Sự đối đầu Đông-Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ


Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục 1

- Trong thời kì chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực: Đông Nam Á, Trung Đông,...

1. Cuộc chiến tranh chống xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954)

- Tháng 9 - 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ba nước Việt Nam, Campuchia, Lào. => Nhân dân các nước Đông Dương đã kiên cường kháng chiến.

- Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (10-1949), cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam mới có điều kiện liên lạc và nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Từ sau năm 1950, Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh của thực dân Pháp ở Đông Dương. Từ đó, chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu sự tác động của hai phe.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơnevơ được triệu tập để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.

=> Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia, nhưng mặt khác cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe. Đại biểu Mĩ ra tuyên bố không chịu sự ràng buộc của Hiệp định nhằm chuẩn bị cho sự xâm lược sau này.

Quang cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954)

Mục 2

2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền Nam - Bắc, theo vĩ tuyến 38:

+ Miền Bắc bán đảo Triều Tiên do quân đội Liên Xô chiếm đóng.

+ Miền Nam bán đảo Triều Tiên do quân đội Mĩ chiếm đóng.

- Năm 1948, 2 nhà nước ra đời trên bán đảo Triều Tiên:

+ Tháng 8/1948, Đại Hàn dân quốc (Nam Triều Tiên).

+ Tháng 9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên).

- 1950 - 1953, cuộc nội chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên:

+ Trung Quốc nỗ lực chi viện cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

+ Mĩ hậu thuẫn cho Đại Hàn dân quốc.

- Tháng 7/1953, hiệp định đình chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên được kí kết.

=> Cuộc chiến tranh Triều Tiên là một “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.

Bản đồ sự chia cắt bán đảo Triều Tiên theo vĩ tuyến 38

Video tư liệu

Video tư liệu tóm tắt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953


Mục 3

3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975)

- Sau 1954, Mỹ hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

- Việt Nam đã trở thành điểm nóng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và làm suy yếu phe xã hội chủ nghĩa.

- Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.

- Cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh của Mỹ bị phá sản, Mỹ phải ký Hiệp định Pari (1973).

- Năm 1975, nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Quang cảnh kí kết Hiệp định Pari

ND chính

Trong thời kì Chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới, với những hình thức và mức độ khác nhau, đều liên quan tới sự “đối đầu” giữa hai cực Xô - Mĩ. Tiêu biểu là các cuộc chiến tranh cục bộ: chiến tranh chống xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954); chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953); chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975).

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Sự đối đầu Đông-Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.2 trên 10 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí