Trắc nghiệm Bài 4. Công của lực điện - Hiệu điện thế - Vật Lí 11

Đề bài

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Khi một điện tích chuyển động trong điện trường đều và chỉ tác dụng của lực điện trường thì điện tích luôn chuyển động nhanh dần đều.

  • B.

    Khi một điện tích chuyển động trong điện trường đều và chỉ chịu tác dụng của lực điện trường thì quỹ đạo của điện tích là đường thẳng.

  • C.

    Lực điện trường tác dụng lên điện tích tại mọi vị trí của điện tích đều như nhau.

  • D.

    Lực điện trường tác dụng lên điện tích điểm có phương tiếp tuyến với đường sức

Câu 2 :

Biểu thức nào sau đây xác định công của lực điện?

  • A.

    A = qUd

  • B.

    A = qEd

  • C.

    A = qE

  • D.

    \(A = \frac{{qE}}{d}\)

Câu 3 :

Lực điện trường là lực thế vì công của lực điện trường

  • A.

    Phụ thuộc vào độ lớn của điện tích di chuyển

  • B.

    Phụ thuộc vào đường đi của điện tích di chuyển

  • C.

    Không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi của điện tích.

  • D.

    Phụ thuộc vào cường độ điện trường

Câu 4 :

Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây là đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện?

  • A.

    AMN > ANP

  • B.

    MN < ANP

  • C.

    AMN = ANP

  • D.

    Cả 3 trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra

Câu 5 :

Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là:

  • A.

    khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối.

  • B.

    khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.

  • C.

    độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức, tính theo chiều đường sức điện.

  • D.

    độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.

Câu 6 :

Chọn phương án đúng?

Một điện tích q chuyển động trong điện trường (đều hay không đều) theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

  • A.

    A > 0 nếu q > 0

  • B.

    A > 0 nếu q < 0

  • C.

    A≠ 0 nếu điện trường không đều

  • D.

    A = 0

Câu 7 :

Điện thế là:

  • A.

    Đại lượng đặc trưng cho thế năng về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.

  • B.

    Đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra lực điện khi đặt tại đó một điện tích q.

  • C.

    Đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.

  • D.

    Đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra động năng khi đặt tại đó một điện tích q.

Câu 8 :

Biểu thức nào sau đây xác định thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường?

  • A.

    WM = AM = qVM

  • B.

    WM = AM = VM/q

  • C.

    WM = AM = VM

  • D.

    WM = AM = q/VM

Câu 9 :

Hiệu điện thế giữa hai điểm:

  • A.

    Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia

  • B.

    Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên

  • C.

    Đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia

  • D.

    Đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên

Câu 10 :

Đơn vị của hiệu điện thế?

  • A.

    Vôn trên mét

  • B.

    Vôn nhân mét

  • C.

    Niutơn

  • D.

    Vôn

Câu 11 :

Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?

  • A.

    UMN = VM – VN.

  • B.

    UMN = E.d

  • C.

    AMN = q.UMN

  • D.

    E = UMN.d

Câu 12 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.

  • B.

    Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường làm dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó.

  • C.

    Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường tác dụng lực mạnh hay yếu khi đặt điện tích thử tại hai điểm đó.

  • D.

    Điện trường tĩnh là một trường thế.

Câu 13 :

Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

  • A.

    A ≥ 0 nếu q > 0.

  • B.

    A > 0 nếu q < 0.

  • C.

    A = 0 trong mọi trường hợp.

  • D.

    A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.

Câu 14 :

Biết hiệu điện thế UMN = 3V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?

  • A.

    VM = 3V

  • B.

    VN = 3V

  • C.

    VM - VN = 3V

  • D.

    VN - VM = 3V

Câu 15 :

Chọn câu đúng?

Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ

  • A.

    Chuyển động dọc theo một đường sức điện

  • B.

    Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.

  • C.

    Chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao

  • D.

    Đứng yên

Câu 16 :

Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó?

  • A.

    không đổi

  • B.

    Tăng gấp đôi

  • C.

    Giảm một nửa

  • D.

    Tăng gấp 4

Câu 17 :

Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ:

  • A.

    càng lớn nếu đoạn đường đi càng dài.

  • B.

    phụ thuộc vào dạng quỹ đạo.

  • C.

    phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N.

  • D.

    chỉ phụ thuộc vào vị tí M.

Câu 18 :

Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng gấp đôi thì điện thế tại điểm đó

  • A.

    Không đổi.

  • B.

    Tăng gấp đôi.

  • C.

    Giảm một nửa.

  • D.

    Tăng gấp bốn.

Câu 19 :

Một điện tích điểm \(q = {10^{ - 7}}C\) di chuyển được đoạn đường 10 cm dọc theo một đường sức và ngược chiều đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Công của lực điện thực hiện trong quá trình di chuyển của điện tích \(q\) là:

  • A.
     \({10^{ - 4}}J\)
  • B.
     \({10^{ - 2}}J\)
  • C.
     \( - {10^{ - 2}}J\)
  • D.
     \( - {10^{ - 4}}J\)
Câu 20 :

Công của lực điện không phụ thuộc vào

  • A.
     hình dạng của đường đi.
  • B.
     vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
  • C.
     độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
  • D.
     cường độ của điện trường.
Câu 21 :

Đơn vị của điện thế trong hệ SI là

  • A.
     N (niuton)
  • B.
     J (Jun)
  • C.
     V (vôn)
  • D.
     m (mét)
Câu 22 :

Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích \(1\mu C\) dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là

  • A.
     1 J.
  • B.
     1 mJ.
  • C.
     1000 J.
  • D.
     \(1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \mu {\rm{J}}.\)
Câu 23 :

Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó

  • A.
     không đổi.
  • B.
     tăng gấp đôi.
  • C.
     giảm một nửa
  • D.
     tăng gấp bốn.
Câu 24 :

Mối liên hệ giữa hiệu điện thế \({U_{MN}}\) và hiệu điện thế \({U_{NM}}\)

  • A.
     \({U_{MN}} = {U_{NM}}\)
  • B.
     \({U_{MN}} = {\rm{ \;}} - {U_{NM}}\)
  • C.
     \({U_{MN}} = \frac{1}{{{U_{NM}}}}\)
  • D.
     \({U_{MN}} = {\rm{ \;}} - \frac{1}{{{U_{NM}}}}\)
Câu 25 :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

  • A.
     Khả năng tích điện cho hai cực của nó.
  • B.
     Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
  • C.
     Khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.
  • D.
     Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.
Câu 26 :

Thế năng của một proton \(\left( {{\rm{q}} = 1,{{6.10}^{ - 19}}{\rm{C}}} \right)\) tại điểm N trong điện trường của một điện tích điểm là \( - {64.10^{ - 20}}J\). Điện thế tại điểm N là

  • A.
     64V
  • B.
     -6,4V
  • C.
     4V
  • D.
     -4V

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Khi một điện tích chuyển động trong điện trường đều và chỉ tác dụng của lực điện trường thì điện tích luôn chuyển động nhanh dần đều.

  • B.

    Khi một điện tích chuyển động trong điện trường đều và chỉ chịu tác dụng của lực điện trường thì quỹ đạo của điện tích là đường thẳng.

  • C.

    Lực điện trường tác dụng lên điện tích tại mọi vị trí của điện tích đều như nhau.

  • D.

    Lực điện trường tác dụng lên điện tích điểm có phương tiếp tuyến với đường sức

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về lực điện và chuyển động của electron trong điện trường

Lời giải chi tiết :

Lực điện trường tác dụng lên điện tích điểm có phương tiếp tuyến với đường sức

Câu 2 :

Biểu thức nào sau đây xác định công của lực điện?

  • A.

    A = qUd

  • B.

    A = qEd

  • C.

    A = qE

  • D.

    \(A = \frac{{qE}}{d}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công của lực điện được xác định bởi biểu thức: A = qEd

Câu 3 :

Lực điện trường là lực thế vì công của lực điện trường

  • A.

    Phụ thuộc vào độ lớn của điện tích di chuyển

  • B.

    Phụ thuộc vào đường đi của điện tích di chuyển

  • C.

    Không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi của điện tích.

  • D.

    Phụ thuộc vào cường độ điện trường

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về lực thế và công của lực điện

Lời giải chi tiết :

Lực điện trường là lực thế vì công của lực điện trường không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của điện tích

Câu 4 :

Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây là đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện?

  • A.

    AMN > ANP

  • B.

    MN < ANP

  • C.

    AMN = ANP

  • D.

    Cả 3 trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về công của điện tích chuyển động trong điện trường.

Lời giải chi tiết :

Ta có, công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích không phụ thuộc vào hinh dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường

=> Có thể xảy ra cả 3 trường hợp trên của công AMN và ANP

Câu 5 :

Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là:

  • A.

    khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối.

  • B.

    khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.

  • C.

    độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức, tính theo chiều đường sức điện.

  • D.

    độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A = qEd

Trong đó:

       + d là hình chiếu của quỹ đạo lên phương của đường sức điện.

       + E - cường độ điện trường

       + q - điện tích

Câu 6 :

Chọn phương án đúng?

Một điện tích q chuyển động trong điện trường (đều hay không đều) theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

  • A.

    A > 0 nếu q > 0

  • B.

    A > 0 nếu q < 0

  • C.

    A≠ 0 nếu điện trường không đều

  • D.

    A = 0

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có công của lực điện không phụ thuộc dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường

Theo đề bài, ta có: điện tích q chuyển động theo một đường cong kín

=> Công của lực điện trong chuyển động đó A = 0

Câu 7 :

Điện thế là:

  • A.

    Đại lượng đặc trưng cho thế năng về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.

  • B.

    Đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra lực điện khi đặt tại đó một điện tích q.

  • C.

    Đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.

  • D.

    Đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra động năng khi đặt tại đó một điện tích q.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Điện thế là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.

Câu 8 :

Biểu thức nào sau đây xác định thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường?

  • A.

    WM = AM = qVM

  • B.

    WM = AM = VM/q

  • C.

    WM = AM = VM

  • D.

    WM = AM = q/VM

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường: WM = AM = qVM

Câu 9 :

Hiệu điện thế giữa hai điểm:

  • A.

    Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia

  • B.

    Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên

  • C.

    Đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia

  • D.

    Đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiệu điện thế giữa hai điểm đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia

Câu 10 :

Đơn vị của hiệu điện thế?

  • A.

    Vôn trên mét

  • B.

    Vôn nhân mét

  • C.

    Niutơn

  • D.

    Vôn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của hiệu điện thế là Vôn

Câu 11 :

Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?

  • A.

    UMN = VM – VN.

  • B.

    UMN = E.d

  • C.

    AMN = q.UMN

  • D.

    E = UMN.d

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì  E = UMN /d

Câu 12 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.

  • B.

    Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường làm dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó.

  • C.

    Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường tác dụng lực mạnh hay yếu khi đặt điện tích thử tại hai điểm đó.

  • D.

    Điện trường tĩnh là một trường thế.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D -đúng

C - sai vì: Hiệu điện thế giữa hai điểm đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia

Câu 13 :

Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

  • A.

    A ≥ 0 nếu q > 0.

  • B.

    A > 0 nếu q < 0.

  • C.

    A = 0 trong mọi trường hợp.

  • D.

    A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có công của lực điện không phụ thuộc dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường

Do đó với một đường cong kín thì điểm đầu và điểm cuối trùng nhau

=> Công của lực điện trong chuyển động này bằng 0 trong mọi trường hợp

Câu 14 :

Biết hiệu điện thế UMN = 3V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?

  • A.

    VM = 3V

  • B.

    VN = 3V

  • C.

    VM - VN = 3V

  • D.

    VN - VM = 3V

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức tính hiệu điện thế: UMN = VM - VN

Lời giải chi tiết :

Ta có: UMN = VM - VN = 3V

Câu 15 :

Chọn câu đúng?

Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ

  • A.

    Chuyển động dọc theo một đường sức điện

  • B.

    Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.

  • C.

    Chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao

  • D.

    Đứng yên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao

Câu 16 :

Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó?

  • A.

    không đổi

  • B.

    Tăng gấp đôi

  • C.

    Giảm một nửa

  • D.

    Tăng gấp 4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có điện thế không phụ thuộc vào điện tích thử q

=> Khi độ lớn điện tích thử q tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó không thay đổi

Câu 17 :

Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ:

  • A.

    càng lớn nếu đoạn đường đi càng dài.

  • B.

    phụ thuộc vào dạng quỹ đạo.

  • C.

    phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N.

  • D.

    chỉ phụ thuộc vào vị tí M.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo, chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M và N.

Câu 18 :

Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng gấp đôi thì điện thế tại điểm đó

  • A.

    Không đổi.

  • B.

    Tăng gấp đôi.

  • C.

    Giảm một nửa.

  • D.

    Tăng gấp bốn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Điện thế tại một điểm không phụ thuộc vào điện tích thử.

Câu 19 :

Một điện tích điểm \(q = {10^{ - 7}}C\) di chuyển được đoạn đường 10 cm dọc theo một đường sức và ngược chiều đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Công của lực điện thực hiện trong quá trình di chuyển của điện tích \(q\) là:

  • A.
     \({10^{ - 4}}J\)
  • B.
     \({10^{ - 2}}J\)
  • C.
     \( - {10^{ - 2}}J\)
  • D.
     \( - {10^{ - 4}}J\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính công: \(A = q.E.d\)

Lời giải chi tiết :

Công của lực điện thực hiện trong quá trình di chuyển của điện tích q là

\(A = qEd = {10^{ - 7}}.10000.0,1 = {10^{ - 4}}\left( J \right)\)

Câu 20 :

Công của lực điện không phụ thuộc vào

  • A.
     hình dạng của đường đi.
  • B.
     vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
  • C.
     độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
  • D.
     cường độ của điện trường.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công của lực điện: A = qEd, trong đó:

q: điện tích

E: cường độ điện trường.

d: là hình chiếu của đường đi trong điện trường.

Lời giải chi tiết :

Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường.

Câu 21 :

Đơn vị của điện thế trong hệ SI là

  • A.
     N (niuton)
  • B.
     J (Jun)
  • C.
     V (vôn)
  • D.
     m (mét)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về đơn vị của các đại lượng.

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của điện thế trong hệ SI là Vôn (V)

Câu 22 :

Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích \(1\mu C\) dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là

  • A.
     1 J.
  • B.
     1 mJ.
  • C.
     1000 J.
  • D.
     \(1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \mu {\rm{J}}.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: \(A = qEd\)

Lời giải chi tiết :

Công của lực điện làm điện tích di chuyển là:

\(A = qEd = {1.10^{ - 6}}.1000.1 = {10^{ - 3}}{\mkern 1mu} \left( J \right) = 1{\mkern 1mu} \left( {mJ} \right)\)

Câu 23 :

Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó

  • A.
     không đổi.
  • B.
     tăng gấp đôi.
  • C.
     giảm một nửa
  • D.
     tăng gấp bốn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ta có điện thế không phụ thuộc vào điện tích thử q

Lời giải chi tiết :

Điện thế không phụ thuộc vào điện tích thử q

Khi độ lớn điện tích thử q tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó không thay đổi.

Câu 24 :

Mối liên hệ giữa hiệu điện thế \({U_{MN}}\) và hiệu điện thế \({U_{NM}}\)

  • A.
     \({U_{MN}} = {U_{NM}}\)
  • B.
     \({U_{MN}} = {\rm{ \;}} - {U_{NM}}\)
  • C.
     \({U_{MN}} = \frac{1}{{{U_{NM}}}}\)
  • D.
     \({U_{MN}} = {\rm{ \;}} - \frac{1}{{{U_{NM}}}}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: \({U_{AB}} = {V_A} - {V_B}\)

Lời giải chi tiết :

Hiệu điện thế \({U_{MN}} = {V_M} - {V_N}\) (1)

Hiệu điện thế \({U_{NM}} = {V_N} - {V_M}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \({U_{MN}} = {\rm{ \;}} - {U_{NM}}\)

Câu 25 :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

  • A.
     Khả năng tích điện cho hai cực của nó.
  • B.
     Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
  • C.
     Khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.
  • D.
     Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa suất điện động của nguồn điện

Lời giải chi tiết :

Suất điện động E của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện dịch chuyển một điện tích q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó.

Câu 26 :

Thế năng của một proton \(\left( {{\rm{q}} = 1,{{6.10}^{ - 19}}{\rm{C}}} \right)\) tại điểm N trong điện trường của một điện tích điểm là \( - {64.10^{ - 20}}J\). Điện thế tại điểm N là

  • A.
     64V
  • B.
     -6,4V
  • C.
     4V
  • D.
     -4V

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính điện thế: \({V_N} = \frac{{{{\rm{W}}_N}}}{q}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, điện thế tại điểm N trong điện trường của điện tích điểm là:

\({V_N} = \frac{{{{\rm{W}}_N}}}{q} = \frac{{{{64.10}^{ - 20}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 4\left( V \right)\)

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập công của lực điện - Hiệu điện thế - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập công của lực điện - Hiệu điện thế Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6. Tụ điện - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Tụ điện Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập về tụ điện - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập về tụ điện Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập chuyển động của điện tích trong điện trường - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập chuyển động của điện tích trong điện trường Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 1 Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3. Bài tập điện trường - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Bài tập điện trường Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3. Điện trường - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Điện trường Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập định luật Culông (phần 2) - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập định luật Culông (phần 2) Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập định luật Culông (phần 1) - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập định luật Culông (phần 1) Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Điện tích - Định luật Culông - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Điện tích - Định luật Culông Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết