
Câu 1
Nghe kể chuyện.
Sơn Tinh, Thủy Tinh
(Truyện cổ Việt Nam)
Lời giải chi tiết:
SƠN TINH, THỦY TINH
Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái yêu rất xinh đẹp tên là Mị Nương. Vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, tài giỏi khác thường. Một người là Thủy Tinh, chúa vùng nước thẳm, tài giỏi cũng không kém. Để chọn lựa, vua nói:
- Hai người đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một người con gái. Ngày mai ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước dâu về. Lễ vật gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vậy đến trước và được đón Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo hòng cướp lại Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời. Nước dâng trắng xóa, cuốn trôi nhà cửa, thóc lúa,...
Sơn Tinh không hề nao núng. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.
Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng làm mưa làm gió đánh Sơn Tinh gây nên cảnh lụt lội khắp vùng đồng bằng trung du nước ta. Nhưng lần nào, Thủy Tinh cũng thua.
(Truyện cổ Việt Nam)
Câu 2
Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại từng đoạn của câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em dựa vào câu chuyện đã nghe và quan sát tranh, trả lời câu hỏi gợi ý để kể lại câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
* Tranh 1 - Đoạn 1:
Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái yêu rất xinh đẹp tên là Mị Nương. Vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.
* Tranh 2 - Đoạn 2:
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, tài giỏi khác thường. Một người là Thủy Tinh, chúa vùng nước thẳm, tài giỏi cũng không kém. Để chọn lựa, vua nói:
- Hai người đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một người con gái. Ngày mai ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước dâu về. Lễ vật gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
* Tranh 3 - Đoạn 3:
Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vậy đến trước và được đón Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo hòng cướp lại Mị Nương.
* Tranh 4 - Đoạn 4:
Thủy Tinh hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời. Nước dâng trắng xóa, cuốn trôi nhà cửa, thóc lúa,...
Sơn Tinh không hề nao núng. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.
Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng làm mưa làm gió đánh Sơn Tinh gây nên cảnh lụt lội khắp vùng đồng bằng trung du nước ta. Nhưng lần nào, Thủy Tinh cũng thua.
Nghe – viết. Tìm những tên riêng viết đúng và sửa lại những tên riêng viết sai. Giải câu đố và viết lời giải vào vở. Hỏi người thân về những danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác. Nói 1, 2 câu về thứ tiếng đó. Bài thơ nhắc đến những dấu thanh nào trong tiếng Việt. Ở khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua những tiếng nào. Tìm những hình ảnh so sánh được gợi ra từ các tiếng đó. Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng nào. Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều gì. Hai câu thơ cuối cùng nhắc đến tiếng nào. Tiếng đó có gì khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ.
Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về quê hương, đất nước và viết phiếu đọc sách theo mẫu. Chia sẻ với bạn chi tiết thú vị về nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến trong bài đã đọc.
Tìm từ ngữ thích hợp thay cho mỗi chỗ trống. Các câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B. Đặt một câu cảm và một câu khiến trong tình huống sau. Nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp vịnh Hạ Long. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước. Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay. Sưu tầm tranh ảnh, bài văn, bài thơ,... về cảnh đẹp đất nước.
Nói về một dòng sông mà em biết. Bài đọc đã giúp em hiểu điều gì về tên gọi của sông Hương. Tác giả muốn khẳng định điều gì khi nói sông Hương là một bức tranh khổ dài. Màu sắc của sông Hương thay đổi như thế nào. Vì sao có sự thay đổi như vậy. Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế. Em thích nhất hình ảnh so sánh nào trong bài Vì sao.
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: