Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết>
Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (4,5 điểm)
Câu 1 : Dãy các oxit tác dụng được với H2SO4 loãng là
A. FeO, Na2O, NO2.
B. CaO, MgO, P2O5.
C. K2O, FeO, CaO.
D. SO2, BaO, Al2O3.
Câu 2 : Trộn hai dung dịch với nhau sẽ có kết tủa xuất hiện là
A. Ba(NO3)2 và NaCl.
B. K2SO4 và AlCl3.
C. KCl và AgNO3.
D. CuCl2 và ZnSO4.
Câu 3 : Nung 100g CaCO3 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 44,8g CaO. Hiệu suất phản ứng là
A. 75%.
B. 80%.
C. 85%.
D. 90%.
Câu 4 : Cho 5,4 gam Al vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Thể tích khí H2 thoát ra ở đktc là V (lít). Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 6,72.
C. 4,48.
D. 5,6.
Câu 5 : Muốn nhận biết dung dịch Na2SO4 người ta sử dụng hóa chất làm thuốc thử là dung dịch
A. HCl.
B. NaCl.
C. K2SO4.
D. Ba(OH)2.
Câu 6 : Trộn 200ml dung dịch NaOH 1M với 300ml dung dịch NaOH 0,5M thì thu được dung dịch mới có nồng độ mol có giá trị là
A. 0,5M.
B. 1,5M.
C. 1M.
D. 0,7M.
Câu 7 : Khi cho vài viên kẽm vào dung dịch CuSO4 để yên vài phút, hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện kết tủa trắng.
B. có 1 lớp màu nâu đỏ bám xung quanh viên kẽm.
C. không có hiện tượng gì.
D. xuất hiện kết tủa màu xanh lơ.
Câu 8 : Oxit là oxit bazơ là
A. CaO.
B. CO2.
C. P2O5.
D. NO.
Câu 9 : Nhiệt phân Cu(OH)2 thu được chất rắn là
A. Cu.
B. CuO.
C. Cu2O.
D. Cu(OH)2.
Câu 10 : Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là
A. NaOH, Al, CuSO4, CuO.
B. Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe.
C. CaO, Al2O3, NaCl, H2SO4.
D. NaOH, Al, CaCO3, CaO.
Câu 11 : Dãy sắp xếp kim loại theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là
A. Cu, Al, K, Fe, Zn.
B. Cu, Fe, Zn, Al, K.
C. K, Al, Zn, Fe, Cu.
D. K, Fe, Zn, Cu, Al.
Câu 12 : Phản ứng hóa học giữa Na2SO4 và Ba(OH)2 tạo thành chất kết tủa có màu
A. đỏ.
B. xanh.
C. trắng.
D. hồng.
Câu 13 : Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 12,8 gam kim loại Cu là
A. 11,2 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 1,12 lít.
Câu 14 : Để phân biệt ba dung dịch HCl, H2SO4, HNO3 sử dụng hóa chất là
A. quỳ tím, dung dịch AgNO3.
B. dung dịch Na2CO3 và AgNO3.
C. dung dịch NaOH và AgNO3.
D. dung dịch BaCl2 và AgNO3.
Câu 15 : Nguyên liệu chính để sản xuất thép là
A. sắt phế liệu.
B. khí oxi.
C. gang.
D. SiO2, CaCO3.
II. TỰ LUẬN (5,5 điểm)
Câu 16 : Hoàn thành chuổi phương trình hóa học sau và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có)
\(F{{e}_{3}}{{O}_{4}}\xrightarrow{(1)}Fe\xrightarrow{(2)}FeC{{l}_{2}}\xrightarrow{(3)}FeC{{l}_{3}}\xrightarrow{(4)}Fe{{(OH)}_{3}}\)
Câu 17 : Cho 4 dung dịch đựng trong 4 ống nghiệm là NaOH, HCl, H2SO4 và KNO3. Hãy nhận biết dung dịch trong từng ống nghiệm bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Câu 18 : Hòa tan hoàn toàn 8,8 g hỗn hợp gồm Mg và CuO vào dd HCl 25% có khối lượng riêng d = 1,12g/ml. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc)
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
c) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1.C |
2.C |
3.B |
4.B |
5.D |
6.D |
7.B |
8.A |
9.B |
10.D |
11.C |
12.C |
13.B |
14.D |
15.C |
Câu 1
A sai vì NO2 không tác dụng với H2SO4 loãng.
B sai vì P2O5 không tác dụng với H2SO4 loãng.
C đúng.
D sai vì SO2 không phản ứng với H2SO4 loãng.
Đáp án C
Câu 2
A không phản ứng.
B không phản ứng.
C tạo kết tủa AgCl.
PTHH: KCl + AgNO3 → AgCl↓ + KNO3
D không phản ứng.
Đáp án C
Câu 3
Số mol của CaO là \({{n}_{CaO}}=\frac{44,8}{56}=0,8(mol)\)
Số mol của CaCO3 là \({{n}_{CaC{{O}_{3}}}}=\frac{100}{100}=1(mol)\)
PTHH : CaCO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CaO + CO2
1 mol → 1 mol
Hiệu suất của phản ứng là
\(%H=\frac{{{n}_{CaOthucte}}}{n{{}_{CaOlithuyet}}}.100%=\frac{0,8}{1}.100%=80%\)
Đáp án B
Câu 4
\({{n}_{Al}}=\frac{5,4}{27}=0,2(mol)\)
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
0,2 → 0,3 (mol)
Thể tích khí H2 thoát ra là V = 0,3.22,4 = 6,72 lít.
Đáp án B
Câu 5
Để nhận biết Na2SO4 người ta dùng Ba(OH)2 làm thuốc thử vì tạo kết tủa trắng BaSO4
Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4↓
Đáp án D
Câu 6
Tống số mol NaOH có trong cả 2 dung dịch là
nNaOH = 0,2.1+ 0,3.0,5 = 0,35 mol.
Nồng độ mol của dung dịch thu được là
\({{C}_{M}}(NaOH)=\frac{0,35}{0,5}=0,7(M)\)
Đáp án D
Câu 7
PTHH
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Hiện tượng: có một lớp màu nâu đỏ (Cu) bám quanh viên kẽm.
Đáp án B
Câu 8
A đúng.
B sai vì đây là oxit axit.
C sai vì đây là oxit axit.
D sai vì đây là oxit trung tính.
Đáp án A
Câu 9
Ta có phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2
Cu(OH)2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CuO + H2O
Đáp án B
Câu 10
A sai vì CuSO4 không phản ứng với HCl.
B sai vì Cu không phản ứng với HCl.
C sai vì NaCl và H2SO4 không phản ứng với HCl.
D đúng.
Đáp án D
Câu 11
Với các kim loại Cu, Fe, Al, Zn, K thì ta sắp xếp các chất theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là
K, Al, Zn, Fe, Cu.
Đáp án C
Câu 12
PTHH
Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4↓
Kết tủa BaSO4 có màu trắng.
Đáp án C
Câu 13
PTHH
\(2Cu+{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2CuO\)
Theo PTHH ⟹ \({{n}_{{{O}_{2}}}}=\frac{{{n}_{Cu}}}{2}\) = 0,1 mol.
Vậy thể tích khí O2 cần dùng là 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Đáp án B
Câu 14
Để nhận biết 3 axit HCl, HNO3, H2SO4 sử dụng dung dịch BaCl2 và AgNO3.
+ BaCl2 giúp nhận ra H2SO4 do chỉ tạo kết tủa trắng với H2SO4.
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
+ AgNO3 nhận ra HCl sau khi nhận ra H2SO4 do tạo kết tủa trắng với HCl.
PTHH: AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
+ còn HNO3 thì không có hiện tượng do không phản ứng.
Đáp án D
Câu 15
Người ta thường dùng gang để điều chế thép.
Vậy nguyên liệu chính để sản xuất thép là gang.
Đáp án C
Câu 16
(1) Fe3O4 + 4CO \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 3Fe + 4CO2
(2) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(3) \(2FeC{{l}_{2}}+\text{ }2C{{l}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2FeC{{l}_{3}}\)
(4) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Câu 17
- Nhúng mẩu quỳ tím lần lượt vào 4 ống nghiệm.
+ Quỳ tím hóa đỏ: HCl và H2SO4. (Nhóm 1)
+ Quỳ tím hóa xanh: NaOH.
+ Quỳ tím không đổi màu: KNO3.
- Lần lượt nhỏ dung dịch BaCl2 vào lần lượt hai ống nghiệm của nhóm 1 thấy
+ xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4.
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
+ không hiện tượng: HCl.
Câu 18
PTHH
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)
0,2 0,4 ← 0,2 (mol)
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (2)
⟹ mMg = 0,2.24 = 4,8 gam.
⟹ mCuO = 8,8 – 4,8 = 4 gam.
⟹ nCuO = 4/80 = 0,05 mol.
Theo PTHH (1) và (2) ta có
∑nHCl = 0,4 + 0,05.2 = 0,5 mol.
⟹ mHCl = 0,5.36,5 = 18,25 g.
⟹ mdd HCl 25% = \(\frac{\text{18},\text{25}\text{.100}}{25}=73g\)
⟹ V = mdd HCl / d = 73/1,12 = 65,18ml.
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra giữa học kì I Hóa 9 trường THCS Lê Lợi năm học 2020 - 2021 lời giải
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu