Trắc nghiệm Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Hóa học 9

Đề bài

Câu 1 :

Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

  • A.

    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

  • B.

    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

  • C.

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

  • D.

    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Câu 2 :

Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?

  • A.

    CuSO4.           

  • B.

    Na2SO4.          

  • C.

    MgSO4.          

  • D.

    K2SO4.

Câu 3 :

Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4

  • A.

    Fe

  • B.

    Zn

  • C.

    Cu

  • D.

    Mg

Câu 4 :

Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng:

  • A.

    Cu + ZnCl2     

  • B.

    Zn + CuCl2     

  • C.

    Fe + ZnCl2      

  • D.

    Zn + ZnCl2

Câu 5 :

Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

  • A.

    Cu, Ca, K, Ba

  • B.

    Zn, Li, Na, Cu

  • C.

    Ca, Mg, Li, Zn           

  • D.

    K, Na, Ca, Ba

Câu 6 :

Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

  • A.

    Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba

  • B.

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

  • C.

    Mg, K, Fe, Al, Na      

  • D.

    Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba

Câu 7 :

Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn bạc nitrat:

  • A.

    Fe

  • B.

    K

  • C.

    Cu

  • D.

    Ag

Câu 8 :

Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A.

    6,4

  • B.

    3,2

  • C.

    10,0

  • D.

    5,6

Câu 9 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A.
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B.
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C.
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D.
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
Câu 10 :

Phản ứng hóa học nào sau đây không chính xác:

  • A.

    Fe + CuSO4 ->  FeSO4 + Cu.   

  • B.

    Fe + 2AgNO3 ->  Fe(NO3)2 + 2Ag.

  • C.

    Cu + MgSO4 ->  CuSO4 + Mg.                        

  • D.

    Cu + 2AgNO3 ->  Cu(NO3)2 + 2Ag.

Câu 11 :

Kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội?

  • A.
    Cu                                      
  • B.
     Zn                                                           
  • C.
     Fe  
  • D.
    Na
Câu 12 :

Kim loại đứng liền trước Al trong dãy điện hóa học của kim loại là: 

  • A.
    K
  • B.

    Na

  • C.
    Mg
  • D.
    Zn
Câu 13 :

Nhóm kim loại nào sau đây đều có hóa trị I trong hầu hết các hợp chất

  • A.
    K, Na, Fe
  • B.
    K, Na, Li
  • C.
    K, Na, Ba
  • D.
    K, Na, Ca
Câu 14 :

Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

  • A.
    Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba
  • B.
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
  • C.
    Mg, K, Fe, Al, Na 
  • D.
    Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba
Câu 15 :

Cho các cặp chất sau:

(a) Fe + HCl;                          (b) Zn + CuSO4 ;                    (c) Ag + HCl

(d) Cu + FeSO4;                     (e) Cu + AgNO3 ;                   (f) Pb + ZnSO4

Những cặp chất xảy ra phản ứng là:

  • A.
    a, c, d. 
  • B.
    c, d,e, f. 
  • C.
    a,b, e
  • D.
    a, b, c, d, e, f.
Câu 16 :

Dãy kim loại nào đều phản ứng với dung dịch CuSO4?

  • A.
    Na; Al; Cu; Ag
  • B.
    Al;Fe; Mg; Cu.
  • C.
    Na; Al; Fe; K. 
  • D.
    K; Mg; Ag; Fe.
Câu 17 :

Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất:

  • A.
    Cu 
  • B.
    Al  
  • C.
    Pb 
  • D.
    Ba
Câu 18 :

Cho hỗn hợp bột gồm: Al, Fe, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được chất rắn T không tan. Vậy T là:

  • A.
    Al.       
  • B.
    Fe.       
  • C.
    Mg.      
  • D.
    Cu.
Câu 19 :

Dãy tất cả các kim loại đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

  • A.
    Al, Cu, Ag                                                                                                     
  • B.
    Al, Fe, Ag 
  • C.

    Al, Fe, Mg                                                    

  • D.
    Al, Fe, Cu
Câu 20 :

Kim loại X có đặc điểm:

 - Tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng H2

 - Muối X(NO3)2 hoà tan được Fe.

Trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, chọn câu đúng về vị trí của X:

            

  • A.
    Đứng giữa Fe và Cu   
  • B.
    Đứng giữa Fe và H
  • C.
    Đứng giữa Fe và Zn 
  • D.
    Đứng giữa Al và Fe

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

  • A.

    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

  • B.

    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

  • C.

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

  • D.

    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

Câu 2 :

Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?

  • A.

    CuSO4.           

  • B.

    Na2SO4.          

  • C.

    MgSO4.          

  • D.

    K2SO4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Al sẽ phản ứng được với dung dịch muối của kim loại yếu hơn Al

=> kim loại yếu hơn Al là Cu

PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Câu 3 :

Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4

  • A.

    Fe

  • B.

    Zn

  • C.

    Cu

  • D.

    Mg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại:

- Sử dụng kim loại có mức độ hoạt động mạnh hơn Cu để có phản ứng hóa học với dd CuSOmà không phản ứng với dd ZnSO4.

- Loại phương án Fe và Cu.

- Đối với Mg và Zn, xét xem sử dụng kim loại nào phù hợp nhất để sau phản ứng chỉ thu được dd Zn(SO4) tinh khiết.

Lời giải chi tiết :

- Dùng kẽm vì có phản ứng:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Sau khi dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

- Không dùng Mg vì có phản ứng:

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu ↓

Sau phản ứng có dd MgSOtạo thành, như vậy không tách được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

Câu 4 :

Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng:

  • A.

    Cu + ZnCl2     

  • B.

    Zn + CuCl2     

  • C.

    Fe + ZnCl2      

  • D.

    Zn + ZnCl2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cặp xảy ra phản ứng là: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

Câu 5 :

Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

  • A.

    Cu, Ca, K, Ba

  • B.

    Zn, Li, Na, Cu

  • C.

    Ca, Mg, Li, Zn           

  • D.

    K, Na, Ca, Ba

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhóm kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: K, Na, Ca, Ba

Câu 6 :

Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

  • A.

    Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba

  • B.

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

  • C.

    Mg, K, Fe, Al, Na      

  • D.

    Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các kim loại phản ứng với HCl sinh ra khí H2 là: Mg, K, Fe, Al, Na

Câu 7 :

Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn bạc nitrat:

  • A.

    Fe

  • B.

    K

  • C.

    Cu

  • D.

    Ag

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 là loại bỏ được AgNO3 và sau phản ứng chỉ thu được Cu(NO3)2

=> dùng kim loại Cu

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Câu 8 :

Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A.

    6,4

  • B.

    3,2

  • C.

    10,0

  • D.

    5,6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Cu đứng sau H nên Cu không phản ứng được với dung dịch HCl

+) Từ PTHH tính mFe => mCu = mhh – mFe

Lời giải chi tiết :

Cu đứng sau H nên Cu không phản ứng được với dung dịch HCl

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol          ←          0,1 mol

=> mFe = 0,1.56 = 5,6 gam => mCu = 12 – 5,6 = 6,4 gam

Câu 9 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A.
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B.
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C.
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D.
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại:

- Sắp xếp lại các kim loại theo thức tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học.

Lời giải chi tiết :

- Thứ tự mức hoạt động hóa học của các kim loại trong dãy hoạt động hóa học là:

- Vậy thứ tự sắp xếp đúng là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

Câu 10 :

Phản ứng hóa học nào sau đây không chính xác:

  • A.

    Fe + CuSO4 ->  FeSO4 + Cu.   

  • B.

    Fe + 2AgNO3 ->  Fe(NO3)2 + 2Ag.

  • C.

    Cu + MgSO4 ->  CuSO4 + Mg.                        

  • D.

    Cu + 2AgNO3 ->  Cu(NO3)2 + 2Ag.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại: Từ Mg trở về sau trong dãy điện hóa, kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng

Lời giải chi tiết :

Phản ứng C sai vì Cu là kim loại đứng sau Mg trong dãy điện hóa, nên Cu không thể đẩy được Mg ra khỏi muối MgSO4

Câu 11 :

Kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội?

  • A.
    Cu                                      
  • B.
     Zn                                                           
  • C.
     Fe  
  • D.
    Na

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội : Fe

Câu 12 :

Kim loại đứng liền trước Al trong dãy điện hóa học của kim loại là: 

  • A.
    K
  • B.

    Na

  • C.
    Mg
  • D.
    Zn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sự ghi nhớ dãy điện hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Kim loại đứng liền trước Al trong dãy điện hóa học của kim loại là Mg.

Câu 13 :

Nhóm kim loại nào sau đây đều có hóa trị I trong hầu hết các hợp chất

  • A.
    K, Na, Fe
  • B.
    K, Na, Li
  • C.
    K, Na, Ba
  • D.
    K, Na, Ca

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhóm kim loại K, Na, Li đều có hóa trị I trong hầu hết các hợp chất.

Câu 14 :

Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

  • A.
    Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba
  • B.
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
  • C.
    Mg, K, Fe, Al, Na 
  • D.
    Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Những kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa học thì có phản ứng với HCl sinh ra H2.

Lời giải chi tiết :

Các kim loại phản ứng với HCl sinh ra khí H2 là: Mg, K, Fe, Al, Na

Câu 15 :

Cho các cặp chất sau:

(a) Fe + HCl;                          (b) Zn + CuSO4 ;                    (c) Ag + HCl

(d) Cu + FeSO4;                     (e) Cu + AgNO3 ;                   (f) Pb + ZnSO4

Những cặp chất xảy ra phản ứng là:

  • A.
    a, c, d. 
  • B.
    c, d,e, f. 
  • C.
    a,b, e
  • D.
    a, b, c, d, e, f.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của muối: Từ kim loại Mg trở về sau trong dãy điện hóa, kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Lời giải chi tiết :

(c), (d), (f)  Không phản ứng

Các phản ứng xảy ra là: (a), (b), (e)

(a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(b) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓

(e) Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag↓

Câu 16 :

Dãy kim loại nào đều phản ứng với dung dịch CuSO4?

  • A.
    Na; Al; Cu; Ag
  • B.
    Al;Fe; Mg; Cu.
  • C.
    Na; Al; Fe; K. 
  • D.
    K; Mg; Ag; Fe.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức tính chất hóa học của muối

Lời giải chi tiết :

A. Loại Ag

B. Loại Cu

C. Thỏa mãn, các kim loại Na, K phản ứng với H2O có trong dd CuSO4 sinh ra dd bazo sau đó dd bazo phản ứng với dd muối

D. Loại Ag

Câu 17 :

Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất:

  • A.
    Cu 
  • B.
    Al  
  • C.
    Pb 
  • D.
    Ba

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kim loại càng đứng đầu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì hoạt động càng mạnh

Lời giải chi tiết :

Ba là kim loại hoạt động mạnh nhất trong các kim loại trên

Câu 18 :

Cho hỗn hợp bột gồm: Al, Fe, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được chất rắn T không tan. Vậy T là:

  • A.
    Al.       
  • B.
    Fe.       
  • C.
    Mg.      
  • D.
    Cu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

HCl chỉ tác dụng được với các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa của kim loại

Lời giải chi tiết :

Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tan trong dd HCl => chất rắn T là Cu

Câu 19 :

Dãy tất cả các kim loại đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

  • A.
    Al, Cu, Ag                                                                                                     
  • B.
    Al, Fe, Ag 
  • C.

    Al, Fe, Mg                                                    

  • D.
    Al, Fe, Cu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A sai vì chỉ có Al pư được với dung dịch H2SO4 loãng

B sai vì Ag không pư được với dung dịch H2SO4 loãng

C đúng

D sai vì Cu không pư được với dung dịch H2SO4 loãng

Câu 20 :

Kim loại X có đặc điểm:

 - Tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng H2

 - Muối X(NO3)2 hoà tan được Fe.

Trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, chọn câu đúng về vị trí của X:

            

  • A.
    Đứng giữa Fe và Cu   
  • B.
    Đứng giữa Fe và H
  • C.
    Đứng giữa Fe và Zn 
  • D.
    Đứng giữa Al và Fe

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- X tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng H => X đứng trước H trong dãy điện hóa

- Muối X(NO3)2 hoà tan được Fe => X đứng sau Fe trong dãy điện hóa

Trắc nghiệm Bài 18. Nhôm - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18. Nhôm Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập nhôm và hợp chất của nhôm tác dụng với dung dịch kiềm - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập nhôm và hợp chất của nhôm tác dụng với dung dịch kiềm Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập phản ứng nhiệt nhôm - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập phản ứng nhiệt nhôm Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 19. Sắt - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19. Sắt Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 20. Hợp kim của sắt: Gang - Thép - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 20. Hợp kim của sắt: Gang - Thép Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 16.Tính chất hóa học của kim loại - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16.Tính chất hóa học của kim loại Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 15. Tính chất vật lí của kim loại - Hóa học 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Tính chất vật lí của kim loại Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết