Trắc nghiệm Bài 26. Khúc xạ ánh sáng - Vật Lí 11
Đề bài
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
-
A.
Ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
B.
Ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
C.
Ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
D.
Ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng?
-
A.
\(\dfrac{{\tan i}}{{{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}}}} = {n_{21}}\)
-
B.
\(\dfrac{{{\rm{cosi}}}}{{{\rm{cosr}}}} = {n_{21}}\)
-
C.
\({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
-
D.
\({{\rm{n}}_1}{\rm{cosi = }}{{\rm{n}}_2}{\rm{cosr}}\)
Khi góc tới tăng 2 lần thì góc khúc xạ:
-
A.
Tăng 2 lần
-
B.
Tăng 4 lần
-
C.
Tăng 1,4142 lần
-
D.
Chưa đủ dữ kiện để xác định
Trong hiện tượng khúc xạ
-
A.
Mọi tia sáng truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt đều bị đổi hướng
-
B.
Góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới
-
C.
Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới
-
D.
Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
-
A.
Góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới
-
B.
Góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới
-
C.
Góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới
-
D.
Khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần
Chiết suất tuyệt đối của môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với
-
A.
Chính nó
-
B.
Chân không
-
C.
Không khí
-
D.
Nước
Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ đối với môi trường tới :
-
A.
luôn lớn hơn 1.
-
B.
luôn nhỏ hơn 1.
-
C.
luôn bằng 1.
-
D.
có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.
Khi chiếu tia sáng từ không khí đến mặt nước thì :
-
A.
Chỉ có hiện tượng khúc xạ
-
B.
Chỉ có hiện tượng phản xạ.
-
C.
đồng thời có hiện tượng phản xạ và khúc xạ.
-
D.
không có hiện tượng phản xạ và khúc xạ.
Cho hai môi trường trong suốt đồng tính, chiết suất lần lượt n1, n2. Chiết suất tỉ đối của môi trường hai đối với môi trường một là :
-
A.
\({n_{21}} = \frac{c}{{{v_2}}}\).
-
B.
\({n_{21}} = \frac{c}{{{v_1}}}\).
-
C.
\({n_{21}} = \frac{{{v_2}}}{{{v_1}}}\)
-
D.
\({n_{21}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}}\)
Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
-
A.
tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
-
B.
tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.
-
C.
tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1.
-
D.
một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng
-
A.
luôn lớn hơn 1.
-
B.
luôn nhỏ hơn 1.
-
C.
luôn bằng 1.
-
D.
luôn lớn hơn 0.
Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi
-
A.
Truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có cùng chiết suất
-
B.
Tia tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
-
C.
Tia tới có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt
-
D.
Truyền xiên góc từ không khí vào kim cương
Một tia sáng đi từ nước ra không khí thì tia khúc xạ:
-
A.
Ở phía bên kia của pháp tuyến so với tia tới và gần mặt phân cách hơn tia tới.
-
B.
Ở cùng phía của pháp tuyến so với tia tới và gần mặt phân cách hơn tia tới.
-
C.
Ở phía bên kia của pháp tuyến so với tia tới và gần pháp tuyến hơn tia tới.
-
D.
Ở cùng phía của pháp tuyến so với tia tới và gần pháp tuyến hơn tia tới.
Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường
-
A.
Cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.
-
B.
Càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn.
-
C.
Càng lớn khi góc khúc xạ càng nhỏ
-
D.
Bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới
Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức
-
A.
sini = n
-
B.
sini = 1/n
-
C.
tani = n
-
D.
tani = 1/n
Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s, chiết suất của kim cương là 2,42. tốc độ ánh sáng trong kim cương là :
-
A.
242 000km/s.
-
B.
726 000km/s.
-
C.
124 000km/s.
-
D.
522 000km/s.
Một tia sáng truyền từ không khí tới bề mặt một môi trường trong suốt sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc nhau. Khi đó góc tới và góc khúc xạ liên hệ với nhau qua hệ thức :
-
A.
i = r + 900.
-
B.
i + r = 900.
-
C.
i + r = 1800.
-
D.
i = 1800 + r.
Một tia sáng đi từ không khí vào nước có chiết suất \(n = \dfrac{4}{3}\) dưới góc tới \(i = {30^0}\). Góc khúc xạ có giá trị bằng:
-
A.
\({22^0}\)
-
B.
\(41,{8^0}\)
-
C.
\(49,{5^0}\)
-
D.
\(23,{41^0}\)
Chiếu chùm tia sáng đơn sắc từ không khí tới mặt phân cách của môi trường trong suốt có chiết suất n. Biết tia tới hợp với mặt phân cách góc 300. Khi đó tia khúc xạ hợp với mặt phân cách góc 600. Chiết suất n có giá trị bằng
-
A.
\(\dfrac{2}{{\sqrt 3 }}\).
-
B.
\(\sqrt 6 \).
-
C.
\(\sqrt 3 \).
-
D.
\(\sqrt 2 \).
Tốc độ ánh sáng trong không khí là v1; trong nước là v2. Một tia sáng chiếu từ nước ra ngoài không khí với góc tới là i, có góc khúc xạ là r. Kết luận nào dưới đây là đúng?
-
A.
\({v_1} > {v_2};i > r\)
-
B.
\({v_1} > {v_2};i < r\)
-
C.
\({v_1} < {v_2};i > r\)
-
D.
\({v_1} < {v_2};i < r\)
Chiếu một tia sáng từ không khí vào một khối chất trong suốt có chiết suất 1,5 với góc tới 600 thì tia khúc xạ trong khối chất bị lệch so với tia tới một góc là:
-
A.
95,30.
-
B.
24,70.
-
C.
35,30.
-
D.
38,50.
Tia sáng đi từ không khí khi tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n = 1,5. Phải điều chỉnh góc tới đến giá trị nào thì góc tới gấp hai lần góc khúc xạ?
-
A.
370
-
B.
450
-
C.
41,40
-
D.
82.80
Chiếu chùm tia sáng hẹp đơn sắc từ không khí vào một môi trường trong suốt với góc tới i thì thấy tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Chiết suất n của môi trường đó đối với ánh sáng chiếu vào được xác định bởi
-
A.
sini.
-
B.
cosi.
-
C.
\(\dfrac{1}{{\sin i}}\).
-
D.
tani.
Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
-
A.
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
-
B.
Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
-
C.
Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
-
D.
Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
Tốc độ truyền của ánh sáng trong môi trường nào sau đây là chậm nhất?
-
A.
kim cương \(\left( {n = 2,42} \right)\)
-
B.
thủy tinh flint \(\left( {n = 1,69} \right)\)
-
C.
dầu oliu \(\left( {n = 1,47} \right)\)
-
D.
nước \(\left( {n = 1,33} \right)\)
Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
-
A.
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
-
B.
Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
-
C.
Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
-
D.
Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ bằng 0.
Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì
-
A.
không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần
-
B.
có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
-
C.
hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi i < igh
-
D.
luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
-
A.
ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
B.
ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
C.
ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
D.
ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua một phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
-
A.
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
-
B.
Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
-
C.
Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
-
D.
Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
Lời giải và đáp án
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
-
A.
Ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
B.
Ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
C.
Ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
D.
Ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Đáp án : A
Khúc xạ là hiện tượng chùm tia sáng bị đổi phương đột ngột khi đi qua mặt phân cách hai môi trường truyền ánh sáng.
Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng?
-
A.
\(\dfrac{{\tan i}}{{{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}}}} = {n_{21}}\)
-
B.
\(\dfrac{{{\rm{cosi}}}}{{{\rm{cosr}}}} = {n_{21}}\)
-
C.
\({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
-
D.
\({{\rm{n}}_1}{\rm{cosi = }}{{\rm{n}}_2}{\rm{cosr}}\)
Đáp án : C
Biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng: \(\dfrac{{\sin i}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}}} = {n_{21}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Khi góc tới tăng 2 lần thì góc khúc xạ:
-
A.
Tăng 2 lần
-
B.
Tăng 4 lần
-
C.
Tăng 1,4142 lần
-
D.
Chưa đủ dữ kiện để xác định
Đáp án : D
Căn cứ vào đầu bài ta có:
+ Góc tới ban đầu i
+ Góc tới lúc sau là i’ = 2i
Với những dữ kiện như vậy, ta chưa đủ điều kiện xác định được góc khúc xạ
Trong hiện tượng khúc xạ
-
A.
Mọi tia sáng truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt đều bị đổi hướng
-
B.
Góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới
-
C.
Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới
-
D.
Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
Đáp án : D
Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
+ Nếu n > 1: (môi trường khúc xạ (mt 2) chiết quang hơn môi trường tới (mt1))
\(\sin i > {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to i > r\): tia khúc xạ gần pháp tuyến hơn so với tia tới
+ Nếu n < 1: (môi trường khúc xạ (mt 2) chiết quang kém môi trường tới (mt1))
\(\sin i < {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to i < r\): tia khúc xạ xa pháp tuyến hơn so với tia tới
Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
-
A.
Góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới
-
B.
Góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới
-
C.
Góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới
-
D.
Khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần
Đáp án : D
Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \(\frac{{\sin i}}{{\sin {\rm{r}}}} = n\)
Áp dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: \(\frac{{\sin i}}{{\sin {\rm{r}}}} = n\)
Khi i tăng thì r cũng tăng
Chiết suất tuyệt đối của môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với
-
A.
Chính nó
-
B.
Chân không
-
C.
Không khí
-
D.
Nước
Đáp án : B
Chiết suất tuyệt đối của môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với chân không
Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ đối với môi trường tới :
-
A.
luôn lớn hơn 1.
-
B.
luôn nhỏ hơn 1.
-
C.
luôn bằng 1.
-
D.
có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.
Đáp án : D
Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ đối với môi trường tới có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1
Khi chiếu tia sáng từ không khí đến mặt nước thì :
-
A.
Chỉ có hiện tượng khúc xạ
-
B.
Chỉ có hiện tượng phản xạ.
-
C.
đồng thời có hiện tượng phản xạ và khúc xạ.
-
D.
không có hiện tượng phản xạ và khúc xạ.
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết về sự truyền ánh sáng
Khi chiếu sáng từ không khí đến mặt nước thì đồng thời có hiện tượng phản xạ và khúc xạ
Cho hai môi trường trong suốt đồng tính, chiết suất lần lượt n1, n2. Chiết suất tỉ đối của môi trường hai đối với môi trường một là :
-
A.
\({n_{21}} = \frac{c}{{{v_2}}}\).
-
B.
\({n_{21}} = \frac{c}{{{v_1}}}\).
-
C.
\({n_{21}} = \frac{{{v_2}}}{{{v_1}}}\)
-
D.
\({n_{21}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}}\)
Đáp án : D
Xem lí thuyết phần II
Chiết suất tỉ đối của môi trường hai đối với môi trường một là :\({n_{21}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}}\)
Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
-
A.
tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
-
B.
tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.
-
C.
tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1.
-
D.
một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết về sự truyền ánh sáng
Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng
-
A.
luôn lớn hơn 1.
-
B.
luôn nhỏ hơn 1.
-
C.
luôn bằng 1.
-
D.
luôn lớn hơn 0.
Đáp án : A
Xem lí thuyết phần II
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng luôn lớn hơn 1.
Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi
-
A.
Truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có cùng chiết suất
-
B.
Tia tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
-
C.
Tia tới có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt
-
D.
Truyền xiên góc từ không khí vào kim cương
Đáp án : D
Trong các trường hợp trên, tia sáng không truyền thẳng khi truyền xiên góc từ không khí vào kim cương.
Một tia sáng đi từ nước ra không khí thì tia khúc xạ:
-
A.
Ở phía bên kia của pháp tuyến so với tia tới và gần mặt phân cách hơn tia tới.
-
B.
Ở cùng phía của pháp tuyến so với tia tới và gần mặt phân cách hơn tia tới.
-
C.
Ở phía bên kia của pháp tuyến so với tia tới và gần pháp tuyến hơn tia tới.
-
D.
Ở cùng phía của pháp tuyến so với tia tới và gần pháp tuyến hơn tia tới.
Đáp án : A
Theo định luật khúc xạ ánh sáng:
Một tia sáng đi từ nước ra không khí thì tia khúc xạ ở phía bên kia so của pháp tuyến so với tia tới và xa pháp tuyến hơn tia tới, gần mặt phân cách hơn tia tới
Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường
-
A.
Cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.
-
B.
Càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn.
-
C.
Càng lớn khi góc khúc xạ càng nhỏ
-
D.
Bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới
Đáp án : A
Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.
Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức
-
A.
sini = n
-
B.
sini = 1/n
-
C.
tani = n
-
D.
tani = 1/n
Đáp án : C
+ Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng
+ Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng
- Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau ta có:
r + i’ = 90° hay là r + i = 90°.
- Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng: n1 sin i = n2 sin r = n2 cos i ↔ tani = n21 = n.
Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s, chiết suất của kim cương là 2,42. tốc độ ánh sáng trong kim cương là :
-
A.
242 000km/s.
-
B.
726 000km/s.
-
C.
124 000km/s.
-
D.
522 000km/s.
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức tính chiết suất tuyệt đối: \(n = \frac{c}{v}\)
Ta có: chiết suất tuyệt đối của kim cương:
\(n = \frac{c}{v} \to v = \frac{c}{n} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{2,42}} = 1,{24.10^8}m/s = 124000km/s\)
Một tia sáng truyền từ không khí tới bề mặt một môi trường trong suốt sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc nhau. Khi đó góc tới và góc khúc xạ liên hệ với nhau qua hệ thức :
-
A.
i = r + 900.
-
B.
i + r = 900.
-
C.
i + r = 1800.
-
D.
i = 1800 + r.
Đáp án : B
+ Vận dụng tính chất của tia phản xạ
+ Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng
Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau ta có:
r + i’ = 90° hay là r + i = 90°.
Một tia sáng đi từ không khí vào nước có chiết suất \(n = \dfrac{4}{3}\) dưới góc tới \(i = {30^0}\). Góc khúc xạ có giá trị bằng:
-
A.
\({22^0}\)
-
B.
\(41,{8^0}\)
-
C.
\(49,{5^0}\)
-
D.
\(23,{41^0}\)
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}{n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\\ \Rightarrow {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} = \dfrac{{{n_1}\sin i}}{{{n_2}}} = \dfrac{{1.\sin {{30}^0}}}{{\dfrac{4}{3}}} = \dfrac{3}{8}\\ \Rightarrow r = {22^0}\end{array}\)
Chiếu chùm tia sáng đơn sắc từ không khí tới mặt phân cách của môi trường trong suốt có chiết suất n. Biết tia tới hợp với mặt phân cách góc 300. Khi đó tia khúc xạ hợp với mặt phân cách góc 600. Chiết suất n có giá trị bằng
-
A.
\(\dfrac{2}{{\sqrt 3 }}\).
-
B.
\(\sqrt 6 \).
-
C.
\(\sqrt 3 \).
-
D.
\(\sqrt 2 \).
Đáp án : C
Sử dụng định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
Ta có:
Góc tới: \(i = {90^0} - {30^0} = {60^0}\)
Góc khúc xạ: \(r = {90^0} - {60^0} = {30^0}\)
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \Leftrightarrow 1.\sin {60^0} = n\sin {30^0}\)
\( \Rightarrow n = \dfrac{{\sin {{60}^0}}}{{\sin {{30}^0}}} = \sqrt 3 \)
Tốc độ ánh sáng trong không khí là v1; trong nước là v2. Một tia sáng chiếu từ nước ra ngoài không khí với góc tới là i, có góc khúc xạ là r. Kết luận nào dưới đây là đúng?
-
A.
\({v_1} > {v_2};i > r\)
-
B.
\({v_1} > {v_2};i < r\)
-
C.
\({v_1} < {v_2};i > r\)
-
D.
\({v_1} < {v_2};i < r\)
Đáp án : B
Tốc độ ánh sáng trong không khí lớn hơn tốc độ ánh sáng trong nước
Định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}.\sin \,r\)
Ta có tốc độ ánh sáng trong không khí lớn hơn tốc độ ánh sáng trong nước: \({v_1} > {v_2}\,\,\,\left( 1 \right)\)
Tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí. Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta có:
\(n\sin i = \sin \,r \Rightarrow i < r\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có: \({v_1} > {v_2};i < r\)
Chiếu một tia sáng từ không khí vào một khối chất trong suốt có chiết suất 1,5 với góc tới 600 thì tia khúc xạ trong khối chất bị lệch so với tia tới một góc là:
-
A.
95,30.
-
B.
24,70.
-
C.
35,30.
-
D.
38,50.
Đáp án : B
Định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta có:
\(\sin {60^0}\; = 1,5.\sin r \Rightarrow \sin r = \dfrac{{\sin {{60}^0}}}{{1,5}} \Rightarrow r = 35,{3^0}\;\)
Tia khúc xạ trong khối chất bị lệch so với tia tới một góc là:
\(\Delta \alpha = i - r = {60^0} - 35,{3^0} = 24,{7^0}\)
Tia sáng đi từ không khí khi tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n = 1,5. Phải điều chỉnh góc tới đến giá trị nào thì góc tới gấp hai lần góc khúc xạ?
-
A.
370
-
B.
450
-
C.
41,40
-
D.
82.80
Đáp án : D
Phương pháp:
+ Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
+ Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác
Hướng dẫn giải:
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
Theo đề bài: \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}2r\)
\(1\sin i = 1,5{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}\frac{i}{2} \leftrightarrow 2\sin \frac{i}{2}{\rm{cos}}\frac{i}{2} = 1,5.\sin \frac{i}{2}\) (1)
Do \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}2r\) nên \(i \ne 0\)
\( \to (1) \leftrightarrow 2c{\rm{os}}\frac{i}{2} = 1,5 \to c{\rm{os}}\frac{i}{2} = \frac{3}{4} \to \frac{i}{2} = 41,{4^0} \to i = 82,{8^0}\)
Chiếu chùm tia sáng hẹp đơn sắc từ không khí vào một môi trường trong suốt với góc tới i thì thấy tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Chiết suất n của môi trường đó đối với ánh sáng chiếu vào được xác định bởi
-
A.
sini.
-
B.
cosi.
-
C.
\(\dfrac{1}{{\sin i}}\).
-
D.
tani.
Đáp án : D
Công thức định luật khúc xạ ánh sáng: \(\sin i = n\sin r\)
Định luật phản xạ ánh sáng: \(i = i'\)
Công thức lượng giác: \(\sin \alpha = \cos \left( {{{90}^0} - \alpha } \right)\)
Tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ, ta có hình vẽ:
Ta có góc phản xạ: \(i' = i\)
Tia tới và tia phản xạ vuông góc, ta có:
\(i' + r = {90^0} \Rightarrow \sin r = \cos i' = \cos i\)
Áp dụng công thức định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\(\sin i = n\sin r \Rightarrow n = \dfrac{{\sin i}}{{\sin r}} = \dfrac{{\sin i}}{{\cos i}} = \tan i\)
Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
-
A.
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
-
B.
Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
-
C.
Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
-
D.
Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
Đáp án : D
Sử dụng lý thuyết định luật khúc xạ ánh sáng
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến → A đúng
+ Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới → B đúng
+ Góc khúc xạ có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng góc tới (góc khúc xạ bằng góc tới khi góc khúc xạ bằng 0) → C đúng, D sai
Tốc độ truyền của ánh sáng trong môi trường nào sau đây là chậm nhất?
-
A.
kim cương \(\left( {n = 2,42} \right)\)
-
B.
thủy tinh flint \(\left( {n = 1,69} \right)\)
-
C.
dầu oliu \(\left( {n = 1,47} \right)\)
-
D.
nước \(\left( {n = 1,33} \right)\)
Đáp án : A
Tốc độ truyền ánh sáng: \(v = \dfrac{c}{n}\)
Tốc độ truyền ánh sáng là: \(v = \dfrac{c}{n} \Rightarrow v \sim \dfrac{1}{n}\)
Vậy tốc độ truyền ánh sáng chậm nhất trong môi trường có chiết suất lớn nhất
Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
-
A.
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
-
B.
Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
-
C.
Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
-
D.
Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ bằng 0.
Đáp án : C
Biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr
Biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr
Vì vậy không phải góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì
-
A.
không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần
-
B.
có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
-
C.
hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi i < igh
-
D.
luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Đáp án : B
Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ với góc tới i > igh
Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
-
A.
ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
B.
ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
C.
ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
D.
ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua một phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Đáp án : A
Sử dụng lý thuyết hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
-
A.
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
-
B.
Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
-
C.
Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
-
D.
Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
Đáp án : D
Sử dụng lý thuyết định luật khúc xạ ánh sáng
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến → A đúng
+ Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới → B đúng
+ Góc khúc xạ có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng góc tới (góc khúc xạ bằng góc tới khi góc khúc xạ bằng 0) → C đúng, D sai
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập khúc xạ ánh sáng Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Phản xạ toàn phần Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 6 Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết