Bài 17: Nghe - viết: Bản em trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Nghe – viết. Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông. Làm bài tập a hoặc b. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông. Chọn ươc hoặc ươt thay cho ô vuông. Tìm đọc bài văn, bài thơ viết về cảnh vật quê hương, đất nước Việt Nam.
Câu 1
Nghe – viết:
Bản em
Bản em trên chóp núi
Sớm bồng bềnh trong mây
Sương rơi như mưa dội
Trưa mới thấy mặt trời.
Cây pơ-mu đầu dốc
Im như người lính canh
Ngựa tuần tra biên giới
Dừng đỉnh đèo hí vang.
Nhìn xuống sâu thung lũng
Nắng như rót mật vàng
Thác trắng tung dải lụa
Ngô xanh hai sườn non...
(Nguyễn Thái Vận)
Lời giải chi tiết:
Em thực hiện viết vào vở.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng.
- Giữa các khổ thơ phải cách 1 dòng.
Câu 2
Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông.
- chiều/triều: nắng … thủy … … đại … chuộng
- chở/trở: che … … thành … hàng … ngại
Phương pháp giải:
Em chọn từ thích hợp điền vào ô trống.
Lời giải chi tiết:
Nắng chiều thủy triều triều đại chiều chuộng
Che chở Trở thành chở hàng trở ngại
Câu 3
Làm bài tập a hoặc b.
a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông.
Sông Bạch Đằng đã đi vào ...ang sử ...ống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ai đã đi qua nơi này cũng cảm thấy tự hào về ...uyền thống giữ nước của ...a ông ta.
(Theo Đoàn Minh Tuấn)
b. Chọn ươc hoặc ươt thay cho ô vuông.
- Đi ng... về xuôi
- Đi tr... về sau
- Non xanh n... biếc
- V... núi băng rừng
Phương pháp giải:
Em chọn một trong hai bài tập để làm
a.b. Em đọc kĩ và chọn từ ngữ phù hợp để điền vào ô trống.
Lời giải chi tiết:
a. Sông Bạch Đằng đã đi vào trang sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ai đã đi qua nơi này cũng cảm thấy tự hào về truyền thống giữ nước của cha ông ta.
b.
- Đi ngược về xuôi
- Đi trước về sau
- Non xanh nước biếc
- Vượt núi băng rừng
Vận dụng
Tìm đọc bài văn, bài thơ viết về cảnh vật quê hương, đất nước Việt Nam.
Phương pháp giải:
Em tìm đọc các bài văn, bài thơ trong sách, báo, tạp chí,...
Lời giải chi tiết:
Em có thể tham khảo một số bài đọc như:
- Quê hương – Nguyễn Đình Huân
- Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ.
- Hà Nội 36 phố phường – Thạch Lam
- Bài 18: Núi quê tôi trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18: Ôn chữ viết hoa V, X trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18: Luyện tập trang 86, 87 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17: Nói và nghe: Cảnh đẹp đất nước trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17: Đất nước là gì? trang 80 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống