
Đề bài
Ống dây dẫn hình trụ có lõi chân không, dài 20 cm, gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có diện tích 100cm2.
a) Tính độ tự cảm của ống dây.
b) Tính độ lớn của suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây khi dòng điện chạy qua ống dây tăng đều từ 0 đến 5,0 A trong thời gian 0,10 s.
c) Tính năng lượng từ trường tích luỹ trong ống dây khi cường độ dòng điện chạy qua ống dây đạt tới giá trị 5,0 A.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Sử dụng biểu thức tính độ tự cảm của ống dây dẫn: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.{\dfrac{N^2}{\ell }}S\)
+ Sử dụng biểu thức tính năng lượng từ trường: \(W = \dfrac{Li^2}{2}\)
Lời giải chi tiết
a) Độ tự cảm của ống dây dẫn: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.{\dfrac{N^2}{\ell }}S\)
Thay số ta tìm được: \(L = {4.3,14.10^{ - 7}}.\dfrac{1000^2}{20.10^{ - 2}}.100.10^{ - 4} = {6,28.10^{ - 2}}H\)
b) Độ lớn của suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây dẫn
\(\left| {{e_{tc}}} \right| = L|\dfrac{\Delta i}{\Delta t}| = 6,28.10^{ - 2}.{\dfrac{5,0 - 0}{0,10}} = 3,14V\)
c) Năng lượng từ trường tích lũy trong ống dây dẫn:
\(W = \dfrac{Li^2}{2} = 0,5{.6,28.10^{ - 2}}.{(5,0)^2} = 0,785J\)
Loigiaihay.com
Giải bài 25.8 trang 63 SBT Vật Lí 11. Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω.
Giải bài 25.9* trang 63 SBT Vật Lí 11. Một cuộn dây dẫn có độ tự cảm 3,0 H được nối với nguồn điện có suất điện động 6,0 V và
Giải bài 25.10* trang 64 SBT Vật Lí 11. Một mạch điện gồm một nguồn điện có suất điện động 90 V và điện trở trong
Giải bài 25.4, 25.5, 25.6 trang 63 SBT Vật Lí 11. Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,10 H. Xác định suất điện động tự cảm trong
Giải bài 25.1, 25.2, 25.3 trang 62 SBT Vật Lí 11. Câu nào dưới đây nói về hiện tượng tự cảm là không đúng ?
>> Xem thêm
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: