Bài 13: Bàn tay cô giáo trang 59, 60 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Nói với bạn những điều em nhớ nhất về thầy cô giáo của mình. Chọn lời giải thích phù hợp với mỗi từ dưới đây. Từ các tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì. Dựa vào bài thơ, em hãy giới thiệu bức tranh mà cô giáo đã tạo ra. Tìm những câu thơ nói về sự khéo léo của cô giáo khi hướng dẫn học sinh làm thủ công. Theo em, đoạn thơ cuối ý nói điều gì.
Khởi động
Nói với bạn những điều em nhớ nhất về thầy cô giáo cũ của mình.
Phương pháp giải:
Em nghĩ về những thầy cô giáo đã dạy mình và nêu ra những điều em nhớ nhất.
Lời giải chi tiết:
- Tớ rất quý cô Thảo – cô giáo dạy tớ năm lớp 1. Cô Thảo rất nhẹ nhàng với học sinh, cô luôn ân cần chỉ dạy chúng tớ.
- Tớ lại nhớ cô Hoa nhất. Cô Hoa lúc nào cũng cười rất tươi. Dù cho tớ có làm sai, cô cũng nở một nụ cười hiền dịu và nhắc nhở tớ nhẹ nhàng.
Bài đọc
Bàn tay cô giáo
Một tờ giấy trắng Cô gấp cong cong Thoắt cái đã xong Chiếc thuyền xinh quá! |
Một tờ giấy đỏ Mềm mại tay cô Mặt trời đã phô Nhiều tia nắng tỏa. |
Thêm tờ xanh nữa Cô cắt rất nhanh Mặt nước dập dềnh Quanh thuyền sóng lượn. |
Như phép mầu nhiệm Hiện trước mắt em: Biển biếc bình minh Rì rào sóng vỗ… |
|
Biết bao điều lạ Từ bàn tay cô. (Nguyễn Trọng Hoàn) |
Câu 1
Chọn lời giải thích phù hợp với mỗi từ dưới đây:
a. Mặt nước chuyển động lên xuống nhịp nhàng
b. Tiếng sóng vỗ nhỏ, êm nhẹ, phát ra đều đều liên tiếp
c. Để lộ ra, bày ra
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ và lựa chọn lời giải thích phù hợp cho từng từ.
Lời giải chi tiết:
Phô: để lộ ra, bày ra
Dập dềnh: mặt nước chuyển động lên xuống nhịp nhàng
Rì rào: tiếng sóng vỗ nhỏ, êm nhẹ, phát ra đều đều liên tiếp
Câu 2
Từ các tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì? (ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại bài thơ để biết được cô giáo đã sử dụng các tờ giấy làm gì và nối cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Theo em, 2 dòng thơ "Biết bao điều lạ/Từ bàn tay cô" muốn nói điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nên ý kiến khác của em.
a. Cô có phép màu
b. Cô rất khéo tay
c. Nêu ý kiến khác của em
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và lựa chọn đáp án phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Ngoài 2 ý ở đề bài, em có thể tham khảo 1 số ý kiến sau:
Đoạn thơ cuối muốn nói:
- Cô đã tạo ra rất nhiều bức tranh đẹp
- Cô đã dạy cho các bạn nhỏ nhiều điều lạ.
Câu 4
Tìm những câu thơ nói về sự khéo léo của cô giáo khi hướng dẫn học sinh làm thủ công.
Phương pháp giải:
Em tìm những câu thơ cho thấy cô giáo rất khéo léo.
Lời giải chi tiết:
Những câu thơ nói về sự khéo léo của cô giáo khi hướng dẫn học sinh làm thủ công là:
- Cô gấp cong cong
Thoắt cái đã xong
- Mềm mại tay cô
- Cô cắt rất nhanh
Câu 5
Dựa vào bài thơ, em hãy giới thiệu bức tranh mà cô giáo đã tạo ra.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ kết hợp với quan sát bức tranh minh họa để giới thiệu.
Lời giải chi tiết:
Bằng các tờ giấy màu, cô giáo đã tạo ra một bức tranh rất đẹp. Trong bức tranh, ông mặt trời đang tỏa những tia nắng, chiếu xuống cảnh vật. Những chiếc thuyền trắng trôi dập dềnh cùng những con sóng trên mặt biển.
Nội dung
Bài thơ ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao nhiêu điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo của mình. |
- Bài 13: Một giờ học thú vị trang 60 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 13: Nghe - viết: Nghe thầy đọc thơ trang 61 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14: Cuộc họp của chữ viết trang 63, 63 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14: Ôn chữ viết hoa E, Ê trang 63 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14: Luyện tập trang 64, 65 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống