Bài 32: Luyện tập trang 142, 143 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Tìm từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật thường thấy ở thành thị hoặc nông thôn. Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Điền thông tin vào bảng theo mẫu. Đặt một câu tả âm thanh có sử dụng biện pháp so sánh. Viết thư cho bạn (hoặc cho người thân) ở xa. Tập viết phòng bì thư. Tự làm phong bì thư để gửi cho một người bạn. Viết các thông tin trên phong bì.
Câu 1
Tìm từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật thường thấy ở thành thị hoặc nông thôn.
M:
|
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
Ở thành thị |
Đường phố,… |
Tấp nập,… |
Ở nông thôn |
Cánh đồng,… |
Rộng mênh mông,… |
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ 2 bức tranh và tìm những từ ngữ điền vào ô phù hợp
Lời giải chi tiết:
|
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
Ở thành thị |
Đường phố, ô tô, xe buýt, nhà cao tầng, đường nhựa, đèn đường, đèn giao thông,.. |
Tấp nập, đông đúc, chật chội, xô bồ,… |
Ở nông thôn |
Cánh đồng, xe bò, ruộng lúa, con trâu, cổng làng, cây đa, đường đất, lũy tre, mái ngói,.. |
Rộng mênh mông, thoáng đãng, thanh bình, êm ả,… |
Câu 2
Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Điền thông tin vào bảng theo mẫu.
a. Tiếng đàn tơ rưng khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo.
(Theo An Duy và Lê Tấn)
b. Tiếng chim sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như lớp học vừa tan, như buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu…
(Theo Băng Sơn)
M:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và điền vào bảng cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Âm thanh được so sánh |
Đặc điểm so sánh |
Từ so sánh |
Âm thanh dùng để so sánh |
Tiếng đàn tơ rưng |
Trầm hùng |
như |
Thác đổ |
Thánh thót, róc rách |
như |
Suối reo |
|
Tiếng chim sáo |
Ríu ran |
như |
Chợ vừa mở, lớp học vừa tan, buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu |
Câu 3
Đặt một câu tả âm thanh có sử dụng biện pháp so sánh.
Phương pháp giải:
Em dựa vào 2 câu ở bài tập trên để đặt câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Những chú chim hót trong vườn như những nhạc công đang dạo lên bản tình ca mùa hạ.
- Tiếng hát của Mai trong veo như tiếng chim hót.
- Tiếng mưa rơi xuống mái hiên như tiếng ếch kêu.
Câu 4
Viết thư cho bạn (hoặc cho người thân) ở xa
G:
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để viết thư cho người than hoặc bạn đang ở xa.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2022
Chú Sơn yêu quý!
Đã rất lâu rồi chú không về thăm nhà, cả nhà mình ai cũng nhớ chú lắm! Ông bà nội, các bác và cả bố mẹ cháu cứ nhắc đến chú mãi. Chú dạo này vẫn khỏe chứ ạ? Công việc của chú ở đó vẫn thuận lợi phải không ạ?
Gia đình mình dạo này vẫn khỏe chú ạ. Hôm vừa rồi, cả gia đình tổ chức một chuyến dã ngoại nhỏ. Mặc dù cũng rất vui nhưng cả nhà ai cũng nhớ và nhắc đến chú. Cháu vẫn nhớ lần trước, chú cũng đi cùng cả nhà. Chú còn pha trò cho cả nhà cười nữa.
Cháu hi vọng là vào chuyến dã ngoại sau của gia đình mình sẽ có chú. Cháu chúc chú luôn mạnh khỏe, sớm hoàn thành nhiệm vụ để trở về với gia đình.
Cháu của chú
Linh
Nguyễn Khánh Linh
Bài tham khảo 2:
Vinh, ngày 15 tháng 11 năm 2022
Hoàng thân mến!
Vậy là cậu đã chuyển trường được 1 tháng rồi. Gia đình cậu đều mạnh khỏe chứ? Việc học tập của cậu ở trường mới thế nào? Cậu đã làm quen được với nhiều người bạn mới chưa?
Từ lúc cậu chuyển đi, cô giáo chuyển bạn Nhật Minh qua ngồi cùng với tớ. Nhật Minh cũng tốt bụng giống hệt cậu. Cậu ấy cũng giúp đỡ tớ rất nhiều trong học tập. Vừa rồi, tớ đạt giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của trường mình nữa đấy!
Tớ rất nhớ cậu! Tớ mong là cậu và gia đình sẽ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. Chúc cậu học tập tốt và sớm làm quen được với ngôi trường mới. Nhận được thư, cậu nhớ trả lời lại tớ nhé!
Bạn của cậu
Nam
Hoàng Thành Nam
Câu 5
Tập viết phòng bì thư.
M:
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ phong bì thư mẫu và tập viết.
Lời giải chi tiết:
Câu 6
Chia sẻ bức thư của em trong nhóm và nghe góp ý của các bạn để chỉnh sửa.
Phương pháp giải:
Em chia sẻ những gì mình làm được trong 2 bài tập trước để chia sẻ với các bạn.
Lời giải chi tiết:
Em tự thực hiện hoạt động trên lớp.
Vận dụng
Tự làm phong bì thư để gửi cho một người bạn. Viết các thông tin trên phong bì.
Phương pháp giải:
Em tham khảo cách làm phong bì trên mạng hoặc hỏi người thân và điền thông tin của bản thân vào đó.
Lời giải chi tiết:
Em tham khảo cách làm phong bì sau:
Em tham khảo cách viết thông tin sau:
- Bài 32: Đọc mở rộng trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 32: Cây bút thần trang 140, 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31: Nghe - viết: Người làm đồ chơi trang 140 SGK Tiếng Việt 3 tâp 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31: Kể chuyện Người làm đồ chơi trang 139 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31: Người làm đồ chơi trang 137, 138 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống