Bài 6: Cây gạo trang 27, 28 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Nói về đặc điểm nổi bật của một loài cây mà em quan sát được. Vào mùa hoa, cây gạo (hoa gạo, búp nõn) đẹp như thế nào? Những chi tiết nào cho thấy các loài chim đem đến không khí tưng bừng trên cây gạo? Vì sao trên cây gạo lại có “ngày hội mùa xuân”? Những hình ảnh nào cho thấy cây gạo mang vẻ đẹp mới khi hết mùa hoa? Em thích hình ảnh cây gạo vào mùa nào? Vì sao?
Phần I
Nói về đặc điểm nổi bật của một loài cây mà em quan sát được. |
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ một loài cây và nói về đặc điểm của loài cây đó.
Lời giải chi tiết:
1. Cây phượng
- Thân cây to, xù xì
- Tán lá rộng lớn, tỏa bóng mát
- Hoa phượng màu đỏ rực
2. Cây hoa đào
- Thân cây uốn lượn
- Lá nhỏ, màu xanh
- Hoa đào màu hồng, cánh hoa mềm mại
Phần II
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
(Theo Vũ Tú Nam)
Từ ngữ:
- Tuổi xuân: tuổi của sự sinh sôi và phát triển
- Vãn: số lượng giảm đi, không còn như lúc đầu
- Tiêu: vật cắm làm mốc để từ xa dễ nhìn thấy
Câu 1
Vào mùa hoa, cây gạo (hoa gạo, búp nõn) đẹp như thế nào? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Vào mùa hoa, cây hoa gạo rất đẹp:
- Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
- Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.
Câu 2
Những chi tiết nào cho thấy các loài chim đem đến không khí tưng bừng trên cây gạo? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để tìm các chi tiết cho thấy loài chim đem đến không khí tưng bừng trên cây gạo.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết cho thấy loài chim đem đến không khí tưng bừng trên cây gạo:
- Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống
- Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không tả được
Câu 3
Vì sao trên cây gạo lại có “ngày hội mùa xuân”? |
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trên cây gạo có ngày hội mùa xuân vì có rất nhiều loài chim kéo đến nô đùa, cất tiếng hót lảnh lót.
Câu 4
Những hình ảnh nào cho thấy cây gạo mang vẻ đẹp mới khi hết mùa hoa? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn cuối cùng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hết mùa hoa, cây gạo lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến.
Câu 5
Em thích hình ảnh cây gạo vào mùa nào? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời cây hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Em thích hình ảnh cây gạo vào mùa xuân nhất. Vì vào mùa này, hoa gạo nở rộ, đỏ rực một góc trời. Chim chóc tụ lại cất tiếng hót líu lo chào mùa xuân mới.
- Em thích hình ảnh cây gạo khi hết mùa hoa. Dù lúc này cây gạo không còn tưng bừng, ồn ã như mùa xuân nhưng nó lại mang vẻ đẹp yên bình, êm ả của quê hương.
Nội dung
Vẻ đẹp rực rỡ của cây gạo, không khí tưng bừng trên cây gạo khi mùa xuân về, vẻ đẹp trầm tư của cây gạo khi hết mùa hoa. Cây gạo là biểu tượng đẹp của làng quê Việt Nam. |
- Bài 6: Ôn chữ viết hoa P, Q trang 28 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 6: Luyện tập trang 29, 30, 31 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 5: Nghe - viết: Chim chích bông trang 25, 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức và cuộc sống
- Bài 5: Rừng trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 5: Ngày hội rừng xanh trang 23, 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống