Bài 10: Con đường đến trường trang 46, 47 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Trao đổi với bạn: Em thích quan sát những gì trên đường đi học. Ở đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ thể hiện lên như thế nào. Con đường được miêu tả như thế nào. Vì sao các bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét. Theo em, bạn nhỏ có tình cảm như thế nào với cô giáo. Em có suy nghĩ về các bạn nhỏ trong bài đọc và con đường đi học của các bạn
Khởi động
Trao đổi với bạn: Em thích quan sát những gì trên đường đi học?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trao đổi với các bạn trong lớp.
Lời giải chi tiết:
Trên đường đi học, em thích quan sát quang cảnh xung quanh.
Bài đọc
Con đường đến trường
Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. Mặt đường mấp mô. Hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín. Bọn con gái lớp tôi hay tranh thủ hái vài quả để vừa đi vừa nhấm nháp.
Có đoạn, con đường như buông mình xuống chân đồi. Ngày nắng, tôi và lũ bạn thường thi xem ai chạy nhanh hơn. Gió vù vù bên tai. Đất dưới chân xốp nhẹ như bông, thỉnh thoảng một viên đá dăm hay một viên sỏi nhói nhẹ vào gan bàn chân.
Vào mùa mưa, con đường lầy lội và trơn trượt. Để khỏi ngã, tôi thường tháo phăng đôi dép nhựa và bước đi bằng cách bấm mười đầu ngón chân xuống mặt đường. Đôi khi chúng tôi phải đi cắt qua cánh rừng vầu, rừng nứa vì nhiều khúc đường ngập trong nước lũ.
Cô giáo tôi là người vùng xuôi. Bàn chân cô lẫn vào bàn chân học trò trên con đường đi học. Ấy là do nhiều hôm mưa rét, cô thường đón đường, đi cùng chúng tôi vào lớp. Vì thế, tôi chẳng nghỉ buổi học nào.
(Đỗ Đăng Dương)
Từ ngữ:
- Vắt vẻo: ở vị trí trên cao nhưng không có chỗ tựa vững chắc.
- Lúp xúp: ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau
- Lạc tiên: cây dây leo, mọc hoang, lá hình tim, hoa mọc ở kẽ lá, quả mọng
- Vầu: cây cùng họ với tre, thân to, mình mỏng, thân rắn, thường dùng làm nhà
Câu 1
Ở đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ thể hiện lên như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Hình dáng con đường: nằm vắt vẻo lưng chừng đồi.
- Bề mặt đường: mấp mô
- Hai bên đường: lúp xúp nhưng bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên
Câu 2
Con đường được miêu tả như thế nào?
- Vào những ngày nắng
- Vào mùa mưa
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 và 3 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Vào những ngày nắng: đất dưới chân xốp nhẹ như bông
- Vào mùa mưa: con đường lầy lội và trơn trượt.
Câu 3
Vì sao các bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn cuối để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các bạn nhỏ không nghỉ buổi học nào kể cả khi trời mưa rét vì vào những ngày này, cô giáo thường đón đường, đi cùng các bạn nhỏ vào lớp.
Câu 4
Theo em, bạn nhỏ có tình cảm như thế nào với cô giáo?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Theo em, bạn nhỏ rất yêu thương, quý mến và kính trọng cô giáo của mình
Câu 5
Con đường đi học của các bạn nhỏ trong bài gợi cho em những suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và nói lên ý kiến của mình.
Lời giải chi tiết:
Em thấy các bạn nhỏ trong bài đọc là những bạn nhỏ chăm chỉ, ngoan ngoãn. Dù đường đến trường rất khó khăn, nguy hiểm nhưng các bạn không hề ngần ngại, đi học đầy đủ dù trời có mưa hay nắng.
Nội dung
Bài đọc là dòng suy nghĩ của bạn học sinh miền núi về con đường đi học của mình. Bài đọc toát lên sự lạc quan và tình yêu của những bạn nhỏ với trường lớp và thầy cô. |
- Bài 10: Ôn chữ viết hoa D, Đ trang 48 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 10: Luyện tập trang 48, 49 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 9: Nhớ - viết: Đi học vui sao trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 9: Tới lớp, tới trường trang 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 9: Đi học vui sao trang 43, 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống