Bài: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 6, 7 trang 78, 79, 80 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. Chiếc bút chì của bạn nhỏ được tả như thế nào. Kể tiếp các từ chỉ màu sắc được nói đến trong bài. Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê mình rất đẹp. Xếp các từ ngữ dưới đây vào 2 nhóm. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống. Nghe – viết: Vẽ quê hương. Lựa chọn một trong hai đề dưới đây, viết đoạn văn (4 – 5 câu) theo yêu cầu.
Phần A
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Cô giáo tí hon
Bé nói với các em:
- Bây giờ chơi đi học, nghen! Đứa nào học giỏi, mai mốt má cho đi học thiệt.
Đàn em tranh nhau ngồi vào một chỗ. Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước cái dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. Đàn em cũng làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, cười khúc khích chào cô.
Bé treo nón lên, mặt tỉnh khô, lấy một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi dòm chị. Giống như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò. Đôi mắt Bé ánh lên vẻ tự hào. Bé nhón chân lên, bàn tay tròn trịa cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng một cách chăm chú. Đàn em há miệng dòm theo tay chị. Bé đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn. Cái Anh bao giờ cũng giành phần đọc xong trước. Nó ngồi giữa cái Thanh và thằng Hiển, gọn tròn như một củ khoai, hai má núng nính ửng hồng. Cái Thanh ngồi đó, hiền dịu, mở to đôi mắt nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mái tóc mai. Thằng em nhỏ nhìn vào miệng ba đứa lớn rồi cũng bi bô la lên rối rít.
Từ ngữ:
- Khoan thai: thong thả, nhẹ nhàng
- Tỉnh khô: (vẻ mặt) không để lộ tình cảm, thái độ gì
- Trâm bầu: cây cùng họ với bàng, mọc nhiều ở Nam Bộ.
a. Mấy chị em đang chơi trò gì cùng nhau?
b. Trong câu chuyện trên, em thích bạn nhỏ nào nhất?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc và trả lời các câu hỏi
a. Em chú ý câu nói của Bé ở đầu bài đọc để trả lời.
b. Em đưa ra ý kiến của bản thân.
Lời giải chi tiết:
a. Mấy chị em chơi trò đi học cùng nhau.
b. Trong câu chuyện trên, em thích bạn Bé nhất. Bạn Bé dù nhỏ tuổi nhưng lúc đóng làm cô giáo lại rất ra dáng.
Câu 2
Đọc – hiểu:
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a. Chiếc bút chì của bạn nhỏ được tả như thế nào?
b. Kể tiếp các từ chỉ màu sắc được nói đến trong bài:
- xanh, xanh tươi,…
- đỏ, đỏ thắm,…
c. Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê mình rất đẹp? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.
□ Vì quê hương mình đẹp.
□ Vì bạn nhỏ vẽ giỏi.
□ Vì bạn nhỏ yêu quê hương mình.
d. Xếp các từ ngữ dưới đây vào 2 nhóm:
e. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.
Bức tranh của bạn nhỏ có nhiều cảnh vật□ làng xóm□ sông máng□ trường học□ trời mây,…
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ và thực hiện yêu cầu của đề bài.
Lời giải chi tiết:
a. Chiếc bút chì được tả với hai màu xanh, đỏ; được gọt 2 đầu
b. Các từ chỉ màu sắc được nói đến trong bài
- xanh, xanh tươi, xanh mát, xanh ngắt
- đỏ, đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ chót
c. Theo em, bạn nhỏ thấy quê hương mình đẹp vì bạn nhỏ yêu quê hương mình.
d.
- Chỉ sự vật: bút chì, cây gạo, bức tranh, làng xóm
- Chỉ hoạt động: tô, vẽ, gọt
e. Bức tranh của bạn nhỏ có nhiều cảnh vật: làng xóm, sông máng, trường học, trời mây,…
Phần B
Nghe – viết:
Vẽ quê hương
Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm.
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ…
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm.
Câu 2
Lựa chọn một trong hai đề dưới đây, viết đoạn văn (4 – 5 câu) theo yêu cầu.
Phương pháp giải:
Em chọn một trong hai đề và dựa vào gợi ý để viết đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Đề 1: Kể về một ngày ở trường của em
Bài tham khảo 1:
Thứ Hai vừa rồi là một ngày đến trường vô cùng đặc biệt của em. Sáng hôm ấy, em đã đến sớm nhất lớp, quét dọn phòng học và lau bảng. Vào giờ học, cô giáo đã khen rằng hôm nay em trực nhật rất tốt. Sau đó, em còn được tham gia đóng kịch để kể lại câu chuyện Rùa và thỏ nữa. Em cảm thấy rất vui và em thầm hứa sẽ tích cực tham gia học tập và các hoạt động khác để nhận được nhiều lời khen hơn nữa.
Bài tham khảo 2:
Trường em tổ chức lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày hôm qua. Buổi sáng, em đến từ rất sớm để cùng các bạn trong lớp sắp xếp ghế ra sân trường. Sau đó, chúng em cùng tập lại một lần tiết mục văn nghệ của lớp mình. Sau phần mít tinh chào mừng, chúng em được tham gia chơi các trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy bao bố, đập niêu,… Buổi lễ kỉ niệm diễn ra vô cùng sôi động và ý nghĩa.
Đề 2: Cảm nghĩ của em về một người bạn
Bài tham khảo 1:
Nam là người bạn thân nhất của em. Nam là một người tốt bụng, luôn nhiệt tình giúp đỡ mọi người. Có lần, bút của em hết mực. Trong khi em còn đang loay hoay chưa biết phải làm thế nào thì Nam đã nhanh chóng lấy chiếc bút dự phòng của bạn ra cho em mượn. Em rất quý Nam và mong chúng em mãi là bạn thân của nhau.
Bài tham khảo 2:
My là người bạn chơi cùng với em từ khi còn nhỏ xíu tới giờ. Nhà My ở ngay cạnh nhà em. Bố mẹ chúng em thường mua cho hai đứa quần áo giống nhau. My và em luôn chia sẻ đồ chơi với nhau. Em rất thích chơi với My và coi My giống như người thân trong gia đình của mình.
- Bài: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 5 trang 77 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 3, 4 trang 76, 77 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 1, 2 trang 74, 75 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống