Bài 18: Món quà đặc biệt trang 86, 87 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Cùng bạn nêu những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân. Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố? Từ ngữ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em? Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt? Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui? Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện trên? Vì sao?
Khởi động
Cùng bạn nêu những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương với người thân là:
- Quan tâm, chăm sóc người thân
- Nói lời yêu thương với người thân
- Tặng quà người thân vào những dịp đặc biệt
- Giúp đỡ người thân
Bài đọc
Món quà đặc biệt
Cả chiều, hai chị em hì hụi chuẩn bị quà sinh nhật cho bố. Tấm thiệp đặc biệt được chị nắn nót viết:
Ngắm nghĩa tấm thiệp, băn khoăn:
- Có khi chỉ viết điều tốt thôi. Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!
- Ừ. Em thấy viết thế có ít quá không?
- A, bố rất đẹp trai nữa ạ!
Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp. Quà “bí mật” tặng bố đã xong. Bố đang ngồi trước máy tính, mặt đăm chiêu.
- Bố ơi…
Bố nhìn hai chị em.
- Hai chị em sao thế?
- Chúng con…
- Chúc mừng sinh nhật bố!
Hai chị em hồi hộp nhìn bố. Bố ngạc nhiên mở quà, đọc chăm chú. Rồi bố cười giòn giã:
- Ngạc nhiên chưa? Hai chị em tặng bố. Còn tiết lộ bí mật bố nấu ăn không ngon nữa.
Chị nhìn em. Em nhìn chị. Cả hai nhìn tấm thiệp. Thôi, quên xóa dòng “Nấu ăn không ngon rồi”. Mắt chị rơm rớm. Nhưng bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng:
- Cảm ơn hai con. Đây là món quà đặc biệt nhất bố được nhận đấy. Bố muốn thêm một ý nữa là: Bố rất yêu các con.
Ừ nhỉ, sao cả hai chị em đều quên. Ba bố con cười vang cả nhà.
(Phong Điệp)
Từ ngữ:
- Đăm chiêu: có vẻ đang suy nghĩ một điều gì đó.
- Rơm rớm: ứa nước mắt như sắp khóc.
Câu 1
Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ tấm thiệp và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hai chị em đã viết ra những điểm tốt và cả điểm chưa tốt của bố, cụ thể là:
- Tính rất hiền
- Nói rất to
- Ngủ rất nhanh
- Ghét nói dối
- Nấu ăn không ngon
- Yêu mẹ
Câu 2
Từ ngữ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em?
a. băn khoăn
b. đăm chiêu
c. hồi hộp
d. ngạc nhiên
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn miêu tả lúc bố nhận quà của hai chị em để tìm từ ngữ chỉ cảm xúc của bố.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em là: ngạc nhiên
Câu 3
Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn trò chuyện sau khi bố nhận quà của hai chị em để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Người chị rơm rớm nước mắt vì mình đã quên xóa mất dòng viết điểm không tốt của bố trong tấm thiệp.
Câu 4
Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn cuối để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng và cảm ơn hai chị em. Bố còn nói là bố rất yêu hai chị em nữa.
Câu 5
Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện trên? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình.
Lời giải chi tiết:
- Em thích nhất chi tiết hai chị em cùng chuẩn bị thiệp để tặng bố. Vì qua hành động và lời nói của hai chị em thì em có thể thấy được tình yêu thương mà hai bạn dành cho bố của mình.
- Em thích nhất chi tiết bố choàng tay ôm hai chị em vào lòng và cảm ơn hai chị em. Bố còn nói là bố rất yêu hai chị em nữa. Vì chi tiết này cho em thấy được người bố rất yêu 2 bạn nhỏ.
Nội dung
Món quà đặc biệt chan chứa tình cảm của hai bạn nhỏ dành cho bố. Tình cảm yêu thương của những người thân trong gia đình là rất quý giá. |
- Bài 18: Ôn viết chữ hoa G, H trang 88 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18: Luyện tập trang 88, 89 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17: Nghe - viết: Đồ đạc trong nhà trang 85 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17: Kể chuyện Sự tích nhà sàn trang 84 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17: Ngưỡng cửa trang 82, 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống