
Câu 1
Dựa vào tranh, đoán nội dung câu chuyện
Sự tích nhà sàn
(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và đoán xem bức tranh muốn nói lên điều gì?
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Ngày xưa, con người sống trong hốc cây, lều cỏ và hang đá.
- Tranh 2: Người đàn ông cởi trói và tha cho rùa, rùa chỉ ông cách làm nhà ở
- Tranh 3: Mọi người cùng nhau dựng ngôi nhà theo chiếc mai rùa.
- Tranh 4: Kể từ đó, người dân có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.
Câu 2
Nghe kể chuyện
Phương pháp giải:
Em chú ý nghe cô giáo kể chuyện
Lời giải chi tiết:
Sự tích ngôi nhà sàn
Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có làng mạc, thành phố như bây giờ. Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì thú rừng phá hoại nương rẫy. Ông Cài đặt bẫy bắt thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức.
Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay, ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói:
− Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem: Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy!
Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói:
− Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không?
Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.
Câu 3
Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Phương pháp giải:
Em chia câu chuyện thành các đoạn, tương ứng với mỗi bức tranh và kể lại.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn 1 – Tranh 1:
Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có làng mạc, thành phố như bây giờ.
- Đoạn 2 – Tranh 2:
Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì thú rừng phá hoại nương rẫy. Ông Cài đặt bẫy bắt thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức.
Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay, ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói:
− Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem: Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy!
- Đoạn 3 – Tranh 3:
Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói:
− Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không?
- Đoạn 4 – Tranh 4:
Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.
Nghe – viết: Đồ đạc trong nhà. Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng chứa iêu hoặc ươu. Chọn en hoặc eng thay cho ô vuông. Kể câu chuyện hoặc đọc bài thơ về mái ấm gia đình cho người thân nghe.
Cùng bạn nêu những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân. Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố? Từ ngữ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em? Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt? Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui? Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện trên? Vì sao?
Viết tên riêng: Hà Giang. Viết câu: Kìa Hà Giang đó sương giăng trắng Hoa gạo bừng lên, sông hiện ra
Tìm từ chỉ đặc điểm phẩm chất trong đoạn thơ dưới đây. Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp. Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến. Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây. Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật. Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 – 4 câu tả đồ vật đó. Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về người thân.
Trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi: Em cảm thấy thế nào nếu phải xa ngôi nhà của mình nhiều ngày. “Nơi ấy” trong bài thơ chỉ cái gì? Ngưỡng cửa đã chứng kiến những điều gì trong cuộc sống của bạn nhỏ? Theo em, hình ảnh “con đường xa tắp” muốn nói đến điều gì? Ngưỡng cửa đã nhắc bạn nhỏ nhớ tới những ai, giúp bạn nhỏ cảm nhận điều gì về những người đó?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: