Trắc nghiệm Bài 2. Một số oxit quan trọng - Hóa học 9

Đề bài

Câu 1 :

Khi cho CaO vào nước thu được

  • A.

    dung dịch CaO.

  • B.

    dung dịch Ca(OH)2.

  • C.

    chất không tan Ca(OH)2.        

  • D.

    cả B và C.

Câu 2 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit?

  • A.

    Công nghiệp sản suất cao su             

  • B.

    Sản xuất thủy tinh.

  • C.

    Công nghiệp xây dựng, khử chua cho đất.

  • D.

    Sát trùng diệt nấm, khử độc môi trường.

Câu 3 :

Canxi oxit có thể tác dụng được với những chất nào sau đây?

  • A.

    H2O, CO2, HCl, H2SO4.

  • B.

    CO2, HCl, NaOH, H2O.        

  • C.

    Mg, H2O, NaCl, NaOH.

  • D.

    CO2, HCl, NaCl, H2O.

Câu 4 :

Các oxit tác dụng được với nước là

  • A.

    PbO2, K2O, SO3.        

  • B.

    BaO, K2O, SO2.

  • C.

    Al2O3, NO, SO2.

  • D.

    CaO, FeO, NO2.

Câu 5 :

Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng:

  • A.

    nước và quỳ tím.        

  • B.

    dung dịch NaCl.         

  • C.

    dung dịch KOH.        

  • D.

    quỳ tím khô.

Câu 6 :

BaO tác dụng được với các chất nào sau đây?

  • A.

    H2O, NO, KOH.

  • B.

    NaOH, SO3, HCl.      

  • C.

    P2O5, CuO, CO.         

  • D.

    H2O, H2CO3, CO2.

Câu 7 :

Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống (CaO), nếu hiệu suất là 85%?

  • A.

    308,8 kg.

  • B.

    388,8 kg.        

  • C.

    380,8 kg.        

  • D.

    448,0 kg.

Câu 8 :

Hòa tan 0,56 gam CaO vào 800 ml nước thu được dung dịch nước vôi trong có nồng độ mol là

  • A.

    0,15M.

  • B.

    0,0125M.        

  • C.

    0,015M.

  • D.

    0,0025M.

Câu 9 :

Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta dùng

  • A.

    quỳ tím ẩm.

  • B.

    dung dịch Ca(OH)2.

  • C.

    dung dịch Ba(OH)2.

  • D.

    cả A, B, C đều đúng.

Câu 10 :

Cho 8 gam lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng với H2O, thu được 250 ml dung dịch axit sunfuric (H2SO4). Nồng độ mol của dung dịch axit thu được là

  • A.

    0,1M.  

  • B.

    0,4M.  

  • C.

    0,5M.  

  • D.

    0,6M.  

Câu 11 :

Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

  • A.

    CO 

  • B.

    CO2 

  • C.

    SO2                         

  • D.

    CO2 và SO2 

Câu 12 :

Hòa tan vừa đủ 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là :

  • A.

    60 gam 

  • B.

    40 gam 

  • C.

    50 gam                    

  • D.

    73 gam

Câu 13 :

Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì vừa đủ. Oxit đó là:

  • A.

    CuO 

  • B.

    CaO 

  • C.

    MgO                                     

  • D.

    FeO

Câu 14 :

Nung nóng 13,1 gam một hỗn hợp gồm Mg, Ca và Al trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 20,3 gam hỗn hợp gồm MgO, CaO, Al2O3. Hòa tan 20,3 gam hỗn hợp oxit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,4M. Giá trị của V là

  • A.

  • B.

    2,5 

  • C.

    2,25                                    

  • D.

    1,25

Câu 15 :

Có 2 chất bột trắng CaO và Al2O3 thuốc thử để phân biệt được 2 chất bột là

  • A.
    dung dịch HCl.
  • B.
    NaCl.
  • C.
    H2O.
  • D.
    giấy quỳ tím.
Câu 16 :

Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

  • A.
    CaSO3 và HCl; 
  • B.
    CaSO4 và HCl;
  • C.
    CaSO3 và NaOH
  • D.
    CaSO3 và NaCl.
Câu 17 :

Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?

  • A.
    Al và H2SO4 loãng. 
  • B.
    NaOH và dung dịch HCl.
  • C.
    Na2SO4 và dung dịch HCl.     
  • D.
    Na2SO3 và dung dịch HCl
Câu 18 :

Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống

  • A.
    CaCO3
  • B.
    NaCl
  • C.
    K2CO3
  • D.
    Na2SO4.
Câu 19 :

Oxit vừa tan trong nước vừa hút ẩm là:

  • A.
    SO2
  • B.
    CaO 
  • C.
    Fe2O3
  • D.
    Al2O3
Câu 20 :

Khí X là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời khí X cũng một nguyên nhân gây mưa axit. Vậy công thức hóa học của X là:

  • A.
    CO2
  • B.
    N2.       
  • C.
    O2.       
  • D.
    SO2.
Câu 21 :

Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí CO2?

  • A.
    H2SO4 đặc.      
  • B.
    P2O5 khan.       
  • C.
    NaOH rắn.      
  • D.
    CuSO4 khan.
Câu 22 :

Canxi oxit là một

  • A.

    axit 

  • B.

    bazơ

  • C.

    oxit 

  • D.

    muối

Câu 23 :

SO2

  • A.

    oxit trung tính

  • B.

    oxit axit

  • C.

    oxit lưỡng tính

  • D.

    oxit bazơ

Câu 24 :

Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là

  • A.
    0,2M
  • B.
    0,3M
  • C.
    0,4M
  • D.
    0,5M
Câu 25 :

Cho 11,2 lít CO2 vào 500 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,3 g/ml). Nồng độ mol/lit của dung dịch muối tạo thành là

  • A.
    1M
  • B.
    2M
  • C.
    2,5M
  • D.
    1,5M
Câu 26 :

Dẫn 448 ml CO2 (đktc) sục vào bình chứa 100 ml dung dịch KOH 0,25M. Khối lượng hai muối tạo thành là

  • A.
    0,85 gam và 1,5 gam.
  • B.
    0,69 gam và 1,7 gam.
  • C.
    0,85 gam và 1,7 gam.
  • D.
    0,69 gam và 1,5 gam.
Câu 27 :

Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M ta được 2 muối với muối hiđrocacbonat có nồng độ mol bằng 1,4 lần nồng độ mol của muối trung hoà.

  • A.
    12,0 gam.
  • B.
    10,8 gam.
  • C.
    14,4 gam. 
  • D.
    18,0 gam.
Câu 28 :

Cho 4,48 lít CO2 (đktc) đi qua 190,48ml dung dịch NaOH 2% có khối lượng riêng là 1,05g/ml. Khối lượng muối tạo thành là

  • A.
    16,8 gam.
  • B.
    8,4 gam.
  • C.
    12,6 gam.
  • D.
    29,4 gam.
Câu 29 :

Thổi 2,464 lít khí CO2 vào một dung dịch NaOH thì được 9,46 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3. Nếu muốn chỉ thu được muối NaHCO3 thì cần thêm bao nhiêu lít khí cacbonic nữa?

  • A.
    0,336 lít.  
  • B.
    0,112 lít.  
  • C.
    0,448 lít.
  • D.
    0,224 lít.
Câu 30 :

Hoà tan 2,8 gam CaO vào nước ta được dung dịch A. Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 1 gam kết tủa thì có bao nhiêu lít CO2 đã tham gia phản ứng. Các thể tích khí đo ở đktc.

  • A.
    0,224 lít.
  • B.
    3,360 lít.
  • C.
    2,016 lít hoặc 0,224 lít.   
  • D.
    2,24 lít hoặc 3,36 lít.  
Câu 31 :

Khối lượng Al2O3 phản ứng vừa hết với 200 ml dung dịch KOH 1M là:

  • A.
    5,1 gam. 
  • B.
    10,2 gam
  • C.
    17,1 gam. 
  • D.
    7,8 gam.
Câu 32 :

Khối lượng Al2O3 phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch H2SO4 1,5M là

  • A.
    5,1 gam. 
  • B.
    10,2 gam. 
  • C.
    17,1 gam. 
  • D.
    7,8 gam.
Câu 33 :

Khối lượng ZnO phản ứng vừa hết với 200 ml dung dịch KOH 1M là

  • A.
    16,2 gam. 
  • B.
    12,6 gam. 
  • C.
    8,1 gam. 
  • D.
    17,5 gam.
Câu 34 :

Sục 3,36 (l) \(C{O_2}\)vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được a(g)\(CaC{O_3}\)kết tủa.Giá trị của a là:

  • A.
    10 gam.
  • B.
    15 gam. 
  • C.
    20 gam. 
  • D.
    25 gam.
Câu 35 :

Hòa tan 6,2 gam natri oxit vào 193,8 gam nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là:

  • A.
    4%
  • B.
    5%
  • C.
    6%
  • D.
    7%
Câu 36 :

Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng 30 gam dung dịch HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là:

  • A.
    CaO
  • B.
    CuO
  • C.
    FeO
  • D.
    ZnO
Câu 37 :

Cho 12 gam hỗn hợp 2 oxit CuO và MgO tác dụng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được dung dịch sau phản  ứng chứa 2 muối có số mol bằng nhau. Phần trăm khối lượng của MgO có trong hỗn hợp là

  • A.
    33,33%. 
  • B.
    66,67%. 
  • C.
    34,33%. 
  • D.
    56,67%
Câu 38 :

Cho V lít khí CO2 ở đktc tác dụng hoàn toàn với 5,6 gam CaO thu được m gam CaCO3. Giá trị của V và m là

  • A.
    0,224 lít và 10 gam
  • B.
    2,24 lít và 10 gam
  • C.
    0,336 lít và 15 gam
  • D.
    3,36 lít và 15 gam.
Câu 39 :

Cho 4 gam MgO vào 300 ml dung dịch H2SO4 1M. Khối lượng của muối MgSO4 thu được trong dung dịch sau phản ứng là:

  • A.
    12 gam. 
  • B.
    24 gam. 
  • C.
    36 gam. 
  • D.
    48 gam.
Câu 40 :

Cho 4,48 lít khí SO2 đi qua 16,8 gam CaO thu được m gam CaSO3. Giá trị của m là

  • A.
    12 gam. 
  • B.
    15 gam 
  • C.
    24 gam. 
  • D.
    20 gam.
Câu 41 :

Cho m gam K2O vào trong 1 lít nước thu được dung dịch KOH 1M. Coi thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Giá trị của m là:

  • A.
    37 gam. 
  • B.
    47 gam. 
  • C.
    57 gam. 
  • D.
    94 gam.
Câu 42 :

Cho 3,2 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1

Khối lượng của CuCl2 và FeCl3 trong hỗn hợp lần lượt là:

  • A.
    2,7 g và 3,25 g
  • B.
    3,25 g và 2,7 g
  • C.
    0,27 g và 0,325 g
  • D.
    0,325 g và 0,27 g
Câu 43 :

Cho 8 gam đồng (II) oxit phản ứng với dung dịch axit clohiđric lấy dư, sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được có chứa m gam muối đồng (II) clorua. Giá trị của m là:

  • A.
    27
  • B.
    15,3. 
  • C.
    20,75. 
  • D.
    13,5.
Câu 44 :

Cho 15,3 (gam) oxit của kim loại R (chỉ có 1 hóa trị) phản ứng vừa đủ với 300 ml HCl 3M. Xác định CTHH của oxit.

  • A.
    Fe2O3.
  • B.
    ZnO.
  • C.
    BaO. 
  • D.
    Al2O3.
Câu 45 :

Cho 2 (g) MgO vào 150ml dung dịch HCl 1M. Tính CM của các chất trong dung dịch thu được.

  • A.
    [HCl] dư = 0,33 M; [MgCl2] = 0,33 M
  • B.
    [HCl] dư = 0,67 M; [MgCl2] = 0,67 M
  • C.
    [HCl] dư = 0,33 M; [MgCl2] = 0,67 M
  • D.
    [HCl] dư = 0,67 M; [MgCl2] = 0,33 M
Câu 46 :

Nung 100g CaCO3 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 44,8g CaO. Hiệu suất phản ứng đạt bao nhiêu phần trăm?

  • A.
    75%
  • B.
    80%
  • C.
    85%
  • D.
    90%
Câu 47 :

Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A.
    CaO, K2SO4, Ca(OH)2 
  • B.
    NaOH, CaO, H2O
  • C.
    Ca(OH)2, H2O, BaCl2   
  • D.
     NaCl, H2O, CaO
Câu 48 :

Oxit bazơ K2O có thể tác dụng được với oxit axit là:

  • A.
    CO                       
  • B.
    NO                                                                              
  • C.
    SO2     
  • D.
     CaO
Câu 49 :

Phương trình hóa học nào sau dùng để điều chế canxi oxit?

  • A.
    Ca(OH)2 (dd) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaO (rắn)  + H2O (hơi)
  • B.
    CaCO3 (rắn) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaO (rắn) + CO2 (hơi)
  • C.
    CaSO4 (rắn) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaO (rắn) + SO3 (hơi)
  • D.
    CaSO4 (rắn) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaO (rắn) + SO2 (hơi).
Câu 50 :

CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì:

  • A.
    CaO tác dụng với O2
  • B.
    CaO tác dụng với CO2
  • C.
    CaO dụng với nước
  • D.
    Cả B và C
Câu 51 :

Khí SO2 (sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, quặng sunfua) là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường, do SO2 trong không khí sinh ra: 

  • A.
    mưa axit
  • B.
    hiện tượng nhà kính
  • C.
    lỗ thủng tầng ozon
  • D.
    nước thải gây ung thư
Câu 52 :

Cho các oxit : Na2O, CO, CaO , P2O5 , SO2 . Có bao nhiêu cặp chất tác dụng được với nhau ?

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    6
Câu 53 :

Chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

  • A.
    MgO 
  • B.
    CaO
  • C.
    SO2  
  • D.
    CuO

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi cho CaO vào nước thu được

  • A.

    dung dịch CaO.

  • B.

    dung dịch Ca(OH)2.

  • C.

    chất không tan Ca(OH)2.        

  • D.

    cả B và C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi cho CaO vào nước xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2

Vì Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước, nên sau phản ứng, sẽ xuất hiện dung dịch Ca(OH)2 và chất rắn Ca(OH)2 không tan màu trắng lắng xuống đáy cốc. 

Câu 2 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit?

  • A.

    Công nghiệp sản suất cao su             

  • B.

    Sản xuất thủy tinh.

  • C.

    Công nghiệp xây dựng, khử chua cho đất.

  • D.

    Sát trùng diệt nấm, khử độc môi trường.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

CaO được dùng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh; khử chua đất trồng trọt; xử lí nước thải của các nhà máy.

=> Ứng dụng không phải của canxi oxit là: công nghiệp luyện kim

Câu 3 :

Canxi oxit có thể tác dụng được với những chất nào sau đây?

  • A.

    H2O, CO2, HCl, H2SO4.

  • B.

    CO2, HCl, NaOH, H2O.        

  • C.

    Mg, H2O, NaCl, NaOH.

  • D.

    CO2, HCl, NaCl, H2O.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Canxi oxit có thể tác dụng được với : H2O, CO2, HCl, H2SO4.

Câu 4 :

Các oxit tác dụng được với nước là

  • A.

    PbO2, K2O, SO3.        

  • B.

    BaO, K2O, SO2.

  • C.

    Al2O3, NO, SO2.

  • D.

    CaO, FeO, NO2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của oxit bazơ

Lời giải chi tiết :

Các oxit tác dụng được với nước là BaO, K2O, SO2.

BaO + H2O → Ba(OH)2

K2O + H2O → 2KOH

SO2 + H2O $\overset {} \leftrightarrows $ H2SO3

Câu 5 :

Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng:

  • A.

    nước và quỳ tím.        

  • B.

    dung dịch NaCl.         

  • C.

    dung dịch KOH.        

  • D.

    quỳ tím khô.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng: nước và quỳ tím

- Cho 2 chất rắn vào nước => 2 chất rắn tan hết, tạo thành dung dịch

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

- Cho quỳ tím vào 2 dung dịch thu được

+ dung dịch làm quỳ chuyển xanh là Ca(OH)2 => chất rắn ban đầu là CaO

+ dung dịch làm quỳ chuyển đỏ là H3PO4 => chất rắn ban đầu là P2O5

Câu 6 :

BaO tác dụng được với các chất nào sau đây?

  • A.

    H2O, NO, KOH.

  • B.

    NaOH, SO3, HCl.      

  • C.

    P2O5, CuO, CO.         

  • D.

    H2O, H2CO3, CO2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

BaO có tính chất hóa học tương tự như CaO

Lời giải chi tiết :

BaO tác dụng được với: H2O, H2CO3, CO2.

BaO + H2O → Ba(OH)2

BaO + H2CO3 → BaCO3 + H2O

BaO + CO2 → BaCO3

Loại A vì BaO không phản ứng với KOH

Loại B vì BaO không phản ứng với NaOH

Loại C vì BaO không phản ứng với CO.

Câu 7 :

Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống (CaO), nếu hiệu suất là 85%?

  • A.

    308,8 kg.

  • B.

    388,8 kg.        

  • C.

    380,8 kg.        

  • D.

    448,0 kg.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) tính khối lượng CaCO3 => từ PTHH tính khối lượng CaO

+) H = 85% => mCaO thực tế = mCaO lí thuyết.H% 

Lời giải chi tiết :

1 tấn đá vôi chứa 80% CaCO3 => mCaCO3 = 0,8 tấn = 800 kg

CaCO3 → CaO + CO2

100 kg      56 kg

800 kg → 448 kg

Vì hiệu suất là 85% => mCaO thực tế = 448.85% = 380,8 kg

Câu 8 :

Hòa tan 0,56 gam CaO vào 800 ml nước thu được dung dịch nước vôi trong có nồng độ mol là

  • A.

    0,15M.

  • B.

    0,0125M.        

  • C.

    0,015M.

  • D.

    0,0025M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2

+) Từ PTHH => tính số mol Ca(OH)2 theo số mol CaO

+) ${C_M} = \frac{n}{V}$

Lời giải chi tiết :

nCaO = 0,01 mol

CaO + H2O → Ca(OH)2

0,01       →         0,01

$= > {C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,01}}{{0,8}} = 0,0125M$

Câu 9 :

Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta dùng

  • A.

    quỳ tím ẩm.

  • B.

    dung dịch Ca(OH)2.

  • C.

    dung dịch Ba(OH)2.

  • D.

    cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta có thể dùng:

- Qùy tím ẩm: SO2 làm quỳ chuyển đỏ, O2 không đổi màu

- Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2: SO2 làm dung dịch xuất hiện vẩn đục, O2 không hiện tượng

Câu 10 :

Cho 8 gam lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng với H2O, thu được 250 ml dung dịch axit sunfuric (H2SO4). Nồng độ mol của dung dịch axit thu được là

  • A.

    0,1M.  

  • B.

    0,4M.  

  • C.

    0,5M.  

  • D.

    0,6M.  

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) từ số mol SO3 => tính số mol H2SO4

+)${C_M} = \dfrac{n}{V}$

Lời giải chi tiết :

${n_{S{O_3}}} = \dfrac{8}{{80}} = 0,1\,\,mol$

SO3 + H2O → H2SO4

0,1      →          0,1   mol

=>  ${C_M} = \dfrac{n}{V} = \dfrac{{0,1}}{{0,25}} = 0,4M$

Câu 11 :

Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

  • A.

    CO 

  • B.

    CO2 

  • C.

    SO2                         

  • D.

    CO2 và SO2 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dung dịch nước vôi trong là Ca(OH)2 là dung dịch bazơ

=> Oxit axit có thể tác dụng với dung dịch bazơ, đó là CO2 và SO2 và 2 khí này bị hấp thụ trong dd

CO không tác dụng vì CO là oxit trung tính.

=> Khí thoát ra là CO

Câu 12 :

Hòa tan vừa đủ 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là :

  • A.

    60 gam 

  • B.

    40 gam 

  • C.

    50 gam                    

  • D.

    73 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol HCl theo PT: CaO    +   2HCl → CaCl2 + H2O

+) Từ số mol tính khối lượng HCl => khối lượng dd HCl

Lời giải chi tiết :

nCaO = 0,1 mol

CaO    +   2HCl → CaCl2 + H2O

0,1 mol → 0,2 mol

=> mHCl = 0,2.36,5 = 7,3 gam

=> Khối lượng dd HCl đã dùng là: ${{m}_{HCl}}=\frac{7,3.100\%}{14,6\%}=50\,(gam)$

Câu 13 :

Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì vừa đủ. Oxit đó là:

  • A.

    CuO 

  • B.

    CaO 

  • C.

    MgO                                     

  • D.

    FeO

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Gọi kim loại hóa trị II là R => công thức oxit là RO

+) Tính số mol HCl

+) Viết PTHH, tính số mol RO theo số mol HCl

+) Tính ${{M}_{RO}}=\frac{{{m}_{RO}}}{{{n}_{RO}}}$ => R

Lời giải chi tiết :

Gọi kim loại hóa trị II là R => công thức oxit là RO

${{m}_{HCl}}=\frac{21,9.10\%}{100\%}=2,19\,(gam)\,\Rightarrow {{n}_{HCl}}=0,06\,mol$

PTHH:   RO    +    2HCl → RCl2 + H2O

            0,03mol ← 0,06mol

$\Rightarrow {{M}_{RO}}=\frac{2,4}{0,03}=80$ => MR + 10 = 80 => MR = 64

=> R là Cu

=> Công thức oxit cần tìm là CuO

Câu 14 :

Nung nóng 13,1 gam một hỗn hợp gồm Mg, Ca và Al trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 20,3 gam hỗn hợp gồm MgO, CaO, Al2O3. Hòa tan 20,3 gam hỗn hợp oxit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,4M. Giá trị của V là

  • A.

  • B.

    2,5 

  • C.

    2,25                                    

  • D.

    1,25

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Viết các PTHH, nhận xét tỉ lệ: ${{n}_{HCl}}=4.{{n}_{{{O}_{2}}}}$

+) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho PT đốt cháy kim loại: 

\({{m}_{Mg,Ca,Al}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}={{m}_{MgO,CaO,A{{l}_{2}}{{O}_{3}}}}\Rightarrow {{m}_{{{O}_{2}}}}\) $\Rightarrow {{n}_{{{O}_{2}}}}$

+) Từ số mol O2 => số mol HCl

Lời giải chi tiết :

PTHH:

2Mg + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2MgO   (1)

            x                 2x

2Ca + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CaO     (2)

            y                2y

4Al + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Al2O3  (3)

            z                 $\frac{2}{3}z$

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

2x          4x

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

2y         4y

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

$\frac{2}{3}z$  →   4z

Từ các phương trình, ta nhận thấy: ${{n}_{HCl}}=4\text{x}+4y+4\text{z}=4.(x+y+z)=4.{{n}_{{{O}_{2}}}}$

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho PT (1), (2), (3), ta có:

\({{m}_{Mg,Ca,Al}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}={{m}_{MgO,CaO,A{{l}_{2}}{{O}_{3}}}}\Rightarrow {{m}_{{{O}_{2}}}}=20,3-13,1=7,2\,(gam)\)

$\Rightarrow {{n}_{{{O}_{2}}}}=0,225\,(mol)$

=> nHCl = 4.0,225 = 0,9 mol => VHCl = 2,25 (lít)

Câu 15 :

Có 2 chất bột trắng CaO và Al2O3 thuốc thử để phân biệt được 2 chất bột là

  • A.
    dung dịch HCl.
  • B.
    NaCl.
  • C.
    H2O.
  • D.
    giấy quỳ tím.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CaO tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục, còn Al2O3 thì không tan trong nước

CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu 16 :

Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

  • A.
    CaSO3 và HCl; 
  • B.
    CaSO4 và HCl;
  • C.
    CaSO3 và NaOH
  • D.
    CaSO3 và NaCl.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lưu huỳnh đioxit có công thức: SO2

CaSO3 + HCl → CaCl2 + SO2↑ + H­2O

Câu 17 :

Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?

  • A.
    Al và H2SO4 loãng. 
  • B.
    NaOH và dung dịch HCl.
  • C.
    Na2SO4 và dung dịch HCl.     
  • D.
    Na2SO3 và dung dịch HCl

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O

Câu 18 :

Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống

  • A.
    CaCO3
  • B.
    NaCl
  • C.
    K2CO3
  • D.
    Na2SO4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

CaCO3 được dùng để sản xuất vôi sống

CaCO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaO (vôi sống) + CO2

Câu 19 :

Oxit vừa tan trong nước vừa hút ẩm là:

  • A.
    SO2
  • B.
    CaO 
  • C.
    Fe2O3
  • D.
    Al2O3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

CaO vừa tan trong nước vừa dùng để hút ẩm

Câu 20 :

Khí X là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời khí X cũng một nguyên nhân gây mưa axit. Vậy công thức hóa học của X là:

  • A.
    CO2
  • B.
    N2.       
  • C.
    O2.       
  • D.
    SO2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức hiểu biết thực tế

Lời giải chi tiết :

CO­2 là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính

Câu 21 :

Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí CO2?

  • A.
    H2SO4 đặc.      
  • B.
    P2O5 khan.       
  • C.
    NaOH rắn.      
  • D.
    CuSO4 khan.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất làm khô được khí CO­2 là chất có tính háo nước(hút nước hoặc phản ứng với nước) nhưng không phản ứng được với CO­2

Lời giải chi tiết :

NaOH rắn không làm khô được khí CO2 vì có phản ứng với CO2

2NaOH + CO2 → Na2CO3 +H2O

Câu 22 :

Canxi oxit là một

  • A.

    axit 

  • B.

    bazơ

  • C.

    oxit 

  • D.

    muối

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử của canxi oxit để kết luận

Lời giải chi tiết :

Canxi oxit có công thức là CaO, là hợp chất được tạo bởi nguyên tố Canxi (Ca) và Oxi (O) nên canxi oxit là một oxit.

Câu 23 :

SO2

  • A.

    oxit trung tính

  • B.

    oxit axit

  • C.

    oxit lưỡng tính

  • D.

    oxit bazơ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử của SO2 để kết luận

Lời giải chi tiết :

SO2 được tạo bởi nguyên tố lưu huỳnh (S) là một phi kim và Oxi (O) nên SO2 là một oxit axit.

Câu 24 :

Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là

  • A.
    0,2M
  • B.
    0,3M
  • C.
    0,4M
  • D.
    0,5M

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Vì KOH dư nên phản ứng tạo ra muối trung hòa

+) Từ số mol CO2 ⟹ tính số mol K2CO3

Lời giải chi tiết :

nCO2 (đktc) = 1,68/22,4 = 0,075 mol

Vì KOH dư nên phản ứng tạo ra muối trung hòa

CO2  +  2KOH → K2CO3 + H2O

0,075 mol     →    0,075 mol

Theo PTHH: nK2CO3 = nCO2 = 0,075 (mol)

Vì thể tích dung dịch trước và sau không thay đổi ⟹ Vdd = 250 ml = 0,25 lít

\( = > \,\,{C_{M\,\,{K_2}C{O_3}}} = \frac{{0,075}}{{0,25}} = 0,3M\)

Câu 25 :

Cho 11,2 lít CO2 vào 500 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,3 g/ml). Nồng độ mol/lit của dung dịch muối tạo thành là

  • A.
    1M
  • B.
    2M
  • C.
    2,5M
  • D.
    1,5M

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Áp dụng công thức: mdd = D.V tính khối lượng dung dịch NaOH

+) tính khối lượng NaOH: mNaOH =  \(\frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }}\)

+) Xét tỉ lệ: \(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} > 2\)  ⟹ NaOH dư, CO2 hết, phản ứng thu được muối Na2CO3 ⟹ tính số mol muối theo PT

Lời giải chi tiết :

nCO2(đktc) = 11,2/22,4 = 0,5 mol

+) Áp dụng công thức: mdd = D.V = 1,3.500 = 650 gam

⟹ mNaOH =  \(\frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }} = \frac{{25\% .650}}{{100}} = 162,5\,\,gam\)

⟹ nNaOH = 4,0625 mol

Xét tỉ lệ: \(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} > 2\) ⟹ NaOH dư, CO2 hết, phản ứng thu được muối Na2CO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

0,5 mol       →       0,5 mol

\( = > \,\,{C_{M\,\,N{a_2}C{O_3}}} = \frac{{0,5}}{{0,5}} = 1M\)

Câu 26 :

Dẫn 448 ml CO2 (đktc) sục vào bình chứa 100 ml dung dịch KOH 0,25M. Khối lượng hai muối tạo thành là

  • A.
    0,85 gam và 1,5 gam.
  • B.
    0,69 gam và 1,7 gam.
  • C.
    0,85 gam và 1,7 gam.
  • D.
    0,69 gam và 1,5 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Xét tỉ lệ: \(1 < \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} < 2\) ⟹ phản ứng tạo 2 muối K2CO3 (x mol) và KHCO3 (y mol)

+) Tính số mol CO2 và số mol KOH đã phản ứng theo x và y và lập hệ

Lời giải chi tiết :

\({n_{C{O_2}}} = 0,02\,\,mol;\,\,{n_{KOH}} = 0,025\,\,mol\)

Xét tỉ lệ: \(1 < \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{0,025}}{{0,02}} = 1,25 < 2\) ⟹ phản ứng tạo 2 muối K2CO3 (x mol) và KHCO3 (y mol)

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

  x   ←  2x      ←    x

CO2 + KOH → KHCO3

  y  ←  y    ←       y

Theo PT ta có:  \(\sum {{n_{C{O_2}}}} = x + y = 0,02\,\,(1)\)

∑nKOH = 2x + y = 0,025   (2)

Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,005 mol;  y = 0,015 mol

\( = > {m_{{K_2}C{O_3}}} = 0,005.138 = 0,69\,\,gam;\,\,\,{m_{KHC{O_3}}} = 0,015.100 = 1,5\,\,gam\)

Câu 27 :

Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M ta được 2 muối với muối hiđrocacbonat có nồng độ mol bằng 1,4 lần nồng độ mol của muối trung hoà.

  • A.
    12,0 gam.
  • B.
    10,8 gam.
  • C.
    14,4 gam. 
  • D.
    18,0 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Vì thể tích dung dịch không thay đổi nên tỉ lệ về nồng độ cũng chính là tỉ lệ về số mol.

+) Gọi  \({n_{N{a_2}C{O_3}}} = x\,\,mol\,\, = > \,\,{n_{NaHC{O_3}}} = 1,4{\text{x}}\,\,{\text{mol}}\)

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3 

Từ PTHH, tính số mol NaOH và CO2 theo Na2CO3 và NaHCO3 ⟹ tính x

C + O2  →  CO2

+) nC = nCO2

Lời giải chi tiết :

Vì thể tích dung dịch không thay đổi nên tỉ lệ về nồng độ cũng chính là tỉ lệ về số mol.

Gọi  \({n_{N{a_2}C{O_3}}} = x\,\,mol\,\, = > \,\,{n_{NaHC{O_3}}} = 1,4{\text{x}}\,\,{\text{mol}}\)

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

  x   ←   2x      ←       x

CO2 + NaOH → NaHCO3

1,4x ← 1,4x  ←   1,4x 

⟹ nNaOH = 2x + 1,4x = 1,7 ⟹ x = 0,5

⟹ nCO2 = x + 1,4x = 1,2 mol

C + O2  →  CO2

⟹ nC = nCO2 = 1,2 mol

⟹ mC = 1,2.12 = 14,4 gam

Câu 28 :

Cho 4,48 lít CO2 (đktc) đi qua 190,48ml dung dịch NaOH 2% có khối lượng riêng là 1,05g/ml. Khối lượng muối tạo thành là

  • A.
    16,8 gam.
  • B.
    8,4 gam.
  • C.
    12,6 gam.
  • D.
    29,4 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Áp dụng công thức: mdd = D.V tính khối lượng dung dịch NaOH ⟹ mNaOH ⟹ nNaOH

+) Xét tỉ lệ: \(\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} < 1\) ⟹ phản ứng chỉ tạo muối NaHCO3

⟹ số mol NaHCO3 tính theo số mol NaOH

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,2 mol;

+) Áp dụng công thức: mdd = D.V = 1,05.190,48 = 200 gam

⟹ mNaOH = 200.2% = 4 gam ⟹ nNaOH = 0,1 mol

Xét tỉ lệ: \(\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = 0,5 < 1\) ⟹ phản ứng chỉ tạo muối NaHCO3

CO2 + NaOH → NaHCO3

0,1  ←  0,1     →    0,1

⟹ mNaHCO3 = 0,1.84 = 8,4 gam

Câu 29 :

Thổi 2,464 lít khí CO2 vào một dung dịch NaOH thì được 9,46 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3. Nếu muốn chỉ thu được muối NaHCO3 thì cần thêm bao nhiêu lít khí cacbonic nữa?

  • A.
    0,336 lít.  
  • B.
    0,112 lít.  
  • C.
    0,448 lít.
  • D.
    0,224 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

x            2x             x

CO2 + NaOH → NaHCO3

y           y                  y

+) Từ khối lượng muối và số mol CO2 ⟹ lập hệ x và y

+) nNaOH = 2x + y = nNaHCO3

Để thu được NaHCO3 thì chỉ xảy ra phản ứng:

CO2 + NaOH → NaHCO3  

⟹ nCO2 cần thêm =nNaHCO3 = nCO2 ban đầu

Lời giải chi tiết :

nCO2(đktc) = VCO2/22,4 = 2,464/22,4 = 0,11 mol

Đặt số mol Na2CO3 = x (mol) và số mol NaHCO3 = y (mol)

CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O  (1)

x    ←  2x      ←    x

CO2 + NaOH → NaHCO3           (2)

y     ← y       ←    y

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}\sum {{n_{C{O_2}}} = x + y = 0,11} \\\sum {{m_{muoi}} = 106x + 84y} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,01 = {n_{N{a_2}C{O_3}}}\\y = 0,1 = {n_{NaHC{O_3}}}\end{array} \right.\)

Ta có ∑nNaOH = 2x + y = 0,12 mol

Để thu được NaHCO3 thì chỉ xảy ra phản ứng: CO2 + NaOH → NaHCO3  (3)

Theo PTHH (3): nCO2 = nNaOH = 0,12 (mol)

⟹ nCO2 cần thêm = 0,12 – 0,11 = 0,01 mol ⟹ cần thêm 0,224 lít khí CO2

Câu 30 :

Hoà tan 2,8 gam CaO vào nước ta được dung dịch A. Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 1 gam kết tủa thì có bao nhiêu lít CO2 đã tham gia phản ứng. Các thể tích khí đo ở đktc.

  • A.
    0,224 lít.
  • B.
    3,360 lít.
  • C.
    2,016 lít hoặc 0,224 lít.   
  • D.
    2,24 lít hoặc 3,36 lít.  

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) từ số mol CaO ⟹ tính số mol Ca(OH)2

TH1: CO2 phản ứng hết, Ca(OH)2 dư ⟹ phản ứng chỉ tạo muối CaCO3

⟹ tính số mol CaCO3 theo CO2

TH2: cả CO2 và Ca(OH)2 phản ứng hết tạo 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

Viết PTHH, từ số mol CaCO3 và số mol Ca(OH)2 ⟹ tính số mol CO2

Lời giải chi tiết :

nCaO = mCaO/MCaO = 2,8/56 = 0,05 mol

1 gam kết tủa thu được là nCaCO3 = mCaCO3/MCaCO3 = 1/100 = 0,01 mol

PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2  (1)

           0,05          →         0,05       mol

Theo PTHH (1): nCa(OH)2 = nCaO = 0,05 (mol)

TH1: CO2 phản ứng hết, Ca(OH)2 dư ⟹ phản ứng chỉ tạo muối CaCO3

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (2)

0,01          ←            0,01

Theo PTHH (2) ⟹ nCO2 = 0,01 mol ⟹ VCO2(đktc) = nCO2.22,4 = 0,01.22,4 = 0,224 lít

TH2: cả CO2 và Ca(OH)2 phản ứng hết tạo 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O  (2)

0,01  ← 0,01   ←      0,01

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (3)

0,08  ←  0,04  

Theo PTHH (2): nCa(OH)2(2) = nCaCO3 = 0,01 (mol) ⟹ nCa(OH)2(3) = nCa(OH)2 bđ - nCa(OH)2(2) = 0,05 - 0,01 = 0,04 (mol)

Theo PTHH (2) và (3):  nCO2 (2) +(3) = 0,01 + 0,08 = 0,09 mol ⟹ VCO2(đktc) = 0,09. 22,4 = 2,016 (lít)

Câu 31 :

Khối lượng Al2O3 phản ứng vừa hết với 200 ml dung dịch KOH 1M là:

  • A.
    5,1 gam. 
  • B.
    10,2 gam
  • C.
    17,1 gam. 
  • D.
    7,8 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol KOH = VKOH.CM

Bước 2: Tính số mol Al2O3 theo mol KOH dựa vào PTHH: Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

Lời giải chi tiết :

200 ml = 0,2 (lít) ⟹ nKOH = V.CM = 0,2.1 = 0,2 (mol)

PTHH: Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

(mol)    0,1    ←  0,2

Theo PTHH ta có: nAl2O3 = 1/2 nKOH = 1/2.0,2 = 0,1 (mol)

⟹ mAl2O3 = nAl2O3. MAl2O3 = 0,1.102 = 10,2 (g)

Câu 32 :

Khối lượng Al2O3 phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch H2SO4 1,5M là

  • A.
    5,1 gam. 
  • B.
    10,2 gam. 
  • C.
    17,1 gam. 
  • D.
    7,8 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol H2SO4 = VH2SO4.CM

Bước 2: Tính mol Al2O3 theo mol H2SO4 dựa vào PTHH: Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Lời giải chi tiết :

100 ml = 0,1 (lít) ⟹ nH2SO4 = V.CM = 0,1.1,5 = 0,15 (mol)

PTHH: Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

(mol)   0,05 ←   0,15

Theo PTHH: nAl2O3 = 1/3 nH2SO4 = 1/3.0,15 = 0,05 (mol)

⟹ mAl2O3 = nAl2O3. MAl2O3 = 0,05.102 = 5,1 (g)

Câu 33 :

Khối lượng ZnO phản ứng vừa hết với 200 ml dung dịch KOH 1M là

  • A.
    16,2 gam. 
  • B.
    12,6 gam. 
  • C.
    8,1 gam. 
  • D.
    17,5 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol KOH = VKOH. CM

Bước 2: Tính mol ZnO theo mol KOH dựa vào PTHH: ZnO + 2KOH → K2ZnO2 + H2O

Lời giải chi tiết :

200 ml = 0,2 (lít) ⟹ nKOH = V.CM = 0,2.1 = 0,2 (mol)

PTHH: ZnO + 2KOH → K2ZnO2 + H2O

(mol)   0,1 ←   0,2

Theo PTHH: nZnO = 1/2 nKOH = 1/2. 0,2 = 0,1 (mol)

⟹ mZnO =nZnO. MZnO = 0,1.81 = 8,1 (g)

Câu 34 :

Sục 3,36 (l) \(C{O_2}\)vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được a(g)\(CaC{O_3}\)kết tủa.Giá trị của a là:

  • A.
    10 gam.
  • B.
    15 gam. 
  • C.
    20 gam. 
  • D.
    25 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol CO2 theo công thức: nCO2(đktc) = V/22,4

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol CaCO3 theo số mol của CO2.

Lời giải chi tiết :

\({n_{C{O_2}}}(dktc) = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15(mol)\)

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2

           0,15                  →      0,15                 (mol)

Theo PTHH ta có: nCaCO3 = nCO2 = 0,15       (mol)

⟹ mCaCO3 = nCaCO3. MCaCO3 = 0,15.100 = 15 (g)

Câu 35 :

Hòa tan 6,2 gam natri oxit vào 193,8 gam nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là:

  • A.
    4%
  • B.
    5%
  • C.
    6%
  • D.
    7%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol Na2O theo công thức: nNa2O = mNa2O : MNa2O

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol NaOH theo số mol của Na2O

Bước 3: Tính mdd sau = mNa2O + mH2O = ?. Từ đó tính được \(C\% NaOH = \frac{{{m_{NaOH}}}}{{m{\,_{dd\,sau}}}}.100\%  = ?\% \)

Lời giải chi tiết :

\({n_{N{a_2}O}} = \frac{{{m_{N{a_2}O}}}}{{{M_{N{a_2}O}}}} = \frac{{6,2}}{{2.23 + 16}} = 0,1\,(mol)\)

PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH

Theo PTHH: nNaOH = 2nNa2O = 2.0,1 = 0,2 (mol)

⟹ mNaOH = nNaOH. MNaOH = 0,2.40 = 8 (g)

Khối lượng dung dịch sau là: mdd sau = mNa2O + mH2O = 6,2 + 193,8 = 200 (g)

dung dịch A thu được là dung dịch NaOH

\( \Rightarrow C\% NaOH = \frac{{{m_{NaOH}}}}{{m{\,_{dd\,sau}}}}.100\%  = \frac{8}{{200}}.100\%  = 4\% \)

Câu 36 :

Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng 30 gam dung dịch HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là:

  • A.
    CaO
  • B.
    CuO
  • C.
    FeO
  • D.
    ZnO

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Gọi kim loại hóa trị II là R ⟹ công thức oxit là RO

+) Tính số mol HCl

+) Viết PTHH, tính số mol RO theo số mol HCl

+) Tính ${{M}_{RO}}=\frac{{{m}_{RO}}}{{{n}_{RO}}}$ ⟹ R

Lời giải chi tiết :

Gọi kim loại hóa trị II là R ⟹ công thức oxit là RO

 

\({m_{HCl}} = \frac{{{m_{dd\,HCl}}}}{{100\% }}.c\%  = \frac{{30}}{{100\% }}.7,3\%  = 2,19(g)\)

\( \Rightarrow {n_{HCl}} = \frac{{{m_{HCl}}}}{{{M_{HCl}}}} = \frac{{2,19}}{{36,5}} = 0,06\,(mol)\)

PTHH:   RO    +    2HCl → RCl2 + H2O

            0,03mol ← 0,06mol

Theo PTHH: nRO = 1/2 nHCl = 1/2.0,06 = 0,03 (mol)

$\Rightarrow {{M}_{RO}}=\frac{2,4}{0,03}=80$ ⟹ MR + 16 = 80 ⟹ MR = 64

⟹ R là Cu

⟹ Công thức oxit cần tìm là CuO

Câu 37 :

Cho 12 gam hỗn hợp 2 oxit CuO và MgO tác dụng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được dung dịch sau phản  ứng chứa 2 muối có số mol bằng nhau. Phần trăm khối lượng của MgO có trong hỗn hợp là

  • A.
    33,33%. 
  • B.
    66,67%. 
  • C.
    34,33%. 
  • D.
    56,67%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết PTHH xảy ra

Bước 2: Muối thu được gồm CuSO4 và MgSO4 có số mol bằng nhau nên ta đặt: nCuSO4 = nMgSO4 = x (mol)

Dựa vào PTHH tính số mol CuO và MgO theo số mol muối CuSO4 và MgSO4

Bước 3: Lập phương trình với 12 gam hh ta tìm được x = ?

Lời giải chi tiết :

PTHH: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O  (1)

(mol)    x                     ← x

            MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O (2)

(mol)    x                      ←  x

Muối thu được gồm CuSO4 và MgSO4 có số mol bằng nhau nên ta đặt: nCuSO4 = nMgSO4 = x (mol)

Theo PTHH (1): nCuO = nCuSO4 = x (mol) ⟹ mCuO = nCuO. MCuO = 80x (g)

Theo PTHH (2): nMgO = nMgSO4 = x (mol) ⟹ mMgO = nMgO. MMgO = 40x (g)

Ta có: mCuO + mMgO = mhh

⟹ 80x + 40x = 12

⟹ 120x = 12

⟹ x = 0,1

⟹ nCuO = nMgO = x = 0,1 (mol)

mMgO = nMgO. MMgO = 0,1.40 = 4(g)

Phần trăm khối lượng của MgO có trong hỗn hợp là: \(\% {m_{MgO}} = \frac{{{m_{MgO}}}}{{{m_{hh}}}}.100\%  = \frac{4}{{12}}.100\%  = 33,33\% \)

Câu 38 :

Cho V lít khí CO2 ở đktc tác dụng hoàn toàn với 5,6 gam CaO thu được m gam CaCO3. Giá trị của V và m là

  • A.
    0,224 lít và 10 gam
  • B.
    2,24 lít và 10 gam
  • C.
    0,336 lít và 15 gam
  • D.
    3,36 lít và 15 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol CaO theo công thức: nCaO = mCaO : MCaO

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol CO2 và CaCO3 theo số mol CaO. Từ đó tính được VCO2(đktc) = nCO2.22,4 và mCaCO3 = nCaCO3. MCaCO3

Lời giải chi tiết :

\({n_{CaO}} = \frac{{{m_{CaO}}}}{{{M_{CaO}}}} = \frac{{5,6}}{{56}} = 0,1\,(mol)\)

PTHH: CO2 + CaO  CaCO3

(mol)    0,1  ← 0,1          → 0,1

Theo PTHH ta có: nCO2 = nCaO = 0,1 (mol) ⟹ VCO2(đktc) = nCO2.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)

nCaCO3 = nCaO  = 0,1 (mol) ⟹ mCaCO3 = nCaCO3. MCaCO3 = 0,1.(40 + 12 + 3.16) = 10 (g)

Câu 39 :

Cho 4 gam MgO vào 300 ml dung dịch H2SO4 1M. Khối lượng của muối MgSO4 thu được trong dung dịch sau phản ứng là:

  • A.
    12 gam. 
  • B.
    24 gam. 
  • C.
    36 gam. 
  • D.
    48 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đây là dạng bài toán lượng chất hết dư.

Đổi số mol các chất, viết PTHH xảy ra

Làm bài theo phương pháp 3 dòng

Lời giải chi tiết :

\({n_{MgO}} = \frac{{{m_{MgO}}}}{{{M_{MgO}}}} = \frac{4}{{24 + 16}} = 0,1\,(mol)\)

300 ml = 0,3 (lít)

nH2SO4 = VH2SO4. CM = 0,3.1 = 0,3 (mol)

   PTHH: MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

ban đầu    0,1       0,3                                    (mol)

pư            0,1 →   0,1     →   0,1                   (mol)

sau           0           0,2            0,1                   (mol)

Theo PTHH: nMgSO4 = nMgO= 0,1 (mol) (Do \(\frac{{{n_{MgO}}}}{1} < \frac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{1}\) nên mọi tính toán theo số mol MgO)

⟹ mMgSO4 = nMgSO4×MMgSO4 = 0,1×(24 + 32 + 16.4) = 12 (g)

Câu 40 :

Cho 4,48 lít khí SO2 đi qua 16,8 gam CaO thu được m gam CaSO3. Giá trị của m là

  • A.
    12 gam. 
  • B.
    15 gam 
  • C.
    24 gam. 
  • D.
    20 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đây là dạng bài toán lượng chất hết dư.

Đổi số mol các chất, viết PTHH xảy ra

Làm bài theo phương pháp 3 dòng

Lời giải chi tiết :

\({V_{S{O_2}(dktc)}} = \frac{{{V_{S{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2\,(mol)\)

\({n_{CaO}} = \frac{{{m_{CaO}}}}{{{M_{CaO}}}} = \frac{{16,8}}{{40 + 16}} = 0,3\,(mol)\)

   PTHH: SO2 + CaO →  CaSO3

Ban đầu: 0,2      0,3                         (mol)

pư:          0,2 →  0,2    →   0,2        (mol)

sau          0          0,1           0,2        (mol)

Theo PTHH: nCaCO3  = nSO2 = 0,2 (mol)

⟹ m = mCaSO3 = nCaSO3×MCaSO3 = 0,2×(40 + 32 + 3.16) = 24 (g)

Câu 41 :

Cho m gam K2O vào trong 1 lít nước thu được dung dịch KOH 1M. Coi thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Giá trị của m là:

  • A.
    37 gam. 
  • B.
    47 gam. 
  • C.
    57 gam. 
  • D.
    94 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết PTHH xảy ra

Bước 2: Tính số mol KOH

Bước 3: Dựa vào PTHH tính số mol K2O theo KOH. Từ đó tính được mK2O =?

Lời giải chi tiết :

PTHH: K2O + H2O → 2KOH

Vì thể tích coi như không thay đổi nên: Vsau = VH2O =1 (lít)

⟹ nKOH = VS. CM KOH = 1.1 = 1 (mol)

Theo PTHH ta có: \({n_{{K_2}O}} = \frac{1}{2}{n_{KOH}} = \frac{1}{2}.1 = 0,5\,(mol)\)

⟹ m = mK2O = nK2O. MK2O = 0,5.(2.39 + 16) = 47 (g)

Câu 42 :

Cho 3,2 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1

Khối lượng của CuCl2 và FeCl3 trong hỗn hợp lần lượt là:

  • A.
    2,7 g và 3,25 g
  • B.
    3,25 g và 2,7 g
  • C.
    0,27 g và 0,325 g
  • D.
    0,325 g và 0,27 g

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Muối CuCl2 và FeCl3 cỏ tỉ lệ mol 1:1 nên ta đặt nCuCl2 = nFeCl3 = x (mol)

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, biểu diễn số mol CuO và Fe2O3 tương ứng theo số mol CuCl2 và FeCl3

Bước 3: Lập phương trình với 3,2 gam hh ta sẽ tìm được x =? Từ đó tính được khối lượng mỗi muối.

Lời giải chi tiết :

PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O  (1)

(mol)     x                  ←   x

             Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)

(mol)     0,5x               ←   x

Muối CuCl2 và FeCl3 cỏ tỉ lệ mol 1:1 nên ta đặt nCuCl2 = nFeCl3 = x (mol)

Theo PTHH (1) ta có: nCuO = nCuCl2 = x (mol) ⟹ mCuO = nCuO. MCuO = 80x (g)

Theo PTHH (2) ta có: nFe2O3 = 1/2 nFeCl3 = x/2 = 0,5x (mol) ⟹ mFe2O3 = nFe2O3. MFe2O3 = 0,5x.160 = 80x (g)

Ta có: mCuO + mFe2O3 = 3,2

⟹ 80x + 80x = 3,2

⟹ 160x = 3,2

⟹ x = 0,02 (mol)

⟹ nCuCl2 = nFeCl3 = 0,02 (mol)

⟹ mCuCl2 = nCuCl2. MCuCl2 = 0,02. (64 + 2.35,5) = 2,7 (g)

mFeCl3 = nFeCl3. MFeCl3 = 0,02.(56 + 3.35,5) = 3,25 (g)

Câu 43 :

Cho 8 gam đồng (II) oxit phản ứng với dung dịch axit clohiđric lấy dư, sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được có chứa m gam muối đồng (II) clorua. Giá trị của m là:

  • A.
    27
  • B.
    15,3. 
  • C.
    20,75. 
  • D.
    13,5.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol CuO theo công thức: nCuO = mCuO : MCuO

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol CuCl2 theo số mol CuO. Từ đó tính được mCuCl2 = nCuCl2. MCuCl2

Lời giải chi tiết :

\({n_{CuO}} = \frac{{{m_{CuO}}}}{{{M_{CuO}}}} = \frac{8}{{64 + 16}} = 0,1\,(mol)\)

PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

(mol)    0,1               → 0,1

Theo PTHH: nCuCl2 = nCuO = 0,1 (mol)

⟹ mCuCl2 = nCuCl2. MCuCl2 = 0,1. (64 + 2.35,5) = 13,5 (g)

Câu 44 :

Cho 15,3 (gam) oxit của kim loại R (chỉ có 1 hóa trị) phản ứng vừa đủ với 300 ml HCl 3M. Xác định CTHH của oxit.

  • A.
    Fe2O3.
  • B.
    ZnO.
  • C.
    BaO. 
  • D.
    Al2O3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Gọi CTHH của oxit là \({R_2}{O_n}\) (đk: n nguyên dương); đổi số mol HCl

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol AO theo số mol HCl

Bước 3: Tính MR2On = mR2On : nR2On =? Từ đó tìm được mối quan hệ giữa R và n, kẻ bảng chạy giá trị n ta tìm được R ⟹ công thức oxit

Lời giải chi tiết :

Giả sử CTHH của oxit là \({R_2}{O_n}\) (đk: n nguyên dương)

300 ml = 0,3 (lít)

nHCl = V.CM = 0,3.3 = 0,9 (mol)

PTHH: R2On + 2nHCl →  2RCln + nH2O

(mol)    \(\frac{{0,45}}{n}\) ← 0,9

Ta có:

 \(\begin{array}{l}{M_{{R_2}{O_n}}} \times {n_{{R_2}{O_n}}} = {m_{{R_2}{O_n}}}\\ \Rightarrow (2R + 16n) \times \frac{{0,45}}{n} = 15,3\\ \Rightarrow (2R + 16n) = 34n\\ \Rightarrow 2R = 18n\\ \Rightarrow R = 9n\end{array}\)

Vì hóa trị của kim loại thường là 1,2,3

=> n = 3

⇒ R là Al, Công thức hóa học của oxit là Al2O3.

Câu 45 :

Cho 2 (g) MgO vào 150ml dung dịch HCl 1M. Tính CM của các chất trong dung dịch thu được.

  • A.
    [HCl] dư = 0,33 M; [MgCl2] = 0,33 M
  • B.
    [HCl] dư = 0,67 M; [MgCl2] = 0,67 M
  • C.
    [HCl] dư = 0,33 M; [MgCl2] = 0,67 M
  • D.
    [HCl] dư = 0,67 M; [MgCl2] = 0,33 M

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol các chất theo công thức: nMgO = mMgO: MMgO ; nHCl = V×CM

Bước 2: Viết PTHH xảy ra

Bước 3: Tính toán theo quy tắc 3 dòng (số mol chất ban đầu, số mol chất phản ứng, số mol chất còn lại)

Lời giải chi tiết :

\({n_{MgO}} = \frac{{{m_{MgO}}}}{{{M_{MgO}}}} = \frac{2}{{40}} = 0,05(mol)\)

150 ml = 0,15 (lít)

\({n_{HCl}} = V \times {C_M} = 0,15 \times 1 = 0,15\,(mol)\)

   PTHH: MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O  

Ban đầu   0,05      0,15                                    (mol)

Phản ứng 0,05 → 0,1    →   0,05                     (mol)

Sau p.ư       0       0,05          0,05                     (mol)

⟹  Dung dịch sau phản ứng có: \(\left\{ \begin{array}{l}HCl\,du:\,0,05\,mol\\MgC{l_2}:\,0,05\,mol\end{array} \right.\)

Thể tích dung dịch sau = thể tích dung dịch HCl = 0,15 (lít)

Nồng độ các chất trong dung dịch thu được là:

\(\begin{array}{l}{C_{{M_{HCl}}}}_{du} = \frac{{{n_{HCl\,du}}}}{{V{\,_{sau}}}} = \frac{{0,05}}{{0,15}} = 0,33\,(M)\\{C_M}{\,_{MgC{l_2}}} = \frac{{{n_{MgC{l_2}}}}}{{V{\,_{sau}}}} = \frac{{0,05}}{{0,15}} = 0,33\,(M)\end{array}\)

Câu 46 :

Nung 100g CaCO3 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 44,8g CaO. Hiệu suất phản ứng đạt bao nhiêu phần trăm?

  • A.
    75%
  • B.
    80%
  • C.
    85%
  • D.
    90%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính hiệu suất: \(\% H = \frac{{{n_{CaO\,thuc\,te}}}}{{{n_{\,CaO\,li\,thuyet}}}}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

Số mol của CaO là\({n_{CaO}} = \frac{{44,8}}{{56}} = 0,8\,(mol)\)

Số mol của CaCO3 là \({n_{CaC{O_3}}} = \frac{{100}}{{100}} = 1\,(mol)\)

PTHH :         CaCO3    \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)      CaO   +   CO2

                      1 mol        →           1 mol

Hiệu suất của phản ứng là

\(\% H = \frac{{{n_{CaO\,thuc\,te}}}}{{n{\,_{CaO\,li\,thuyet}}}}.100\%  = \frac{{0,8}}{1}.100\%  = 80\% \)

Câu 47 :

Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A.
    CaO, K2SO4, Ca(OH)2 
  • B.
    NaOH, CaO, H2O
  • C.
    Ca(OH)2, H2O, BaCl2   
  • D.
     NaCl, H2O, CaO

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính hiệu suất: \(\% H = \frac{{{n_{CaO\,thuc\,te}}}}{{{n_{\,CaO\,li\,thuyet}}}}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

A sai vì SO2 không phản ứng được với dung dịch K2SO4

B đúng

C sai do SO2 không phản ứng với BaCl2

D sai do NaCl không phản ứng với SO2

Câu 48 :

Oxit bazơ K2O có thể tác dụng được với oxit axit là:

  • A.
    CO                       
  • B.
    NO                                                                              
  • C.
    SO2     
  • D.
     CaO

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Oxit bazo có thể tác dụng với oxit axit tạo muối

→ K2O + SO2 → K2SO3

Câu 49 :

Phương trình hóa học nào sau dùng để điều chế canxi oxit?

  • A.
    Ca(OH)2 (dd) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaO (rắn)  + H2O (hơi)
  • B.
    CaCO3 (rắn) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaO (rắn) + CO2 (hơi)
  • C.
    CaSO4 (rắn) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaO (rắn) + SO3 (hơi)
  • D.
    CaSO4 (rắn) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaO (rắn) + SO2 (hơi).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức điều chế CaO trong sgk hóa 9 – trang 8

Lời giải chi tiết :

A. Loại vì dd Ca(OH)2 không bị nhiệt phân hủy

B. Thỏa mãn

C, D Loại vì CaSO4 không bị nhiệt phân hủy.

Câu 50 :

CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì:

  • A.
    CaO tác dụng với O2
  • B.
    CaO tác dụng với CO2
  • C.
    CaO dụng với nước
  • D.
    Cả B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì tác dụng với CO2 và nước

PTHH: CaO + CO2 → CaCO3

CaO + H2O → Ca(OH)2

Do đó lượng CaO bị hao hụt và lẫn tạp chất ⟹ chất lượng bị giảm

Câu 51 :

Khí SO2 (sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, quặng sunfua) là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường, do SO2 trong không khí sinh ra: 

  • A.
    mưa axit
  • B.
    hiện tượng nhà kính
  • C.
    lỗ thủng tầng ozon
  • D.
    nước thải gây ung thư

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Do trong không khí SO­2 kết hợp với O2 tạo ra SO3. Sau đó SO3 kết hợp với hơi nước có trong không khí sinh ra axit H2SO4 ⟹ gây ra hiện tượng mưa axit, ô nhiễm môi trường.

Câu 52 :

Cho các oxit : Na2O, CO, CaO , P2O5 , SO2 . Có bao nhiêu cặp chất tác dụng được với nhau ?

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của oxit.

Lời giải chi tiết :

Các cặp oxit tác dụng được với nhau là (Na2O; P2O5); (Na2O; SO2); (CaO;P2O5); (CaO; SO2) ⟹ có 4 cặp

Câu 53 :

Chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

  • A.
    MgO 
  • B.
    CaO
  • C.
    SO2  
  • D.
    CuO

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chọn chất tan được trong nước tạo ra dung dịch bazơ thì mới làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Lời giải chi tiết :

A. Loại vì MgO không tan trong nước.

B. Thỏa mãn vì CaO + H2O → Ca(OH)2 ⟹ dd Ca(OH)2  là dd bazơ nên làm quỳ đổi sang màu xanh.

C. Loại  vì SO2 + H2O \( \rightleftarrows \) H2SO3 ⟹ dd H2SO3 là dd axit nên làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

D. Loại vì CuO không tan trong nước.

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3. Tính chất hóa học của axit - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Tính chất hóa học của axit Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 4. Một số axit quan trọng - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Một số axit quan trọng Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 8. Một số bazơ quan trọng - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Một số bazơ quan trọng Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Tính chất hóa học của muối - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Tính chất hóa học của muối Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Một số muối quan trọng - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Một số muối quan trọng Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Phân bón hóa học - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Phân bón hóa học Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết