Bài 20: Luyện tập trang 94, 95 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Tìm từ ngữ thích hợp thay cho mỗi chỗ trống. Các câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B. Đặt một câu cảm và một câu khiến trong tình huống sau. Nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp vịnh Hạ Long. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước. Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay. Sưu tầm tranh ảnh, bài văn, bài thơ,... về cảnh đẹp đất nước.
Luyện từ và câu
Câu 1:
Tìm từ ngữ thích hợp thay cho mỗi chỗ trống.
Đất nước Việt Nam
Thủ đô (...) Quốc kì (...) Quốc ca (...)
Ngôn ngữ (...) Nghệ thuật truyền thống (hát chèo,...) Cảnh đẹp (vịnh Hạ Long,...)
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Thủ đô: Hà Nội
Quốc kì: Cờ đỏ sao vàng
Quốc ca: Tiến quân ca
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Nghệ thuật truyền thống: hát chèo, tuồng, cải lương, dân ca quan họ,...
Cảnh đẹp: vịnh Hạ Long, biển Nha Trang, phố cổ Hội An, đảo Phú Quốc,...
Câu 2
Các câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B?
Phương pháp giải:
Em đọc các câu ở cột A và lựa chọn kiểu câu phù hợp ở cột B.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Đặt một câu cảm và một câu khiến trong tình huống sau:
- Bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương em.
- Đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và liên hệ bản thân để đặt câu.
Lời giải chi tiết:
- Bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương em.
+ Rúi rừng nước ta hùng vĩ thật!
+ Biển đảo nước ta mới đẹp làm sao!
- Đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
+ Hãy bảo vệ lấy rừng xanh của đất nước!
+ Hãy giữ gìn, bảo về biển đảo quê hương.
Luyện viết đoạn
Câu 1:
Nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp vịnh Hạ Long.
Gợi ý:
a. Giới thiệu bao quát về vịnh Hạ Long.
b. Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh vật.
c. Nêu cảm nghĩ của em về vịnh Hạ Long.
- Cảm nghĩ về vẻ đẹp của vịnh (yêu thích mây trời, núi non, sóng nước,...)
- Tự hào vì vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để nêu lên cảm xúc của bản thân về vịnh Hạ Long.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Vịnh Hạ Long là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của nước ta. Vẻ đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp có hàng nghìn hòn đảo nhấp nhô như rồng chầu phượng múa. Mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. Bốn mùa Hạ Long phủ trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Hạ Long đã hai lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Núi non, sông nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận tươi đẹp của non sông Việt Nam. Một lần đến thăm Hạ Long, sẽ muốn quay lại thăm nhiều lần nữa.
Bài tham khảo 2:
Hạ Long không chỉ là cảnh đẹp nổi tiếng của Việt Nam mà còn được vinh danh là một trong bảy kỳ quan của thế giới. Cứ mỗi sáng sớm, các đoàn thuyền đánh cá lại rủ nhau ra khơi để tung chài, kéo lưới. Xa xa rất nhiều hòn đảo to nhỏ chen chúc nhau. Các hòn đảo ấy đẹp bởi những hình thù khác nhau như: đảo thì hình con voi đang nằm, có đảo thì hình con bướm khổng lồ, và có đảo hình đôi gà trống mái. Nhìn từ xa, đảo như hình hai con gà đang quay đầu vào nhau. Khi nhìn gần, đảo như một con cá chép khổng lồ. Đến Hạ Long không chỉ ngắm nhìn những cảnh vật đẹp mà được thưởng thức những món ăn đặc sản tôm he, cua bể, chả mực Hạ Long. Em rất tự hào vì đất nước ta có một danh lam thắng cảnh đẹp đến vậy.
Câu 2
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước.
Gợi ý: Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh đẹp của đất nước.
a. Giới thiệu bao quát về cảnh đẹp
b. Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp.
c. Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp.
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Vào kì nghỉ hè, gia đình em đã được đến thăm thành phố Huế. Khung cảnh ở nơi đây đẹp như một bức tranh. Em đã được đi thăm rất nhiều địa điểm du nổi tiếng như Đại nội Huế, Lăng Tẩm Huế, điện Hòn Chén, núi Bạch Mã. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất là vẻ đẹp của con sông Hương thơ mộng. Cùng với cây cầu Tràng Tiền đã rất nổi tiếng bắc qua con sông này. Bố mẹ em nói với em rằng con người Huế mang vẻ thâm trầm, kín đáo. Còn em cảm thấy con người ở đây rất lãng mạn, ôn hòa. Chuyến du lịch đã đem đến cho em thật nhiều cảm xúc tuyệt vời.
Bài tham khảo 2:
Cảnh vật của Đà Lạt thật đẹp, không khí mát mẻ, trong lành và có những cơn mưa phùn bay lất phất. Buổi chiều tối tiết trời se lạnh. Đà Lạt có rất nhiều hoa đẹp và những hồ nước trong xanh. Những thảm cỏ bát ngát với hàng thông xanh rì rào. Những con đường uốn lượn quanh co. Mọi người nói Đà Lạt là xứ sở của ngàn hoa, hai bên đường hoa đua nhau khoe sắc. Em rất thích cảnh quang Đà Lạt, nó hiền hòa, êm đềm như một bức tranh. Mỗi lần đến với nơi đây, em cảm thấy mình thật thoải mái, dễ chịu hẳn lên.
Câu 3
Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.
Phương pháp giải:
Em trao đổi bài làm với bạn ở lớp.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Vận dụng
Sưu tầm tranh ảnh, bài văn, bài thơ,... về cảnh đẹp đất nước.
Phương pháp giải:
Em tìm và sưu tầm những tranh ảnh, bài đọc ở sách, báo, tạp chí,...
Lời giải chi tiết:
Em có thể tham khảo: Đất nước tôi, Quê hương Việt Nam, Hồn Việt trong tiếng Việt Nam,...
- Bài 20: Đọc mở rộng trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 20: Tiếng nước mình trang 92, 93 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 19: Nghe - viết: Chợ Hòn gai trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 19: Kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 19: Sông Hương trang 88, 89 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống