Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 2 – Chương 2 – Hóa học 9>
Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 2 – Chương 2 – Hóa học 9
Đề bài
I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm :mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Trong một bình kín có chứa khí CO2 và một ít dung dịch HCl, người ta thêm vào bình một lượng bột sắt thì tỉ khối của khí trong bình so với ban đầu là:
A.tăng
B.không đổi
C.giảm
D.không xác định được.
Câu 2: Để điều chế sắt, người ta dùng các cách nào sau đây?
(1). Cho Zn vào dung dịch FeSO4
(2). Cho Cu vào dung dịch FeSO4
(3). Cho Ca vào dung dịch FeSO4
(4). Khử Fe2O3 bằng khí H2 hoặc khí CO.
A.(1), (3), (4).
B.(2), (3), (4).
C.(1), (4).
D.(1), (3).
Câu 3: Một số hiện tượng quan sát được khi cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4:
(1)Cu màu đỏ bám vào mẩu Na.
(2) Có kết tủa màu xanh lam xuất hiện.
(3) Mẩu Na vo tròn chạy trên bề mặt dung dịch.
(4) Na cháy và nổ mạnh.
Các hiện tượng đúng:
A.(2), (3), (4).
B.(1), (3), (4).
C.(1), (2), (4).
D.(1), (2), (3).
Câu 4: Để bảo vệ kim loại kiềm người ta dùng:
A.nước
B.rượu
C.dầu hỏa
D.dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 5: Kim loại nào sau đây được dùng để nhận biết cả 4 dung dịch sau: HCl, H2SO4 loãng, CuCl2, CuSO4?
A.Ba B.Mg
C.Fe D.Ag.
Câu 6: H2SO4 đặc, nguội không tác dụng với:
A.Al và Fe. B.Mg và Cu.
C.Zn và Ag D.Cu và Ag.
Câu 7: Cho 2,8 gam Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được (Fe = 56) là:
A.0,56 lít B.1,68 lít.
C.2,24 lít D.3,36 lít.
Câu 8: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng (dư) thấy có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là:
A.2,0 gam B.2,4 gam
C.3,92 gam. D.1,96 gam.
II.Tự luận (6 điểm)
Câu 9 (2 điểm): Viết các phương ttrinhf hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) theo sơ đồ sau:
\(Fe \to F{e_3}{O_4} \to FeC{l_3} \to Fe{(OH)_3}\)\(\, \to F{e_2}{O_3} \to Fe \to Cu.\)
Câu 10 (1,5 điểm): Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học khi tiến hành thí nghiệm rắc nhẹ bột nhôm lên ngọn lửa đèn còn. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng đó.
Câu 11 (2,5 điểm): Một hỗn hợp gồm Fe, Mg, Al có khối lượng 10,7 gam cho tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thì thu được 5,6 lít khí (ở đktc). Khi chưng khô dung dịch thu được bao nhiêu gam muối (Cl = 35,5)?
Lời giải chi tiết
1. Đáp án.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
C |
A |
C |
A |
A |
B |
D |
2. Lời giải:
I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: (C)
\(Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2} \uparrow \)
Khí H2 nhẹ hơn khí CO2 làm tỉ khối hỗn hợp giảm.
Câu 2: (C)
\(\eqalign{ & Ca + 2{H_2}O \to Ca{(OH)_2} + {H_2} \uparrow \cr & Ca{(OH)_2} + FeS{O_4} \to CaS{O_4} + Fe{(OH)_2} \cr & F{e_2}{O_3} + {H_2} \to Fe + {H_2}O({t^0}) \cr & F{e_2}{O_3} + 3CO \to 2Fe + 3C{O_2}({t^0}) \cr & Zn + FeS{O_4} + Fe + ZnS{O_4} \cr} \)
Câu 4: (C)
Dầu hỏa không tác dụng với kim loại kiềm, nhẹ hơn kim loại kiềm, không giữ nước, nên ngăn cản phản ứng của kim loại kiềm với nước.
Câu 5: (A)
\(\eqalign{ & Ba + {H_2}O \to Ba{(OH)_2} + {H_2} \uparrow \cr & Ba{(OH)_2} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow (\text{trắng}) + 2{H_2}O \cr & Ba{(OH)_2} + CuS{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow (\text{trắng}) + Cu{(OH)_2} \downarrow (\text{màu xanh}) \cr & Ba{(OH)_2} + CuC{l_2} \to BaC{l_2} + Cu{(OH)_2} + Cu{(OH)_2} \downarrow (\text{màu xanh}) \cr} \)
Câu 7: (B)
\(\eqalign{ & 2Fe + 6{H_2}S{O_4}\text{đặc} \to F{e_2}{(S{O_4})_3} + 3S{O_2} + 6{H_2}O \cr & {n_{Fe}} = {{2,8} \over {56}} = 0,05 \cr&\Rightarrow {n_{S{O_2}}} = {{0,05.3} \over 2} = 0,075(mol) \cr & \Rightarrow {V_{S{O_2}}} = 0,075.22,4 = 1,68\,l(dktc) \cr} \)
Câu 8: (D)
Dùng phương trình tổng quát:
\(2M + n{H_2}S{O_4} \to {M_2}{(S{O_4})_n} + n{H_2} \uparrow \)
Số mol của H2 = số mol của SO4 = 0,015.
Khối lượng hỗn hợp muối sunfat = khối lượng hỗn hợp kim loại + khối lượng gốc sunfat.
= 0,52 + 0,015.96 = 1,96 (gam).
II.Tự luận (6điểm)
Câu 9:
Mỗi phương trình hóa học: 0,5 điểm
\(\eqalign{ & 3Fe + 2{O_2} \to F{e_3}{O_4}({t^0}) \cr & F{e_3}{O_4} + 8HCl \to FeC{l_2} + 2FeC{l_3} + 4{H_2}O. \cr & FeC{l_3} + 3NaOH \to Fe{(OH)_3} + 3NaCl \cr & 2Fe{(OH)_3} \to F{e_2}{O_3} + 3{H_2}O({t^0}) \cr & F{e_2}{O_3} + 3CO \to 2Fe + 3C{O_2}({t^0}) \cr & Fe + CuC{l_2} \to Cu + FeC{l_2} \cr} \)
Câu 10:
Hiện tượng: Bột nhôm cháy phát ra những tia sáng trắng.
Phương trình hóa học: 4Al + 3O2 \(\to\) 2Al2O3 (t0)
Vai trò của nhôm: Al là chất khử.
Câu 11:
\(\eqalign{ & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr & Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr & 2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + {H_2} \uparrow \cr} \)
Cách 1:
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Mg, Al trong 10,7 gam hỗn hợp đó.
Số mol H2:\(\eqalign{ & x + y + 1,5z = {{5,6} \over {22,4}} = 0,25 \cr & \Rightarrow {n_{Cl}} = 2x + 2y + 3z = 0,5 \cr} \)
Khối lượng hỗn hợp muối clorua = Khối lượng hỗn hợp kim loại + khối lượng clo.
= 10,7 + 0,5.35,5 = 28,45 (gam)
Cách 2:
Dùng phương trình tổng quát: \(2M + 2aHCl \to 2MC{l_a} + a{H_2} \uparrow \) (a là hóa trị chung)
\(\eqalign{ & {n_{Cl}} = {n_H} = 2{n_{{H_2}}} = 0,25.2 = 0,5mol. \cr & {m_{MCl}} = {m_M} + {m_{Cl}} \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;= 10,7 + 0,5.35,5 = 28,45gam. \cr} \)
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu