 
  • C.
    40%. 
  • D.
    28,4%
Câu 16 :

Trong các phân bón hóa học sau: CO(NH2)2; NH4NO3; (NH4)2SO4; (NH4)2HPO4 thì phân bón nào có hàm lượng đạm lớn nhất?

  • A.
    CO(NH2)2
  • B.
    NH4NO3
  • C.
     (NH4)2SO4
  • D.
     (NH4)2HPO4
Câu 17 :

Urê là phân bón rất tốt cho cây, nó cung cấp cho cây hàm lượng nitơ cao. Công thức hóa học của phân urê là: 

  • A.
    KNO3    
  • B.
     NH4Cl                                             
  • C.
    (NH22CO      
  • D.
     (NH4)2HPO4
Câu 18 :

 Có mấy loại phân bón đơn?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 19 :

Hóa chất nào sau đây dùng để khử chua đất trong công nghiệp?

  • A.
    CaCO3
  • B.
    MgCO3.
  • C.
    NaCl. 
  • D.
    CaO.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học?

  • A.

    CaCO3

  • B.

    Ca3(PO4)2 

  • C.

    Ca(OH)2

  • D.

    CaCl2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học là Ca3(PO4)2

Câu 2 :

Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:

  • A.

    (NH4)2SO4 

  • B.

    Ca(H2PO4)2

  • C.

    KCl

  • D.

    KNO3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân bón hoá học kép là phân bón có chứa 2, 3 nguyên tố N, P, K: KNO3

Câu 3 :

Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A.

    KCl

  • B.

    Ca3(PO4)

  • C.

    K2SO4

  • D.

    (NH2)2CO

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân đạm là : (NH2)2CO (phân urê)

Câu 4 :

Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:

  • A.

    các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

  • B.

    nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khác.

  • C.

    nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác.

  • D.

    nguyên tố kali và một số nguyên tố khác.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa: các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Câu 5 :

Dãy chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:

  • A.

    KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO

  • B.

    KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2

  • C.

    (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

  • D.

    (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl                 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các phân bón hoá học đơn là: (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

Loại A và D vì KNO3 là phân bón kép

Loại B vì NH4H2PO4 là phân bón kép

Câu 6 :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch:

  • A.

    NaOH

  • B.

    Ba(OH)2         

  • C.

    AgNO3

  • D.

    BaCl2    

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vì 2 muối có cùng gốc NH4 => ta cần xét tính chất hóa học của 2 gốc axit NO3 và Cl tạo kết tủa với chất nào

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch AgNO3.

NH4NO3 không hiện tượng, NH4Cl tạo kết tủa trắng

PTHH: NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

Câu 7 :

Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

  • A.

    (NH4)2HPO4, KNO3

  • B.

    (NH4)2HPO4, NaNO3    

  • C.

    (NH4)3PO4, KNO3 

  • D.

    NH4H2PO4, KNO3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của KNO3 + (NH­4)2HPO4

Câu 8 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Phân ure cung cấp nitơ cho cây trồng.

  • B.

    Ure có công thức là (NH2)2CO.

  • C.

    Supephotphat có Ca(H2PO4)2.

  • D.

    Phân lân cung cấp kali cho cây trồng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là: Phân lân cung cấp kali cho cây trồng.

Vì phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây trồng.

Câu 9 :

Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số

  • A.

    % khối lượng NO có trong phân

  • B.

    % khối lượng HNO3 có trong phân

  • C.

    % khối lượng N có trong phân

  • D.

    % khối lượng NH3 có trong phân

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số % khối lượng N có trong phân bón.

Ví dụ: 

- Ure CO(NH2)2 chứa 46%N.

- Amoni nitrat NH4NO3 chứa 35%N.

- Amoni sunfat (NH4)2SO4 chứa 21%N.

Câu 10 :

Khối lượng của nguyên tố N có trong 200 gam (NH4)2SO4 là

  • A.

    42,42 g            

  • B.

    21,21 g                     

  • C.

    24,56 g           

  • D.

    49,12 g

Đáp án : A

Phương pháp giải :

tính lượng chất theo phương pháp tích chéo

Lời giải chi tiết :

Trong 1 mol (NH4)2SO4 (132 gam) chứa 2 mol N (28 gam)

=> trong 200 gam (NH4)2SO4 chứa   $\frac{{200.28}}{{132}} = 42,42\,\,gam$

Câu 11 :

Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là :

  • A.

    32,33%           

  • B.

    31,81%                     

  • C.

    46,67%           

  • D.

    63,64%                                       

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính % khối lượng: $\% {m_N} = \dfrac{{2.{M_N}}}{{{M_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}.100\% $

Lời giải chi tiết :

$\% {m_N} = \dfrac{{2.{M_N}}}{{{M_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}.100\% = \dfrac{{2.14}}{{60}}.100\% = 46,67\% $

Câu 12 :

Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?

  • A.

    NH4NO3 

  • B.

    NH4Cl

  • C.

    (NH4)2SO4 

  • D.

    (NH2)2CO                                        

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số % khối lượng N có trong phân bón.

Lời giải chi tiết :

Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số % khối lượng N có trong phân bón.

$\% {m_{N\,trong\,N{H_4}N{O_3}}} = \frac{{2.14}}{{80}}.100\% = 35\% $

$\% {m_{N\,trong\,N{H_4}Cl}} = \frac{{14}}{{53,5}}.100\% = 26,17\% $

$\% {m_{N\,trong\,{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \frac{{2.14}}{{132}}.100\% = 21,21\% $

$\% {m_{N\,\,trong\,{{(N{H_2})}_2}CO}} = \frac{{2.14}}{{60}}.100\% = 46,67\% $

Câu 13 :

Một loại phân dùng để bón cho cây được một người sử dụng với khối lượng là 500 gam, phân này có thành phần hóa học là (NH4)2SO4. Cho các phát biểu sau về loại phân bón trên:

(1) Loại phân này được người đó sử dụng nhằm cung cấp đạm và lân cho cây.

(2) Thành phần phần trăm nguyên tố dinh dưỡng có trong 200 gam phân bón trên là 21,21%

(3) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng có trong 500 gam phân bón trên là 106,06 gam.

(4) Loại phân này khi hòa tan vào nước thì chỉ thấy một phần nhỏ phân bị tan ra, phần còn lại ở dạng rắn dẻo.

(5) Nếu thay 500 gam phân urê bằng 500 gam phân bón trên thì sẽ có lợi hơn.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    5
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phân bón hóa học được học ở SGK hóa 9 –trang 37 để trả lời

Lời giải chi tiết :

(1) Sai :(NH4)2SO4 chứa nguyên tố N nên dùng để cung cấp phân đạm cho cây, không chứa Photpho \( \to\) không dùng để cung cấp phân lân

(2) Đúng: Phần trăm khối lượng N có trong phân hóa học là: \(\% N = \dfrac{{{M_N}}}{{{M_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}}}}.100\%  = \dfrac{{14.2}}{{132}}.100\%  = 21,21\% \)

(3) Đúng \({n_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \dfrac{{500}}{{132}}\,\,mol \to {n_N} = 2{n_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \dfrac{{250}}{{33}}\,\,mol \to {m_N} = \dfrac{{250}}{{33}}.14 = 106,06\,\,gam\)

(4) Sai vì phân này tan hoàn toàn trong nước

(5) Sai vì phân ure (NH2)2CO có hàm lượng N cao hơn phân (NH4)2SO4 \( \to\) thay ure bằng phân này sẽ giảm hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng \( \to\) ít lợi hơn

Vậy có 2 phát biểu đúng

Câu 14 :

Trong 20g supephôtphat đơn có chứa 5g Ca(H2PO4)2. Tính hàm lượng phần trăm của P2O5 có trong mẫu lân đó:

  • A.
    10,23%
  • B.
    12,01%
  • C.
    9,56% 
  • D.
    15,17%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sơ đồ: Ca(H2PO4)2 → P2O5

Cứ       234gam       →  142 gam

Vậy         5gam       →  x = ? gam    

áp dụng công thức nhân chéo chia đối diện tìm được x =?

Từ đó tính được \(\% {m_{{P_2}{O_5}}} = \frac{{{m_{{P_2}{O_5}}}}}{{{m_{\sup ephotphat\,don}}}}.100\%  = ?\)

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ: Ca(H2PO4)2 → P2O5

Cứ       234gam       →  142 gam

Vậy         5gam       →  x = ? gam    

áp dụng quy tắc tam suất (nhân chéo chia đối diện) ta có:

\(x = \frac{{5 \times 142}}{{234}} \approx 3,034(g)\)

Phần trăm khối lượng P2O5 có trong mẫu lân là: \(\% {m_{{P_2}{O_5}}} = \frac{{{m_{{P_2}{O_5}}}}}{{{m_{\sup ephotphat\,don}}}}.100\%  = \frac{{3,034}}{{20}}.100\%  = 15,17\% \)

Câu 15 :

Một loại quặng photphat chứa 31% Ca3(PO4)2. Hàm lượng P2O5 trong quặng trên là:

  • A.
    14,2%. 
  • B.
    45,8%. 
  • C.
    40%. 
  • D.
    28,4%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Giả sử khối lượng quặng là 100 gam

Bước 2: Dựa vào %mCa3(PO4)2 = 31% tính được mCa3(PO4)2 = ? Từ đó tính được số mol Ca3(PO4)2

Bước 3: Bảo toàn nguyên tố P ta tính được số mol P2O5. Từ đó tính được mP2O5

Bước 4: Tính \(\% {m_{{P_2}{O_5}}} = \frac{{{m_{{P_2}{O_5}}}}}{{{m_{quang}}}}.100\%  = ?\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử khối lượng quặng là 100 gam

Vì %mCa3(PO4)2 = 31% khối lượng quặng nên ta có: \({m_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}} = \frac{{\% {m_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}}}{{100\% }}.{m_{quang}} = \frac{{31\% }}{{100\% }}.100 = 31\,(g)\)

⟹ số mol Ca3(PO4)2 là: \({n_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}} = \frac{{{m_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}}}{{{M_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}}} = \frac{{31}}{{310}} = 0,1\,(mol)\)

Vì trong 1 phân tử Ca3(PO4)2 có chứa 2 nguyên tố P ⟹ nP = 2nCa3(PO4)2 = 2.0,1 = 0,2 (mol)

Trong phân tử P2O5 chứa 2 nguyên tử P nên: nP = 2nP2O5 ⟹ nP2O5 = 1/2nP = 1/2.0,2 = 0,1 (mol)

Khối lượng P2O5 là: mP2O5 = nP2O5 × MP2O5 =0,1×(2.31 + 5.16)=14,2 (g)

Phần trăm khối lượng P2O5 có trong quặng là: \(\% {m_{{P_2}{O_5}}} = \frac{{{m_{{P_2}{O_5}}}}}{{{m_{quang}}}}.100\%  = \frac{{14,2}}{{100}}.100\%  = 14,2\% \)

Câu 16 :

Trong các phân bón hóa học sau: CO(NH2)2; NH4NO3; (NH4)2SO4; (NH4)2HPO4 thì phân bón nào có hàm lượng đạm lớn nhất?

  • A.
    CO(NH2)2
  • B.
    NH4NO3
  • C.
     (NH4)2SO4
  • D.
     (NH4)2HPO4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính hàm lượng phần trăm N có trong các loại phân bón hóa học đó.

Hàm lượng N trong phân nào cao nhất thì phân đó giàu đạm nhất.

Lời giải chi tiết :

Câu 17 :

Urê là phân bón rất tốt cho cây, nó cung cấp cho cây hàm lượng nitơ cao. Công thức hóa học của phân urê là: 

  • A.
    KNO3    
  • B.
     NH4Cl                                             
  • C.
    (NH22CO      
  • D.
     (NH4)2HPO4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của phân urê là: (NH22CO

Câu 18 :

 Có mấy loại phân bón đơn?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có 3 loại phân bón đơn. Đó là:

+ phân đạm: (chứa N)

+ phân lân: (chứa P)

+ phân kali: (chứa K)

Câu 19 :

Hóa chất nào sau đây dùng để khử chua đất trong công nghiệp?

  • A.
    CaCO3
  • B.
    MgCO3.
  • C.
    NaCl. 
  • D.
    CaO.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đất chua là đất có môi trường axit => dùng hóa chất có tính bazo để trung hòa bớt độ chua của đất

CaO + H2O → Ca(OH)2 (môi trường bazo)

Ca(OH)2 trung hòa lượng H+ trong đất làm đất bớt chua

Trắc nghiệm Bài 10. Một số muối quan trọng - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Một số muối quan trọng Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Tính chất hóa học của muối - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Tính chất hóa học của muối Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 8. Một số bazơ quan trọng - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Một số bazơ quan trọng Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 4. Một số axit quan trọng - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Một số axit quan trọng Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3. Tính chất hóa học của axit - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Tính chất hóa học của axit Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Một số oxit quan trọng - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Một số oxit quan trọng Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết