Trắc nghiệm Ôn tập chương 7 - Vật Lí 11
Đề bài
Một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 60, chiết suất n = 1,5. Chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên lăng kính dưới góc tới nhỏ. Góc lệch của tia ló qua lăng kính là :
-
A.
60.
-
B.
30.
-
C.
40.
-
D.
80.
Với i1 , i2 , A lần lượt là góc tới, góc ló và góc chiết quang của lăng kính. Công thức xác định góc lệch D của tia sáng qua lăng kính ?
-
A.
D = i1 + i2 – A.
-
B.
D = i1 – i2 + A
-
C.
D = i1 – i2 – A
-
D.
D = i1 + i2 + A.
Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?
-
A.
Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
-
B.
Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
-
C.
Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-
D.
Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-
B.
Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
-
C.
Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật.
-
D.
Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật.
Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ :
-
A.
luôn nhỏ hơn vật.
-
B.
luôn lớn hơn vật.
-
C.
luôn cùng chiều với vật.
-
D.
có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ
-
A.
luôn nhỏ hơn vật.
-
B.
luôn lớn hơn vật.
-
C.
luôn ngược chiều với vật.
-
D.
có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.
Nhận xét nào sau đây là đúng?
-
A.
Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
-
B.
Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
-
C.
Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
-
D.
Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là không đúng?
-
A.
Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
-
B.
Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
-
C.
Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
-
D.
Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là không đúng?
-
A.
Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
-
B.
Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
-
C.
Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
-
D.
Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính nhỏ hơn khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh:
-
A.
ảo, nhỏ hơn vật.
-
B.
ảo, lớn hơn vật.
-
C.
thật, nhỏ hơn vật.
-
D.
thật, lớn hơn vật.
Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính phân kì, qua thấu kính cho ảnh :
-
A.
cùng chiều, nhỏ hơn vật
-
B.
cùng chiều, lớn hơn vật
-
C.
ngược chiều, nhỏ hơn vật
-
D.
ngược chiều, lớn hơn vật
Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính 20cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là :
-
A.
20cm.
-
B.
10cm.
-
C.
30cm.
-
D.
40cm.
Thấu kính có độ tụ D = 5 dp, đó là :
-
A.
thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 0,2cm
-
B.
thấu kính phân kì có tiêu cự là f = - 20cm.
-
C.
thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 20cm.
-
D.
thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 0,2 cm.
Chiếu tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính có góc chiết quang 600. Tia ló qua mặt bên thứ hai có góc ló là 500 và góc lệch so với tia tới là 200 thì góc tới là bao nhiêu ?
-
A.
300
-
B.
200
-
C.
500
-
D.
600
Đặt vật AB = 2 (cm) thẳng góc trục chính thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 12 (cm), cách thấu kính một khoảng d = 12 (cm) thì ta thu được :
-
A.
ảnh thật A’B’, cao 2cm.
-
B.
ảnh ảo A’B’, cao 2cm.
-
C.
ảnh ảo A’B’, cao 1 cm.
-
D.
ảnh thật A’B’, cao 1 cm.
Vật sáng AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính phân kì, cách thấu kính 20cm, tiêu cự thấu kính là f = -20cm. Ảnh A’B’ của vật tạo bởi thấu kính là ảnh ảo cách thấu kính :
-
A.
20cm.
-
B.
10cm.
-
C.
30cm.
-
D.
40cm.
Vật AB đặt thẳng góc trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 40cm. Tiêu cự thấu kính là 20cm. qua thấu kính cho ảnh A’B’ là ảnh :
-
A.
thật, cách thấu kính 40cm.
-
B.
thật, cách thấu kính 20cm.
-
C.
ảo, cách thấu kính 40cm.
-
D.
ảo, cách thấu kính 20cm.
Vật AB = 2cm đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10cm, tiêu cự thấu kính là 20cm. qua thấu kính cho ảnh A’B’ là ảnh :
-
A.
ảo, cao 2cm.
-
B.
ảo, cao 4cm.
-
C.
thật, cao 2cm.
-
D.
thật, cao 4cm.
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (dp) và cách thấu kính một khoảng 30 (cm). ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:
-
A.
ảnh thật, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
-
B.
ảnh ảo, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
-
C.
ảnh thật, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
-
D.
ảnh ảo, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
Vật AB = 2 (cm) nằm trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm cho ảnh A’B’ cao 8cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là:
-
A.
8 (cm).
-
B.
16 (cm).
-
C.
64 (cm).
-
D.
72 (cm).
Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 (cm) cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là:
-
A.
4 (cm).
-
B.
6 (cm).
-
C.
12 (cm).
-
D.
18 (cm).
Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?
-
A.
Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
-
B.
Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-
C.
Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
-
D.
Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
Một thấu kính phân kì có tiêu cự f = -10cm. Độ tụ của thấu kính là
-
A.
0,1dp
-
B.
-10dp
-
C.
10dp
-
D.
-0,1dp
Công thức nào sai khi tính số phóng đại k của thấu kính
-
A.
\(k = \dfrac{{d' - f}}{f}\)
-
B.
\(k = \dfrac{f}{{f - d}}\)
-
C.
\(k = - \dfrac{{d'}}{d}\)
-
D.
\(k = \dfrac{{f - d'}}{f}\)
Một vật thật đặt trước một thấu kính \(40cm\) cho một ảnh trước thấu kính \(20cm\). Đây là
-
A.
Thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm.
-
B.
Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm.
-
C.
Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 20cm.
-
D.
Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40cm.
Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất n=\(\sqrt 2 \)
và góc chiết quang A = 300. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là:
-
A.
D = 50.
-
B.
D = 130.
-
C.
D = 150.
-
D.
D = 220
Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Góc tới có giá trị bằng
-
A.
i = 510
-
B.
i = 300
-
C.
i = 210
-
D.
i = 180
Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Chiết suất của lăng kính là:
-
A.
n = 1,55.
-
B.
n = 1,50.
-
C.
n = 1,41.
-
D.
n = 1,33.
Chọn câu đúng: Kính lúp là:
-
A.
Một quang cụ có tác dụng làm giảm góc trông vật.
-
B.
Một quang cụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ.
-
C.
Một dụng cụ tạo ra ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
-
D.
Một thấu kính hội tụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ.
Trong trường hợp ngắm chừng nào thì độ bội giác của kính lúp có giá trị bằng độ phóng đại ảnh?
-
A.
Ở điểm cực cận
-
B.
Ở điểm cực viễn
-
C.
Ở vô cực
-
D.
Không có trường hợp nào
Khi ngắm chừng ở vô cực thì độ bội giác của kính lúp có gía trị:
-
A.
\(G = \dfrac{D}{d}\)
-
B.
\(G = \dfrac{D}{f}\)
-
C.
\(G = \dfrac{f}{D}\)
-
D.
\(G = \left| K \right|\)
Chọn câu đúng về đặc điểm của vật kính và thị kính của kính hiển vi:
-
A.
Vật kính là một TKPK có tiêu cự rất ngắn và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.
-
B.
Vật kính là một TKHT có tiêu cự rất ngắn và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.
-
C.
Vật kính là một TKHT có tiêu cự dài và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.
-
D.
Vật kính là một TKPK có tiêu cự dài và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.
Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác của kính hiển vi:
-
A.
Tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và thị kính.
-
B.
Tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính.
-
C.
Tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính.
-
D.
Tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính.
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f= 10cm\), cho ảnh \({A'}{B'}\). Khi dịch chuyển vật một khoảng 5cm lại gần thấu kính thì thấy ảnh dịch chuyển một khoảng là 10cm. Vị trí của vật trước khi dịch chuyển là:
-
A.
5cm.
-
B.
15cm.
-
C.
20cm.
-
D.
A hoặc C.
Hai đèn nhỏ S\(_1\)và S\(_2\)nằm trên trục chính và ở hai bên của một thấu kính hội tụ có độ tụ là D =10 điốp. Khoảng cách từ S\(_1\)đến thấu kính bằng 6cm. Tính khoảng cách giữa S\(_1\)và S\(_2\)để ảnh của chúng qua thấu kính trùng nhau?
-
A.
24cm
-
B.
30cm
-
C.
32cm
-
D.
36cm
Cho hệ gồm một thấu kính hội tụ tiêu cụ 60 cm và một gương phẳng đặt đồng trục có mặt phản xạ quay về phía thấu kính, cách thấu kính một khoảng là a. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính, trước thấu kính và cách thấu kính 80cm. Để ảnh cuối cùng cho bởi hệ cách thấu kính 40 cm thì a phải có giá trị là:
-
A.
60cm
-
B.
140cm
-
C.
40cm
-
D.
100cm
Lời giải và đáp án
Một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 60, chiết suất n = 1,5. Chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên lăng kính dưới góc tới nhỏ. Góc lệch của tia ló qua lăng kính là :
-
A.
60.
-
B.
30.
-
C.
40.
-
D.
80.
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính góc lệch khi góc chiết quang A nhỏ: D = (n-1).A
Ta có: D = (n-1).A với góc chiết quang A nhỏ
Thay số: D = (1,5 -1).6 = \({3^0}\)
Với i1 , i2 , A lần lượt là góc tới, góc ló và góc chiết quang của lăng kính. Công thức xác định góc lệch D của tia sáng qua lăng kính ?
-
A.
D = i1 + i2 – A.
-
B.
D = i1 – i2 + A
-
C.
D = i1 – i2 – A
-
D.
D = i1 + i2 + A.
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính góc lệch D: \(D = {i_1} + {i_2} - ({r_1} + {r_2}) = {i_1} + {i_2} - A\)
A- đúng vì \(D = {i_1} + {i_2} - ({r_1} + {r_2}) = {i_1} + {i_2} - A\)
Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?
-
A.
Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
-
B.
Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
-
C.
Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-
D.
Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
Đáp án : C
Sử dụng tính chất ảnh của vật thật qua thấu kính phân kì: vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
A,B,D – sai
C- đúng vì qua thấu kính phân kì: vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-
B.
Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
-
C.
Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật.
-
D.
Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật.
Đáp án : A
Sử dụng tính chất ảnh của vật thật qua thấu kính phân kì: vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
A- đúng vì vật thật qua thấu kính phân kì: vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ :
-
A.
luôn nhỏ hơn vật.
-
B.
luôn lớn hơn vật.
-
C.
luôn cùng chiều với vật.
-
D.
có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Đáp án : D
Sử dụng tính chất ảnh của vật qua thấu kính hội tụ: ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ có thể lớn hơn vật hoặc nhỏ hơn vật tùy vào vị trí đặt vật
D- đúng
Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ
-
A.
luôn nhỏ hơn vật.
-
B.
luôn lớn hơn vật.
-
C.
luôn ngược chiều với vật.
-
D.
có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.
Đáp án : A
Sử dụng tính chất ảnh của vật thật qua thấu kính phân kì: vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
A- đúng
Nhận xét nào sau đây là đúng?
-
A.
Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
-
B.
Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
-
C.
Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
-
D.
Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
Đáp án : D
Sử dụng tính chất ảnh của vật thật qua thấu kính phân kì: vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D- đúng vì với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là không đúng?
-
A.
Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
-
B.
Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
-
C.
Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
-
D.
Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Đáp án : C
Sử dụng lí thuyết về đường truyền của các tia sáng qua thấu kính phân kì:
- Tia tới qua quang tâm O cho tia ló tiếp tục truyền thẳng
- Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F’
- Tia tới hướng tới tiêu điểm F’ cho tia ló song song với trục chính
A- đúng vì chùm sáng tới thấu kính phân kì hội tụ tại F’ cho chùm tia ló song song với trục chính
B- đúng vì chùm sáng tới thấu kính phân kì (song song) cho chùm tia ló phân kì (có đường kéo dài hội tụ tại F’)
C- sai vì thấu kính phân kì không thể tạo chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song
D- đúng vì các tia sáng đi qua quan tâm O đều chuyển thẳng => tia tới và tia ló đều hội tụ ở O
Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là không đúng?
-
A.
Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
-
B.
Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
-
C.
Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
-
D.
Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Đáp án : A
Vận dụng đường đi của tia sáng qua thấu kính hội tụ
A - sai
B – đúng: Trường hợp vật thật (chùm phân kì) ảnh ảo (chùm phân kì)
C – đúng: Vật ở vô cùng, ảnh ở tiêu điểm
D – đúng: Vật ảo (chùm hội tụ) ảnh thật (chùm hội tụ)
Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính nhỏ hơn khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh:
-
A.
ảo, nhỏ hơn vật.
-
B.
ảo, lớn hơn vật.
-
C.
thật, nhỏ hơn vật.
-
D.
thật, lớn hơn vật.
Đáp án : B
Sử dụng tính chất ảnh của vật thật qua thấu kính hội tụ (vẽ đường truyền tia sáng)
Tính chất ảnh của vật thật qua thấu kính hội tụ phụ thuộc vào khoảng cách từ vật tới thấu kính:
+ d < f: ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
+ d = f: ảnh ở xa vô cực
+ f < d < 2f: ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật
+ d > 2f: ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính phân kì, qua thấu kính cho ảnh :
-
A.
cùng chiều, nhỏ hơn vật
-
B.
cùng chiều, lớn hơn vật
-
C.
ngược chiều, nhỏ hơn vật
-
D.
ngược chiều, lớn hơn vật
Đáp án : A
Sử dụng tính chất ảnh của vật thật qua thấu kính phân kì
Ảnh của vật thật tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều và bé hơn vật
Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính 20cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là :
-
A.
20cm.
-
B.
10cm.
-
C.
30cm.
-
D.
40cm.
Đáp án : A
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)
Thay số: \(\dfrac{1}{{10}} = \dfrac{1}{{20}} + \dfrac{1}{{d'}} \to d' = 20(cm)\)
Thấu kính có độ tụ D = 5 dp, đó là :
-
A.
thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 0,2cm
-
B.
thấu kính phân kì có tiêu cự là f = - 20cm.
-
C.
thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 20cm.
-
D.
thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 0,2 cm.
Đáp án : C
Sử dụng công thức tính độ tụ: \(D = \dfrac{1}{f}\)
Sử dụng công thức tính độ tụ: \(D = \dfrac{1}{f}\)
Thay số: \(5 = \dfrac{1}{f} \to f = \dfrac{1}{5} = 0,2(m) = 20(cm)\)
Chiếu tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính có góc chiết quang 600. Tia ló qua mặt bên thứ hai có góc ló là 500 và góc lệch so với tia tới là 200 thì góc tới là bao nhiêu ?
-
A.
300
-
B.
200
-
C.
500
-
D.
600
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính: \(D = {i_1} + {i_2} - A\)
Ta có: \(D = {i_1} + {i_2} - A \to {i_1} = D + A - {i_2} = {20^0} + {60^0} - {50^0} = {30^0}\)
Đặt vật AB = 2 (cm) thẳng góc trục chính thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 12 (cm), cách thấu kính một khoảng d = 12 (cm) thì ta thu được :
-
A.
ảnh thật A’B’, cao 2cm.
-
B.
ảnh ảo A’B’, cao 2cm.
-
C.
ảnh ảo A’B’, cao 1 cm.
-
D.
ảnh thật A’B’, cao 1 cm.
Đáp án : C
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\) và công thức tính độ phóng đại ảnh qua thấu kính: \(k = - \dfrac{{d'}}{d}\)
AB = 2 cm; d = 12 cm; f = -12 cm
Ta có: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} \to \dfrac{1}{{ - 12}} = \dfrac{1}{{12}} + \dfrac{1}{{d'}} \to d' = - 6cm\)<0 \( \to \) ảnh ảo
Độ phóng đại ảnh: \(k = - \dfrac{{d'}}{d} = - \dfrac{{ - 6}}{{12}} = \dfrac{1}{2} = \dfrac{{A'B'}}{{AB}} \to A'B' = \dfrac{{AB}}{2} = 1cm\)
Vật sáng AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính phân kì, cách thấu kính 20cm, tiêu cự thấu kính là f = -20cm. Ảnh A’B’ của vật tạo bởi thấu kính là ảnh ảo cách thấu kính :
-
A.
20cm.
-
B.
10cm.
-
C.
30cm.
-
D.
40cm.
Đáp án : B
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)
Ta có: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} \to \dfrac{1}{{ - 20}} = \dfrac{1}{{20}} + \dfrac{1}{{d'}} \to d' = - 10cm\)
Vật AB đặt thẳng góc trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 40cm. Tiêu cự thấu kính là 20cm. qua thấu kính cho ảnh A’B’ là ảnh :
-
A.
thật, cách thấu kính 40cm.
-
B.
thật, cách thấu kính 20cm.
-
C.
ảo, cách thấu kính 40cm.
-
D.
ảo, cách thấu kính 20cm.
Đáp án : A
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)
Ta có: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} \to \dfrac{1}{{20}} = \dfrac{1}{{40}} + \dfrac{1}{{d'}} \to d' = 40cm\)> 0 \( \to \)ảnh thật, cách thấu kính 40 cm
Vật AB = 2cm đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10cm, tiêu cự thấu kính là 20cm. qua thấu kính cho ảnh A’B’ là ảnh :
-
A.
ảo, cao 2cm.
-
B.
ảo, cao 4cm.
-
C.
thật, cao 2cm.
-
D.
thật, cao 4cm.
Đáp án : B
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)và công thức tính độ phóng đại ảnh qua thấu kính: \(k = - \dfrac{{d'}}{d}\)
AB = 2 cm; d = 10 cm; f = 20 cm
Ta có: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)
\(\to \dfrac{1}{{20}} = \dfrac{1}{{10}} + \dfrac{1}{{d'}} \to d' = - 20cm\)< 0
\( \to \) ảnh ảo
Độ phóng đại ảnh: \(k = - \dfrac{{d'}}{d} = - \dfrac{{ - 20}}{{10}} = 2 = \dfrac{{A'B'}}{{AB}} \to A'B' = 2AB = 4cm\)
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (dp) và cách thấu kính một khoảng 30 (cm). ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:
-
A.
ảnh thật, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
-
B.
ảnh ảo, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
-
C.
ảnh thật, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
-
D.
ảnh ảo, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
Đáp án : A
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)và công thức tính độ tụ: \(D = \dfrac{1}{f}\)
D = + 5 dp; d = 30 cm
Ta có: \(D = \dfrac{1}{f} \to f = \dfrac{1}{D} = \dfrac{1}{5} = 0,2m = 20cm\)
\(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} \to \dfrac{1}{{20}} = \dfrac{1}{{30}} + \dfrac{1}{{d'}} \to d' = 60cm\)> 0\( \to \)ảnh thật, cách thấu kính 60 cm
Vật AB = 2 (cm) nằm trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm cho ảnh A’B’ cao 8cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là:
-
A.
8 (cm).
-
B.
16 (cm).
-
C.
64 (cm).
-
D.
72 (cm).
Đáp án : C
Sử dụng công thức tính độ phóng đại ảnh qua thấu kính: \(k = - \dfrac{{d'}}{d}\)
AB = 2 cm; A’B’ = 8 cm; d = 16 cm
Ta có: \(k = - \dfrac{{d'}}{d} = \dfrac{{A'B'}}{{AB}} = \dfrac{8}{2} = 4 \to d' = - 4d = - 4.16 = - 64cm\)< 0 \( \to \)ảnh ảo, cách thấu kính 64 cm
Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 (cm) cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là:
-
A.
4 (cm).
-
B.
6 (cm).
-
C.
12 (cm).
-
D.
18 (cm).
Đáp án : D
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)và công thức tính độ phóng đại ảnh qua thấu kính: \(k = - \dfrac{{d'}}{d}\)
Thấu kính cho ảnh thật cao gấp 5 lần vật \( \to k = - 5 = - \dfrac{{d'}}{d} \to d' = 5d\)
Lại có: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} \to \dfrac{1}{{15}} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{5d}} \to \dfrac{1}{{15}} = \dfrac{6}{{5d}} \to d = 18cm\)
Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?
-
A.
Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
-
B.
Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-
C.
Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
-
D.
Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
Đáp án : B
Sử dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi vật thật qua thấu kính phân kì
B- đúng vì vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
Một thấu kính phân kì có tiêu cự f = -10cm. Độ tụ của thấu kính là
-
A.
0,1dp
-
B.
-10dp
-
C.
10dp
-
D.
-0,1dp
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính độ tụ: \(D = \dfrac{1}{f}\)
Ta có: f = - 10 cm = -0,1 m
\(D = \dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{{ - 0,1}} = - 10(dp)\)
Công thức nào sai khi tính số phóng đại k của thấu kính
-
A.
\(k = \dfrac{{d' - f}}{f}\)
-
B.
\(k = \dfrac{f}{{f - d}}\)
-
C.
\(k = - \dfrac{{d'}}{d}\)
-
D.
\(k = \dfrac{{f - d'}}{f}\)
Đáp án : A
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)và công thức tính độ phóng đại ảnh qua thấu kính: \(k = - \dfrac{{d'}}{d}\)
Ta có:\(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} \to d = \dfrac{{fd'}}{{d' - f}};d' = \dfrac{{fd}}{{d - f}}\)
Lại có: \(k = - \dfrac{{d'}}{d} \to k = \dfrac{f}{{f - d}};k = \dfrac{{f - d'}}{f}\)
\( \to \)A sai, B,C,D- đúng
Một vật thật đặt trước một thấu kính \(40cm\) cho một ảnh trước thấu kính \(20cm\). Đây là
-
A.
Thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm.
-
B.
Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm.
-
C.
Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 20cm.
-
D.
Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40cm.
Đáp án : D
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)và đặc điểm của ảnh qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì
Ta có vật thật đặt trước thấu kính cho ảnh trước thấu kính và gần thấu kính hơn vật \( \to \)thấu kính được sử dụng là thấu kính phân kì, ảnh thu được là ảnh ảo \( \to d' = - 20cm\)
\(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{{40}} + \dfrac{1}{{ - 20}} = \dfrac{{ - 1}}{{40}} \to f = - 40cm\)
Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất n=\(\sqrt 2 \)
và góc chiết quang A = 300. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là:
-
A.
D = 50.
-
B.
D = 130.
-
C.
D = 150.
-
D.
D = 220
Đáp án : C
Sử dụng định luật khúc xạ ánh sáng \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
Tia sáng chiếu tới AB vuông góc tại H nên truyền thẳng tới AC tại K
Xét tam giác AHK vuông tại H có \(\widehat {\rm{A}}{\rm{ = 3}}{{\rm{0}}^{\rm{0}}} \to \widehat {{\rm{AKH}}} = 6{{\rm{0}}^{\rm{0}}} \to i = 3{{\rm{0}}^{\rm{0}}}\)(1)
Ta có, tại mặt bên AC: \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{1}{n} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \to {i_{gh}} = {45^0}\)(2)
Từ (1) và (2): \(i < \sin {i_{gh}} \to \)tia sáng truyền tại mặt bên AC tại K bị khúc xạ ra ngoài không khí với góc lệch D như hình vẽ: D = r – i (3)
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng tại mặt AC ta có: \(n.\sin i = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to \sqrt 2 \sin 30 = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2} \to r = {45^0}\)
Thay vào (3) \( \to D = {15^0}\)
Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Góc tới có giá trị bằng
-
A.
i = 510
-
B.
i = 300
-
C.
i = 210
-
D.
i = 180
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính góc lệch cực tiểu: \({D_{\min }} = 2i - A\)
Ta có: \({D_{\min }} = 2i - A \to i = ({D_{\min }} + A)/2 = {51^0}\)
Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Chiết suất của lăng kính là:
-
A.
n = 1,55.
-
B.
n = 1,50.
-
C.
n = 1,41.
-
D.
n = 1,33.
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính chiết suất của lăng kính thông qua góc lệch cực tiểu: \(n = \dfrac{{\sin (\dfrac{{{D_{\min }} + A}}{2})}}{{\sin \dfrac{A}{2}}}\)
Ta có: \(n = \dfrac{{\sin (\dfrac{{{D_{\min }} + A}}{2})}}{{\sin \dfrac{A}{2}}} = \dfrac{{\sin (\dfrac{{42 + 60}}{2})}}{{\sin \dfrac{{60}}{2}}} = \dfrac{{\sin 51}}{{\sin 30}}≈1,55\)
Chọn câu đúng: Kính lúp là:
-
A.
Một quang cụ có tác dụng làm giảm góc trông vật.
-
B.
Một quang cụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ.
-
C.
Một dụng cụ tạo ra ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
-
D.
Một thấu kính hội tụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ.
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết về kính lúp
A – sai vì: Kính lúp là quang cụ có tác dụng làm tăng góc trông vật
B – sai vì: Kính lúp là quang cụ bổ trở cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ chứ không phải vật rất nhỏ (Vật rất nhỏ - ta dùng kính hiển vi)
C – đúng
D – sai vì: Kính lúp là thấu kính hội tụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ
Trong trường hợp ngắm chừng nào thì độ bội giác của kính lúp có giá trị bằng độ phóng đại ảnh?
-
A.
Ở điểm cực cận
-
B.
Ở điểm cực viễn
-
C.
Ở vô cực
-
D.
Không có trường hợp nào
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính độ bội giác của kính lúp: \({\rm{G = k}}{\rm{.}}\dfrac{D}{{\left| {d'} \right| + \ell }}\)
Ta có: công thức tính độ bội giác của kính lúp: \({\rm{G = k}}{\rm{.}}\dfrac{D}{{\left| {d'} \right| + \ell }}\)
Trong đó: \(D = O{C_c}\); \(\ell \): khoảng cách từ mắt đến kính; d’: khoảng cách từ ảnh đến kính; \(k = \dfrac{{A'B'}}{{AB}}\): độ phóng đại ảnh cho bởi kính lúp
Khi ngắm chừng ở điểm cực cận: \(\left| {d'} \right| + \ell = D \to G = k\)
Khi ngắm chừng ở vô cực thì độ bội giác của kính lúp có gía trị:
-
A.
\(G = \dfrac{D}{d}\)
-
B.
\(G = \dfrac{D}{f}\)
-
C.
\(G = \dfrac{f}{D}\)
-
D.
\(G = \left| K \right|\)
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: \(G = \dfrac{D}{f}\)
Ta có công thức tính độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: \(G = \dfrac{D}{f}\)
B- đúng
Chọn câu đúng về đặc điểm của vật kính và thị kính của kính hiển vi:
-
A.
Vật kính là một TKPK có tiêu cự rất ngắn và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.
-
B.
Vật kính là một TKHT có tiêu cự rất ngắn và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.
-
C.
Vật kính là một TKHT có tiêu cự dài và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.
-
D.
Vật kính là một TKPK có tiêu cự dài và thị kính là một TKHT có tiêu cự ngắn.
Đáp án : B
Sử dụng lí thuyết về cấu tạo của kính hiển vi
B- đúng vì kính hiển vi gồm một vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn cỡ milimet và một thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn ( đóng vai trò kính lúp)
Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác của kính hiển vi:
-
A.
Tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và thị kính.
-
B.
Tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính.
-
C.
Tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính.
-
D.
Tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính.
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = \left| {{k_1}} \right|.{G_2} = \dfrac{{\delta D}}{{{f_1}{f_2}}}\)
A- đúng vì
Ta có công thức tính độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = \left| {{k_1}} \right|.{G_2} = \dfrac{{\delta D}}{{{f_1}{f_2}}} \to \)khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác của kính hiển vi tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và thị kính
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f= 10cm\), cho ảnh \({A'}{B'}\). Khi dịch chuyển vật một khoảng 5cm lại gần thấu kính thì thấy ảnh dịch chuyển một khoảng là 10cm. Vị trí của vật trước khi dịch chuyển là:
-
A.
5cm.
-
B.
15cm.
-
C.
20cm.
-
D.
A hoặc C.
Đáp án : C
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)
Gọi khoảng cách của vật tới thấu kính trước khi dịch chuyển là d, khoảng cách ảnh tới thấu kính là d’ ta có: \(\dfrac{1}{{{d_1}}} + \dfrac{1}{{{d_1}'}} = \dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{{10}}\)(1)
Với thấu kính hội tụ khi dịch chuyển vật một khoảng 5 cm lại gần thấu kính thì ảnh sẽ dịch chuyển xa thấu kính hơn, theo đề bài ảnh dịch chuyển một khoảng là 10 cm nên ta có: \(\dfrac{1}{{{d_2}}} + \dfrac{1}{{{d_2}'}} = \dfrac{1}{f}\)
\(\to \dfrac{1}{{{d_1} - 5}} + \dfrac{1}{{{d_1}' + 10}} = \dfrac{1}{{10}}\)(2)
Từ (1) và (2) \( \to {d_1} = 20cm;{d_1}' = 20cm\)
Hai đèn nhỏ S\(_1\)và S\(_2\)nằm trên trục chính và ở hai bên của một thấu kính hội tụ có độ tụ là D =10 điốp. Khoảng cách từ S\(_1\)đến thấu kính bằng 6cm. Tính khoảng cách giữa S\(_1\)và S\(_2\)để ảnh của chúng qua thấu kính trùng nhau?
-
A.
24cm
-
B.
30cm
-
C.
32cm
-
D.
36cm
Đáp án : D
Sử dụng công thức thấu kính \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)và công thức tính độ tụ của thấu kính \(D = \dfrac{1}{f}\)
Ta có: \(D = \dfrac{1}{f} \to f = \dfrac{1}{D} = \dfrac{1}{{10}} = 0,1(m) = 10(cm)\)
\(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{{{d_1}}} + \dfrac{1}{{{d_1}'}} \to \dfrac{1}{{10}} = \dfrac{1}{6} + \dfrac{1}{{{d_1}'}} \to {d_1}' = - 15'(cm)\)< 0, ảnh của S\(_1\)là ảnh ảo nằm trước thấu kính
Ảnh của S\(_2\)qua thấu kính trùng với ảnh của S\(_1\)nên S\(_2\)tạo ảnh thật \( \to {d_2}' = 15cm\)
\(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{{{d_2}}} + \dfrac{1}{{{d_2}'}} \to \dfrac{1}{{10}} = \dfrac{1}{{{d_2}}} + \dfrac{1}{{15}} \to {d_2} = 30(cm)\)
\( \to \)khoảng cách giữa S\(_1\)và S\(_2\)là: 6 + 30 = 36 cm
Cho hệ gồm một thấu kính hội tụ tiêu cụ 60 cm và một gương phẳng đặt đồng trục có mặt phản xạ quay về phía thấu kính, cách thấu kính một khoảng là a. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính, trước thấu kính và cách thấu kính 80cm. Để ảnh cuối cùng cho bởi hệ cách thấu kính 40 cm thì a phải có giá trị là:
-
A.
60cm
-
B.
140cm
-
C.
40cm
-
D.
100cm
Đáp án : B
Sử dụng công thức thấu kính \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)và công thức phản xạ qua gương phẳng \(d' = d\)
Ta có: \({d_1} = 80cm;f = 60cm;{d_2} = {d_2}' = a - 40cm\)
Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{{{d_1}}} + \dfrac{1}{{{d_1}'}} \to \dfrac{1}{{60}} = \dfrac{1}{{80}} + \dfrac{1}{{{d_1}'}} \to {d_1}' = 240cm\)
Sử dụng công thức phản xạ qua gương phẳng: \({d_2}' = {d_2} = a - 40cm\)
Hình vẽ \( \to {d_1}' = 240cm = a + (a - 40) \to a = (240 + 40):2 = 140cm\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 34. Kính thiên văn Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 33. Kính hiển vi Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 32. Kính lúp Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các dạng bài tập về mắt Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Mắt Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Các dạng bài tập thấu kính Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập thấu kính (phần 2) Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tông hợp bài tập thấu kính (phần 1) Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Lăng kính - Bài tập lăng kính Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết