Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 9 - Đề số 5
Đề bài
Ở 20oC, khi hòa tan 40 gam kali nitrat vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Vậy ở 20oC, độ tan của kali nitrat là:
-
A.
40,1 gam.
-
B.
44,2 gam.
-
C.
42,1 gam.
-
D.
43,5 gam.
Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:
-
A.
90 gam.
-
B.
60 gam.
-
C.
70 gam.
-
D.
80 gam.
Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là
-
A.
\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{m{\,_{dd}}}}.100\% \)
-
B.
\({C_M} = \frac{{{n_{ct}}}}{{{V_{dd}}}}\)
-
C.
mdd = mdm + mct.
-
D.
m= n. M
Hòa tan 2 mol NaCl vào nước ta thu được 4 lít dung dịch. Nồng độ mol/lít của dung dịch là
-
A.
1M.
-
B.
0,5M.
-
C.
0,1M.
-
D.
0,2M.
Lời giải và đáp án
Ở 20oC, khi hòa tan 40 gam kali nitrat vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Vậy ở 20oC, độ tan của kali nitrat là:
-
A.
40,1 gam.
-
B.
44,2 gam.
-
C.
42,1 gam.
-
D.
43,5 gam.
Đáp án : C
Ghi nhớ khái niệm độ tan của 1 chất
Độ tan của 1 chất là số gam chất đó hòa tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định
=> độ tan của kali nitrat trong 100 gam nước là: \(\frac{{100.40}}{{95}} = 42,1\,(gam)\)
Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:
-
A.
90 gam.
-
B.
60 gam.
-
C.
70 gam.
-
D.
80 gam.
Đáp án : D
Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)
\(\begin{array}{l}C\% = \frac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \\ = > 20\% = \frac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \\ = > m = ?\,(gam)\end{array}\)
Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)
Khối lượng chất tan ban đầu là: 0,15m (g)
Sau khi làm bay hơi 20 gam nước thì khối lượng dung dịch sau là: m – 20 (g)
Nồng độ phần trăm sau phản ứng:
\(\begin{array}{l}C\% = \frac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \\ = > 20\% = \frac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \\ = > m = 80\,(gam)\end{array}\)
Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là
-
A.
\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{m{\,_{dd}}}}.100\% \)
-
B.
\({C_M} = \frac{{{n_{ct}}}}{{{V_{dd}}}}\)
-
C.
mdd = mdm + mct.
-
D.
m= n. M
Đáp án : A
Công thức tính nồng độ phần trăm của dd: \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{m{\,_{dd}}}}.100\% \)
Hòa tan 2 mol NaCl vào nước ta thu được 4 lít dung dịch. Nồng độ mol/lít của dung dịch là
-
A.
1M.
-
B.
0,5M.
-
C.
0,1M.
-
D.
0,2M.
Đáp án : B
áp dụng công thức tính nồng độ mol: CM = n: V
Nồng độ mol/lít của NaCl = nNaCl : Vdd = 2 : 4 = 0,5 (M)