Bài 2: Luyện tập trang 14, 15, 16 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động (theo mẫu). Dựa vào từ ngữ tìm được ở bài tập 1, đặt câu. Ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu. Chép lại các câu đó. So sánh để tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 tin nhắn dưới đây. Em hãy soạn tin nhắn với một trong các tình huống sau. Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… viết về những hoạt động yêu thích của trẻ em.
Câu 1
Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động (theo mẫu).
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
|
Chỉ người |
Chỉ con vật |
|
Bác nông dân |
|
gặt lúa |
|
Con trâu |
gặm cỏ |
(…) |
(…) |
(…) |
Phương pháp giải:
Em quan sát thật kĩ bức tranh và dựa vào mẫu để tìm các từ ngữ thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
|
Chỉ người |
Chỉ con vật |
|
Bác nông dân |
Con vịt |
Gặt lúa |
Bạn nữ |
Con trâu |
Gặm cỏ |
Bạn nam |
Con chuồn chuồn |
Chăn trâu |
Câu 2
Dựa vào từ ngữ tìm được ở bài tập 1, đặt câu
a. Câu giới thiệu
M: Các cô bác nông dân là những người làm ra lúa gạo.
b. Câu nêu hoạt động
M: Các cô bác nông dân đang gặt lúa.
Phương pháp giải:
Em dựa vào các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1 và mẫu ở đề bài để đặt câu thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Câu giới thiệu
- Con trâu là người bạn của bác nông dân.
- Thả diều là trò chơi của tuổi thơ.
- Chuồn chuồn là một loài động vật nhỏ bé.
b. Câu nêu hoạt động
- Bạn nam đang ngồi trên lưng trâu.
- Phía xa, bạn nhỏ đang thả diều.
- Đàn vịt đang bơi lội dưới con sông nhỏ.
Câu 3
Ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu. Chép lại các câu đó.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ ở hai cột để nối thành câu cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
So sánh để tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 tin nhắn dưới đây:
a. Người viết tin nhắn và người nhận tin nhắn
b. Nội dung tin nhắn
c. Phương tiện thực hiện
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ 2 tin nhắn trong hình và so sánh theo các tiêu chí mà đề bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
a. Người viết tin nhắn và người nhận tin nhắn
Hình 1:
Người viết: Tuấn
Người nhận: Hưng
Hình 2:
Người viết: Cháu Phương
Người nhận: Bà
b. Nội dung tin nhắn
Hình 1: Hẹn bạn ra sân bóng
Hình 2: Thông báo với bà rằng đã về nhà, hẹn bà hè sang năm lại về với bà
c. Phương tiện thực hiện
Hình 1: Viết thư tay
Hình 2: Gửi tin nhắn trên điện thoại
Câu 5
Em hãy soạn tin nhắn với một trong các tình huống sau:
a. Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập.
b. Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện.
Phương pháp giải:
Em chọn một trong hai tình huống và dựa vào hai tin nhắn ở bài tập 1 để viết tin nhắn phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập.
Bài tham khảo 1:
Mẹ ơi, lọ mực của con sắp hết rồi. Mai mẹ đi qua hiệu sách mua giúp con một lọ mực mới nhé ạ!
Con cảm ơn mẹ.
Con của mẹ
Ánh
Bài tham khảo 2:
Tẩy của con sắp mòn hết rồi bố ạ. Chiều mai đi làm về bố ghé vào siêu thị mua giúp con được không ạ? Con muốn có một cục tẩy màu xanh dương bố ạ.
Con cảm ơn bố!
Con của bố
Nam
b. Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện.
Bài tham khảo 1:
Hoa ơi!
Cậu đã đọc xong cuốn truyện “Hoàng Tử bé” chưa? Nếu xong rồi thì mai cậu cho tớ mượn với nhé! Tớ hứa sẽ giữ gìn thật cẩn thận và sớm trả lại cậu.
Cảm ơn cậu.
Bạn của cậu
Nguyệt
Bài tham khảo 2:
Hoàng ơi!
Cậu có thể cho tớ mượn cuốn truyện “Bảy viên ngọc rồng” tập 40 được không? Tớ rất muốn được đọc nó. Tớ sẽ không làm rách hay bẩn đâu. Cậu cho tớ mượn nhé!
Cảm ơn cậu!
Bạn của cậu
Thành
Câu 6
Vận dụng:
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… viết về những hoạt động yêu thích của trẻ em.
Ví dụ:
Phương pháp giải:
Em chủ động tìm hoặc nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ.
Lời giải chi tiết:
Một số câu chuyện, bài văn, bài thơ mà em có thể tìm đọc:
Bài thơ Thả diều
Cánh diều no gió Sáo nó thổi vang |
Trời như cánh đồng Xong mùa gặt hái |
Cánh diều no gió Tiếng nó trong ngần |
Cánh diều no gió Nhạc trời réo vang |
Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi |
Ơi chú hành quân Cô lái máy cày |
|
Tiếng diều vàng nắng Trời xanh cao hơn Trần Đăng Khoa |
Bài thơ Đi học
(Hoàng Minh Chính)
Hương rừng thơm đồi vắng, |
Đường xa em đi về |
Hôm qua em tới trường, |
Trường của em be bé, |
|
Mũ rơm thơm em đội, |
|
- Bài 2: Ôn chữ viết hoa A, Ă, Â trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 2: Về thăm quê trang 13, 14 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 1: Nghe - viết: Em yêu mùa hè trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 1: Mùa hè của em trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 1: Ngày gặp lại trang 10, 11 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống