Trong một hình trụ
A. độ dài của đường sinh là chiều cao của hình trụ.
B. đoạn nối hai điểm bất kì trên hai đáy là đường sinh.
C. chiều cao là độ dài đoạn nối hai điểm bất kì trên hai đáy.
D. hai đáy có độ dài bán kính bằng nhau
Diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đáy 4 cm và chiều cao 8 cm là
A. 32\(\pi \)cm2.
B. 48\(\pi \)cm2.
C. 64\(\pi \)cm2.
D. 128\(\pi \)cm2.
Thể tích của hình trụ có bán kính đáy 6 cm, chiều cao 10 cm là
A. 360\(\pi \)cm3.
B. 600\(\pi \)cm3.
C. 720\(\pi \)cm3.
D. 1200\(\pi \)cm3.
Hình nón có chiều cao 3 cm, bán kính đáy 4 cm, thì độ dài đường sinh là
A. 3 cm.
B. 4 cm.
C. 7 cm.
D. 5 cm.
Diện tích xung quanh của hình nón có chiều cao 12 cm và bán kính đáy 5 cm là
A. 130\(\pi \)cm2.
B. 60\(\pi \)cm2.
C. 65\(\pi \)cm2.
D. 90\(\pi \)cm2.
Thể tích của hình nón có chiều cao 9 cm, bán kính đáy 12 cm là
A. 432\(\pi \)cm2.
B. 324\(\pi \)cm2.
C. 324\(\pi \)cm3.
D. 432\(\pi \)cm3.
Độ dài đoạn thẳng nối hai điểm bất kì trên mặt cầu bán kính 20 cm và đi qua tâm là
A. 40 m.
B. 20 cm.
C. 40 cm.
D. 80 cm.
Diện tích của mặt cầu có bán kính 5 cm là
A. 25\(\pi \)cm2.
B. 50\(\pi \)cm2.
C. 100\(\pi \)cm2.
D. 125\(\pi \)cm2.
Thể tích của hình cầu có bán kính 12 cm là
A. 120\(\pi \)cm3.
B. 2304\(\pi \)cm3.
C. 1000\(\pi \)cm3.
D. 2304\(\pi \)cm3.
Trong các đồ vật sau, đồ vật nào có hình trụ, hình nón, hình cầu?
Người ta cần sơn mặt bên trong của một chao đèn có dạng hình nón (không tính đáy) với bán kính đáy là 20 cm, độ dài đường sinh là 30 cm (Hình 1c). Hỏi diện tích cần sơn là bao nhiêu?
Bạn Nam được tặng một quả bóng đá có đường kính 24 cm (Hình 2). Em hãy giúp bạn ấy tính xem cần bao nhiêu diện tích da để làm bóng, giả sử rằng diện tích các mép nối không đáng kể.
Hộp phô mai hình trụ có đường kính đáy 12,2 cm, chiều cao 2,4 cm.
a) Biết rằng 8 miếng phô mai được xếp nằm sát nhau vừa khít trong hộp (Hình 3). Hỏi thể tích một miếng phô mai là bao nhiêu?
b) Người ta gói từng miếng phô mai bằng một loại giấy đặc biệt. Giả sử phần giấy gói vừa khít miếng phô mai. Hãy tính diện tích phần giấy gói mỗi miếng phô mai.
Ta coi một ống nghiệm có phần trên là hình trụ và phần dưới là hình cầu (Hình 4). Hãy tính thể tích nước cần để đổ đầy vào ống nghiệm, coi bề dày của ống nghiệm không đáng kể.
Một hộp bóng hình trụ chứa vừa khít 3 quả bóng tennis có đường kính 6,5 cm (Hình 5).
a) Tính diện tích bề mặt và thể tích của mỗi quả bóng.
b) Tính diện tích xung quanh và thể tích hộp bóng.
Diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đáy 5 cm, chiều cao 10 cm là
A. 100\(\pi \) cm2
B. 200\(\pi \) cm2
C. 300\(\pi \) cm2
D. 400\(\pi \) cm2
Thể tích của hình nón có bán kính đáy 5 cm, chiều cao 10 cm là:
A. 25\(\pi \) cm3
B. 50\(\pi \) cm3
C.\(\frac{{250\pi }}{3}\) cm3
D. 100\(\pi \) cm3
Diện tích mặt cầu bán kính 5 cm khoảng
A. 78,54 cm2
B. 157,08 cm2
C. 235,56 cm2
D. 314,16 cm2
Cho hai hình trụ có bán kính đáy bằng nhau, chiều cao của hình trụ thứ nhất gấp đôi chiều cao của hình trụ thứ hai. Tỉ số thể tích của hình trụ thứ nhất và thứ hai là
A. 1:1
B. 1:2
C. 2:1
D. 3:1
Cho hai hình nón có chiều cao bằng nhau, bán kính đáy của hình nón thứ nhất gấp đôi bán kính đáy của hình nón thứ hai. Tỉ số thể tích của hình nón thứ nhất và thứ hai là
D. 4:1
Cho một hình nón có thể tích là \(16\pi \) cm3 và bán kính đáy là 4 cm. Diện tích xung quanh của hình nón đó là
A. \(40\pi \) cm2
B. \(60\pi \) cm2
C. \(80\pi \) cm2
D. \(20\pi \) cm2
Cho một hình trụ có diện tích xung quanh là \(50\pi \) cm2 và bán kính đáy là 5 cm. Thể tích của hình trụ đó là
A. \(25\pi \) cm3
B. \(125\) cm3
C. \(125\pi \) cm3
D. \(100\pi \) cm3
Cho một hình cầu có thể tích \(36\pi \) cm3 . Diện tích của mặt cầu đó là
A. \(36\pi \) cm2
B. \(36\pi \) m2
C. \(72\pi \) cm2
D. \(36\) cm2
Cho một mặt cầu có diện tích \(576\pi \) m2 . Thể tích của hình cầu đó là
A. 2304 m3
B. \(2304\pi \) cm3
C. 2304 cm3
D. \(2304\pi \) m3
Cho một hình trụ và một hình nón có chiều cao và bán kính đáy cùng bằng 10 .
a) Diện tích xung quanh của hình trụ gấp đôi diện tích xung quanh hình nón.
b) Thể tích của hình trụ gấp đôi thể tích hình nón.
c) Diện tích toàn phần của hình trụ gấp đôi diện tích toàn phần của hình nón.
d) Thể tích của hình trụ gấp 3 lần thể tích hình nón.
Cho một hình trụ có đường kính đáy và chiều cao bằng đường kính của một hình cầu.
a) Thể tích của hình trụ bằng 2 lần thể tích hình cầu.
b) Thể tích của hình trụ bằng \(\frac{3}{2}\) thể tích hình cầu.
c) Diện tích mặt cầu bằng 2 lần tổng diện tích hai mặt đáy của trụ.
d) Diện tích mặt cầu bằng diện tích xung quanh của hình trụ.
Một khối thuỷ tinh được tạo thành từ một phần dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 6 cm, 16 cm, 9 cm và một phần dạng nửa hình trụ có đường kính đáy 6 cm, chiều cao 16 cm (Hình 1). Tính:
a) Thể tích khối thuỷ tinh.
b) Diện tích bề mặt của khối thuỷ tinh.
(Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của xăngtimet khối, xăngtimet vuông).
Một khối hộp chữ nhật đặc với kích thước ba cạnh là 12 cm, 10 cm, 7 cm bị khoét bởi một nửa hình trụ có đường kính 4 cm và chiều dài 12 cm (Hình 2). Tính
a) Thể tích của khối còn lại
b) Diện tích bề mặt của khối còn lại.
Một vật thể rắn hình chữ C dạng nửa hình trụ có bán kính bên trong là 8 cm và độ dày đồng đều 1,6 cm và chiều cao 10 cm (Hình 3). Tính thể tích của vật thể (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị của xăngtimet khối).
Một cái lọ chứa nước bằng thiếc dạng hình trụ có đường kính bên trong là 18 cm, chiều cao mực nước trong lọ là 13,2 cm. Một quả cầu thép đường kính 12 cm được thả chìm hoàn toàn trong lọ nước sau khi thả quả cầu vào (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm của xăngtimet).
Người ta làm nóng chảy một quả cầu kim loại đặc có bán kính 4 cm để chết tạo một vật thể đặc dạng hình nón có bán kính đáy 4 cm. Tìm chiều cao của vật thể mới tạo thành.