Trắc nghiệm Bài 14. Dòng điện trong chất điện phân - Vật Lí 11
Đề bài
Hạt mang tải điện trong chất điện phân là:
-
A.
ion dương và ion âm.
-
B.
electron và ion dương.
-
C.
electron.
-
D.
electron, ion dương và ion âm.
Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
-
A.
dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường
-
B.
dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường
-
C.
dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường
-
D.
dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau
Trong các dung dịch điện phân , các ion mang điện tích âm là
-
A.
gốc axit và ion kim loại
-
B.
gốc axit và gốc bazơ
-
C.
ion kim loại và bazơ
-
D.
chỉ có gốc bazơ
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch axít mà anốt làm bằng chì.
-
B.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch bazơ mà anốt làm bằng chì.
-
C.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chất khác kim loại ấy.
-
D.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chính kim loại ấy.
Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
-
A.
cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy
-
B.
cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học
-
C.
cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch
-
D.
cực dương của bình điện phân bị bay hơi
Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
-
A.
Điều chế Clo
-
B.
Mạ điện
-
C.
Sơn tĩnh điện
-
D.
Luyện nhôm
Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fa-ra-đây?
-
A.
\(m = F\frac{A}{n}It\)
-
B.
m = D.V
-
C.
\(I = \frac{{m.F.n}}{{t.A}}\)
-
D.
\(t = \frac{{m.n}}{{A.I.F}}\)
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Khi hoà tan axit, bazơ hặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các iôn.
-
B.
Số cặp iôn được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.
-
C.
Bất kỳ bình điện phân nào cũng có suất phản điện.
-
D.
Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ôm
Phát biểu nào sau đây không đúng khi khi nói về cách mạ một huy chương bạc:
-
A.
Dùng muối AgNO3
-
B.
Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt
-
C.
Dùng anốt bằng bạc
-
D.
Dùng huy chương làm catốt
Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực.
-
A.
không đổi
-
B.
tăng 2 lần
-
C.
tăng 4 lần
-
D.
giảm 4 lần
Khi điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là
-
A.
6,7 A
-
B.
3,35 A
-
C.
24124 A
-
D.
108 A
Điện phân cực dương tan một dung dịch trong 20 phút thì khối lượng cực âm tăng thêm 4 gam. Nếu điện phân trong một giờ với cùng cường độ dòng điện như trước thì khối lượng cực âm tăng thêm là
-
A.
24 gam
-
B.
12 gam
-
C.
6 gam
-
D.
48 gam
Hai bình điện phân: (FeCl3/Fe và CuSO4/Cu) mắc nối tiếp. Sau một khoảng thời gian, bình thứ nhất giải phóng một lượng sắt là 1,4 g. Lượng đồng giải phóng ở bình thứ hai trong cùng khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Biết nguyên tử lượng của đồng và sắt là 64 và 56, hóa trị của đồng và sắt là 2 và 3.
-
A.
0,82g
-
B.
1,07g
-
C.
1,84g
-
D.
2,4g
Một bộ nguồn điện gồm $30$ pin mắc thành $3$ nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có $10$ pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động $0,9V$ và điện trở trong \(0,6\Omega\). Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở \(205\Omega\) được mắc vào hai cực của bộ nguồn nói trên. Anốt của bình điện phân bằng đồng. Khối lượng đồng bám vào catốt của bình trong thời gian $50$ phút là? Biết đồng có $A = 64, n = 2$
-
A.
0,0131g
-
B.
1,31g
-
C.
0,0113g
-
D.
0,0311g
Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng $200cm^2$, người ta dùng tấm sắt làm catốt của một bình điện phân đựng dung dịch $CuSO_4$ và anốt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ $I = 10A$ chạy qua trong thời gian $2$ giờ $40$ phút $50$ giây. Bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt là bao nhiêu? Biết đồng có $A = 64$, $n = 2$ và có khối lượng riêng $ρ = 8,9.10^3 kg/m^3$
-
A.
$0,0118cm$
-
B.
$0,106cm$
-
C.
$0,018cm$
-
D.
$0,016cm$
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân và điện lượng tải qua bình
Đương lượng điện hóa của chất điện phân trong bình này là:
-
A.
1,18.10-6 kg/C
-
B.
1,118.10-6 kg/C
-
C.
2,36.10-7 kg/C
-
D.
3,262.10-6 kg/C
Bình điện phân có anốt làm bằng kim loại của chất điện phân có hóa trị 2. Cho dòng điện 0,2A chạy qua bình trong 16 phút 5 giây thì có 0,064g chất thoát ra ở điện cực. Kim loại dùng làm anốt của bình điện phân là:
-
A.
sắt
-
B.
bạc
-
C.
đồng
-
D.
kẽm
Cho mạch điện như hình vẽ:
\(E = 13,5V, r = 1\Omega\), \({R_1} = 3\Omega\), \({R_3} = {R_4} = 4\Omega\). Bình điện phân dung dịch CuSO4, anot bằng đồng, có điện trở \({R_2}= 4\Omega\). Cường độ dòng điện qua bình điện phân có giá trị?
-
A.
2,25 A
-
B.
4,5 A
-
C.
3 A
-
D.
1,5 A
Cho mạch điện như hình vẽ:
\(E = 9V; r = 0,5\Omega \). Bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat với hai cực bằng đồng. Đèn ghi \(6V - 9W\). \(R_x\) là một biến trở. Điều chỉnh \({R_x} = 12\Omega\) thì đèn sáng bình thường. Điện trở của bình điện phân là:
-
A.
2,5 \(\Omega \)
-
B.
4 \(\Omega \)
-
C.
3 \(\Omega \)
-
D.
1 \(\Omega \)
Người ta dùng $36$ nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động \({E_0} = 1,5V\), điện trở trong \(r = 0,9\Omega \) để cung cấp điện cho một bình điện phân đựng dung dịch ZnSO4 với cực dương bằng kẽm, có điện trở \(R = 3,6\Omega \). Mắc hỗn hợp đối xứng bộ nguồn sao cho dòng điện qua bình điện phân là lớn nhất. Tính lượng kẽm bám vào catốt của bình điện phân trong thời gian $1$ giờ $4$ phút $20$ giây. Biết kẽm có $A = 65, n = 2$.
-
A.
2,35g
-
B.
3,25g
-
C.
1,625g
-
D.
1,2g
Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện có suất điện động \(E = 12V\), điện trở trong r = \(1\Omega \), \({R_2} = 12\Omega \) và là bình điện phân đựng dung dịch \(AgN{O_3}\) với điện cực anôt bằng bạc, \({R_1} = 3\Omega \), \({R_3} = 6\Omega \). Cho biết bạc (Ag) có khối lượng mol là 108g/mol, hóa trị 1, hằng số Faraday F = 96500C/mol. Khối lượng bạc bám vào catot sau thời gian 16 phút 5 giây là
-
A.
0,54g.
-
B.
0,72g.
-
C.
0,81g.
-
D.
0,27g.
Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có anốt bằng đồng. Hiệu điện thế đặt vào hai cực là 6 V. Sau 16 phút 5 giây, lượng đồng bám vào cực âm là 0,48 g (Cho Cu có A = 64, n = 2). Điện trở của bình điện phân là
-
A.
3 Ω.
-
B.
4 Ω
-
C.
2 Ω.
-
D.
5 Ω.
Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8(Ω), được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9(V), điện trở trong r = 1(Ω). Cho ACu = 64(đvc), nCu=2. Khối lượng Cu bám vào ca tốt trong thời gian 5h có giá trị là:
-
A.
5,97 g.
-
B.
5 g.
-
C.
11,94 g.
-
D.
10,5 g.
Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển của các ion dương và ion âm trong dung dịch. Điện tích của ion trong dung dịch không thể nhận giá trị nào dưới đây?
-
A.
\( - 4,{8.10^{ - 19}}\,\,C\).
-
B.
\( + 1,{6.10^{ - 19}}\,\,C\).
-
C.
\( + 3,{2.10^{ - 19}}\,\,C\).
-
D.
\( + 4,{0.10^{ - 19}}\,\,C\).
Cho dòng điện không đổi có cường độ 4 A chạy qua bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) với anôt bằng bạc, catôt bằng than chì. Biết bạc có khối lượng mol nguyên tử A = 108 g/mol, có hóa trị n = 1. Lấy số Fa-ra-đây F = 96500 C/mol. Khối lượng bạc bám vào catôt của bình điện phân sau 965 giây là
-
A.
4,32 mg.
-
B.
4,32 g
-
C.
2,16 mg
-
D.
2,16 g
Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống. Hiện nay công nghệ mạ thường dùng công nghệ điện phân. Bể điện phân lúc này gọi là bể mạ có anot là một tấm kim loại để mạ, catot là vật cần mạ. Chất điện phân thường dùng là dung dịch muối kim loại để mạ trong đó có thêm một số chất phụ gia để làm cho lớp mạ bám vào bề mặt được chắc, bền và bóng đẹp. Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng \(200\,\,c{m^2}\), người ta dùng tấm sắt làm catot của một bình điện phân đựng dung dịch \(CuS{O_4}\) và anot là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ \(I = 10\,\,A\) chạy qua trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có \(A = 64\,\,\left( {g/mol} \right);\,\,n = 2\) và có khối lượng riêng \(\rho = 8,{9.10^3}\,\,kg/{m^3}\).
-
A.
\(0,18\,\,mm\).
-
B.
\(3,6\,\,mm\).
-
C.
\(3\,\,mm\).
-
D.
\(1\,\,mm\).
Ứng dụng nào sau đây là của hiện tượng điện phân?
-
A.
Hàn điện.
-
B.
Lọc bụi bằng phương pháp tĩnh điện.
-
C.
Mạ điện.
-
D.
Sơn tĩnh điện.
Bản chất dòng điện trong chất điện phân là:
-
A.
Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
-
B.
Dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
-
C.
Dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
-
D.
Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Cho dòng điện có cường độ 2A chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối đồng có cực dương bằng đồng trong 1 giờ 4 phút 20 giây. Biết khối lượng mol của đồng là 64g/mol, đồng có hóa trị 2. Khối lượng đồng bám vào cực âm là
-
A.
2,65g.
-
B.
6,25g.
-
C.
2,56g.
-
D.
5,62g.
Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
-
A.
đúc điện.
-
B.
mạ điện.
-
C.
sơn tĩnh điện.
-
D.
luyện nhôm
Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim lọai là d = 0,05 (mm) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là \(30c{m^2}\). Cho biết Niken có khối lượng riêng là \(\rho {\rm{ \;}} = 8,{9.10^3}kg/{m^3}\), nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
-
A.
\(I = 2,5{\mkern 1mu} \left( {{\rm{mA}}} \right)\).
-
B.
\(I = 2,5\left( {\mu {\rm{A}}} \right)\).
-
C.
\(I = 250{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( A \right)\).
-
D.
\(I = 2,5\left( {\rm{A}} \right)\).
Cho mạch điện như hình vẽ nguồn điện có suất điện động E=12V, điện trở trong \(1\Omega ,{{\rm{R}}_2} = 12\Omega \) là bình điện phân đựng dung dịch \({\rm{AgN}}{{\rm{O}}_3}\) với điện cực Anôt là bạc, \({{\rm{R}}_1} = 3\Omega \), \({{\rm{R}}_3} = 6\Omega \). Cho Ag có A = 108g/mol, n = 1. Khối lượng Ag bám vào catot sau 8 phút 5 giây là
-
A.
0,54g.
-
B.
0,72g.
-
C.
1,08g.
-
D.
0,27g.
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân
-
A.
tăng
-
B.
giảm
-
C.
không đổi
-
D.
có thể tăng hoặc giảm
Lời giải và đáp án
Hạt mang tải điện trong chất điện phân là:
-
A.
ion dương và ion âm.
-
B.
electron và ion dương.
-
C.
electron.
-
D.
electron, ion dương và ion âm.
Đáp án : A
Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
-
A.
dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường
-
B.
dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường
-
C.
dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường
-
D.
dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau
Đáp án : D
Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
=> Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Trong các dung dịch điện phân , các ion mang điện tích âm là
-
A.
gốc axit và ion kim loại
-
B.
gốc axit và gốc bazơ
-
C.
ion kim loại và bazơ
-
D.
chỉ có gốc bazơ
Đáp án : B
Trong các dung dịch điện phân, các ion mang điện tích âm là gốc axít và gốc bazơ
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch axít mà anốt làm bằng chì.
-
B.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch bazơ mà anốt làm bằng chì.
-
C.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chất khác kim loại ấy.
-
D.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chính kim loại ấy.
Đáp án : D
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chính kim loại ấy
Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
-
A.
cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy
-
B.
cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học
-
C.
cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch
-
D.
cực dương của bình điện phân bị bay hơi
Đáp án : C
Bản chất của hiện tượng dương cực tan là cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch
Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
-
A.
Điều chế Clo
-
B.
Mạ điện
-
C.
Sơn tĩnh điện
-
D.
Luyện nhôm
Đáp án : C
Ứng dụng của hiện tượng điện phân gồm: Điều chế hóa chất, luyện kim, mạ điện
=> Hiện tượng điện phân không ứng dụng để sơn tĩnh điện
Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fa-ra-đây?
-
A.
\(m = F\frac{A}{n}It\)
-
B.
m = D.V
-
C.
\(I = \frac{{m.F.n}}{{t.A}}\)
-
D.
\(t = \frac{{m.n}}{{A.I.F}}\)
Đáp án : C
Biểu thức của định luật Fa-ra-đây: \(m = \frac{1}{F}\frac{A}{n}q = \frac{1}{F}\frac{A}{n}It \to I = \frac{{mFn}}{{At}}\)
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Khi hoà tan axit, bazơ hặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các iôn.
-
B.
Số cặp iôn được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.
-
C.
Bất kỳ bình điện phân nào cũng có suất phản điện.
-
D.
Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ôm
Đáp án : D
Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm
Phát biểu nào sau đây không đúng khi khi nói về cách mạ một huy chương bạc:
-
A.
Dùng muối AgNO3
-
B.
Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt
-
C.
Dùng anốt bằng bạc
-
D.
Dùng huy chương làm catốt
Đáp án : B
Khi mạ điện:
+ Vật cần được mạ dùng làm cực âm
+ Kim loại dùng để mạ làm cực dương
+ Chất điện phân là dung dịch muối của kim loại dùng để mạ
=> B - Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt là sai
Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực.
-
A.
không đổi
-
B.
tăng 2 lần
-
C.
tăng 4 lần
-
D.
giảm 4 lần
Đáp án : C
Vận dụng công thức Fa-ra-đây: \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)
Theo định luật Fa-ra-đây, ta có: \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)
=> Khi tăng I và t lên hai lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực sẽ tăng 4 lần
Khi điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là
-
A.
6,7 A
-
B.
3,35 A
-
C.
24124 A
-
D.
108 A
Đáp án : A
Vận dụng công thức Fa-ra-đây: \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)
=> \(I\, = \,\frac{{n.F.m}}{{A.t}}\)
Với
+ m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam)
+ A: khối lượng mol của chất thu được ở điện cực
+ n: số electron trao đổi ở điện cực
+ I: cường độ dòng điện (A)
+ t: thời gian điện phân (s)
+ F: hằng số Faraday ≈ 96500 C.mol-1
Ta có khối lượng bạc bám ở cực âm:
\(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It \to I = \frac{{mFn}}{{At}}\)
Với m = 27 gam, F = 96500 C.mol-1, n = 1, A = 108, t = 1 giờ = 3600s
\( \to I = \frac{{27.96500.1}}{{108.3600}}\, = \,6,7A\)
Điện phân cực dương tan một dung dịch trong 20 phút thì khối lượng cực âm tăng thêm 4 gam. Nếu điện phân trong một giờ với cùng cường độ dòng điện như trước thì khối lượng cực âm tăng thêm là
-
A.
24 gam
-
B.
12 gam
-
C.
6 gam
-
D.
48 gam
Đáp án : B
Vận dụng công thức Fa-ra-đây:
\(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}It\)
Ta có:
+ Khi điện phân trong thời gian t1 = 20 phút = 1200s: \({m_1} = 4g = \dfrac{{AI{t_1}}}{{Fn}}\)
+ Khi điện phân trong thời gian t2 = 1giờ = 3600s: \({m_2} = \dfrac{{AI{t_2}}}{{Fn}}\)
\(\dfrac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \dfrac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{3600}}{{1200}} = 3 \to {m_2} = 3{m_1} = 3.4 = 12\,g\)
Hai bình điện phân: (FeCl3/Fe và CuSO4/Cu) mắc nối tiếp. Sau một khoảng thời gian, bình thứ nhất giải phóng một lượng sắt là 1,4 g. Lượng đồng giải phóng ở bình thứ hai trong cùng khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Biết nguyên tử lượng của đồng và sắt là 64 và 56, hóa trị của đồng và sắt là 2 và 3.
-
A.
0,82g
-
B.
1,07g
-
C.
1,84g
-
D.
2,4g
Đáp án : D
Vận dụng công thức Fa-ra-đây: \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)
Áp dụng công thức định luật Fa-ra-đây, ta có:
\({m_1} = \frac{{A_1I_1{t}}}{{Fn_1}}\) (1)
\({m_2} = \frac{{A_2I_2{t}}}{{Fn_2}}\) (2)
Do 2 bình mắc nối tiếp => I1 = I2= I. Chia (2) cho (1)
\(\frac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \frac{{\frac{{{A_2}}}{{{n_2}}}}}{{\frac{{{A_1}}}{{{n_1}}}}} \to {m_2} = \frac{{{m_1}{A_2}{n_1}}}{{{n_2}{A_1}}} = \frac{{1,4.64.3}}{{2.56}} = 2,4\,g\)
Một bộ nguồn điện gồm $30$ pin mắc thành $3$ nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có $10$ pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động $0,9V$ và điện trở trong \(0,6\Omega\). Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở \(205\Omega\) được mắc vào hai cực của bộ nguồn nói trên. Anốt của bình điện phân bằng đồng. Khối lượng đồng bám vào catốt của bình trong thời gian $50$ phút là? Biết đồng có $A = 64, n = 2$
-
A.
0,0131g
-
B.
1,31g
-
C.
0,0113g
-
D.
0,0311g
Đáp án : A
+ Áp dụng biểu thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc hỗn hợp đối xứng
+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch
+ Áp dụng công thức định luật Faraday: \(m = \frac{1}{F}\frac{{AIt}}{n}\)
Ta có:
- Suất điện động của bộ nguồn: Eb = 3E0 = 3.0,9 = 2,7V
- Điện trở trong của bộ nguồn: \({r_b} = 3\frac{r}{{10}} = 3.\frac{{0,6}}{{10}} = 0,18\Omega \)
- Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \frac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \frac{{2,7}}{{205 + 0,18}} = 0,01316\,A\)
- Khối lượng đồng bám vào catốt của bình trong thời gian 50 phút là:
\(m = \frac{1}{F}\frac{{AIt}}{n} = \frac{{64.0,01316.50.60}}{{96500.2}} = 0,0131g\)
Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng $200cm^2$, người ta dùng tấm sắt làm catốt của một bình điện phân đựng dung dịch $CuSO_4$ và anốt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ $I = 10A$ chạy qua trong thời gian $2$ giờ $40$ phút $50$ giây. Bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt là bao nhiêu? Biết đồng có $A = 64$, $n = 2$ và có khối lượng riêng $ρ = 8,9.10^3 kg/m^3$
-
A.
$0,0118cm$
-
B.
$0,106cm$
-
C.
$0,018cm$
-
D.
$0,016cm$
Đáp án : C
+ Áp dụng công thức định luật Faraday: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{{AIt}}{n}\)
+ Áp dụng biểu thức tính khối lượng: $m = ρSh$
Ta có:
Khối lượng đồng bám vào tấm sắt: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It = \dfrac{1}{{96500}}\dfrac{{64}}{2}10.(2.60.60 + 40.60 + 50) = 32g\)
Mặt khác, ta có: $m = ρSh$
\( \to h = \dfrac{m}{{\rho S}} = \dfrac{{{{32.10}^{ - 3}}}}{{8,{{9.10}^3}{{.200.10}^{ - 4}}}} = 1,{798.10^{ - 4}}m \approx 0,018cm\)
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân và điện lượng tải qua bình
Đương lượng điện hóa của chất điện phân trong bình này là:
-
A.
1,18.10-6 kg/C
-
B.
1,118.10-6 kg/C
-
C.
2,36.10-7 kg/C
-
D.
3,262.10-6 kg/C
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức định luật I - Faraday: m = kq
Theo định luật I - Faraday, ta có: m = kq
\( \to k = \frac{m}{q} = \frac{{2,{{236.10}^{ - 4}}}}{{200}} = 1,{118.10^{ - 6}}kg/C\)
Bình điện phân có anốt làm bằng kim loại của chất điện phân có hóa trị 2. Cho dòng điện 0,2A chạy qua bình trong 16 phút 5 giây thì có 0,064g chất thoát ra ở điện cực. Kim loại dùng làm anốt của bình điện phân là:
-
A.
sắt
-
B.
bạc
-
C.
đồng
-
D.
kẽm
Đáp án : C
+ Áp dụng công thức định luật Faraday: \(m = \frac{1}{F}\frac{{AIt}}{n}\)
+ Sử dụng bảng tuần hoàn hóa học
Ta có:
Khối lượng chất thoát ra ở điện cực:
\(m = \frac{1}{F}\frac{A}{n}It \leftrightarrow 0,064 = \frac{1}{{96500}}\frac{A}{2}.0,2.(16.60 + 5) \to A = 64\)
=> Kim loại dùng làm anot của bình điện phân là đồng có số khối A = 64
Cho mạch điện như hình vẽ:
\(E = 13,5V, r = 1\Omega\), \({R_1} = 3\Omega\), \({R_3} = {R_4} = 4\Omega\). Bình điện phân dung dịch CuSO4, anot bằng đồng, có điện trở \({R_2}= 4\Omega\). Cường độ dòng điện qua bình điện phân có giá trị?
-
A.
2,25 A
-
B.
4,5 A
-
C.
3 A
-
D.
1,5 A
Đáp án : D
+ Áp dụng biểu thức xác định tổng trở
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch, đoạn mạch
Mạch ngoài gồm:
R1 // [R2 nt (R3 // R4)]
\({R_{34}} = \dfrac{{{\rm{ }}{R_3}{R_4}}}{{{\rm{ }}{R_3} + {R_4}}} = {\rm{ }}\dfrac{{4.4}}{{4 + 4}} = 2\Omega \)
R234 = R2 + R34 = 4 + 2 = 6$\Omega $
Tổng trở tương đương mạch ngoài:
\(R = \dfrac{{{R_1}{R_{234}}}}{{{R_1} + {R_{234}}}} = \dfrac{{3.6}}{{3 + 6}} = 2\Omega \)
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có:
\(I = \dfrac{E}{{R + r}} = \dfrac{{13,5}}{{2 + 1}} = 4,5A\)
Hiệu điện thế giữa M,N là: UMN = I.R = 4,5.2 = 9V
Cường độ dòng điện qua bình điện phân: \(I' = \dfrac{{{U_{MN}}}}{{{R_{234}}}} = \dfrac{9}{6} = 1,5A\)
Cho mạch điện như hình vẽ:
\(E = 9V; r = 0,5\Omega \). Bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat với hai cực bằng đồng. Đèn ghi \(6V - 9W\). \(R_x\) là một biến trở. Điều chỉnh \({R_x} = 12\Omega\) thì đèn sáng bình thường. Điện trở của bình điện phân là:
-
A.
2,5 \(\Omega \)
-
B.
4 \(\Omega \)
-
C.
3 \(\Omega \)
-
D.
1 \(\Omega \)
Đáp án : D
+ Áp dụng biểu thức tính: \(P = \frac{{{U^2}}}{R}\)
+ Áp dụng biểu thức xác định tổng trở
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch, đoạn mạch
Ta có:
+ Điện trở của đèn: \({R_d} = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{6^2}}}{9} = 4\Omega \)
+ Cường độ dòng điện qua đèn: \({I_d} = \frac{P}{U} = \frac{9}{6} = 1,5A\)
+ Ud = URx = 6V
=> Cường độ dòng điện qua Rx: \({I_x} = \frac{{{U_{{R_x}}}}}{{{R_x}}} = \frac{6}{{12}} = 0,5A\)
Cường độ dòng điện chính trong mạch: I = Id + Ix = 1,5 + 0,5 = 2A
Mặt khác: \(I = \frac{E}{{{R_N} + r}} \to {R_N} = \frac{E}{I} - r = \frac{9}{2} - 0,5 = 4\Omega \)
Mạch ngoài gồm: Rb ( điện trở bình điện phân) nt (Rd // Rx)
\({R_{dx}} = \frac{{{R_d}{R_x}}}{{{R_d} + {R_x}}} = \frac{{4.12}}{{4 + 12}} = 3\Omega \)
\({R_N} = {\rm{ }}{R_b} + {\rm{ }}{R_{dx}} \to {R_b} = 4 - 3 = 1\Omega \)
Người ta dùng $36$ nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động \({E_0} = 1,5V\), điện trở trong \(r = 0,9\Omega \) để cung cấp điện cho một bình điện phân đựng dung dịch ZnSO4 với cực dương bằng kẽm, có điện trở \(R = 3,6\Omega \). Mắc hỗn hợp đối xứng bộ nguồn sao cho dòng điện qua bình điện phân là lớn nhất. Tính lượng kẽm bám vào catốt của bình điện phân trong thời gian $1$ giờ $4$ phút $20$ giây. Biết kẽm có $A = 65, n = 2$.
-
A.
2,35g
-
B.
3,25g
-
C.
1,625g
-
D.
1,2g
Đáp án : B
+ Áp dụng biểu thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc hỗn hợp đối xứng
+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch
+ Áp dụng bất đẳng thức cosi
+ Áp dụng công thức định luật Faraday: \(m = \frac{1}{F}\frac{{AIt}}{n}\)
Gọi x - là số nhánh
=> Số nguồn trên một nhánh là: \(y = \frac{{36}}{x}\)
Ta có:
+ Suất điện động của bộ nguồn: \({E_b} = y{E_0} = \frac{{36}}{x}{E_0} = \frac{{54}}{x}\)
+ Điện trở trong của bộ nguồn: \({r_b} = \frac{{yr}}{x} = \frac{{\frac{{36}}{x}.0,9}}{x} = \frac{{32,4}}{{{x^2}}}\)
Cường độ dòng điện qua mạch: \(I = \frac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \frac{{\frac{{54}}{x}}}{{3,6 + \frac{{32,4}}{{{x^2}}}}} = \frac{{54}}{{3,6x + \frac{{32,4}}{x}}}\)
Imax khi mẫu min
Ta có:
\(3,6{\rm{x}} + \frac{{32,4}}{x} \ge 2\sqrt {3,6{\rm{x}}.\frac{{32,4}}{x}} = 21,6\)
Dấu “=” xảy ra khi \(3,6{\rm{x}} = \frac{{32,4}}{x} \to x = 3\)
Khi đó : Imax = 2,5A
Khối lượng kẽm bám vào catốt của bình điện phân trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây là:
\(m = \frac{1}{F}\frac{A}{n}It = \frac{1}{{96500}}\frac{{65}}{2}.2,5.(60.60 + 4.60 + 20) = 3,25g\)
Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện có suất điện động \(E = 12V\), điện trở trong r = \(1\Omega \), \({R_2} = 12\Omega \) và là bình điện phân đựng dung dịch \(AgN{O_3}\) với điện cực anôt bằng bạc, \({R_1} = 3\Omega \), \({R_3} = 6\Omega \). Cho biết bạc (Ag) có khối lượng mol là 108g/mol, hóa trị 1, hằng số Faraday F = 96500C/mol. Khối lượng bạc bám vào catot sau thời gian 16 phút 5 giây là
-
A.
0,54g.
-
B.
0,72g.
-
C.
0,81g.
-
D.
0,27g.
Đáp án : A
Điện trở tương đương của đoạn mạch song song: \({R_{//}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)
Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp: \({R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\)
Công thức định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{E}{{{R_N} + r}}\)
Công thức định luật Fa-ra-đây: \(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}.It\)
Cấu tạo mạch: \(\left( {{R_2}//{R_3}} \right)nt{R_1}\)
Ta có: \({R_{23}} = \dfrac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \dfrac{{12.6}}{{12 + 6}} = 4\,\,\left( \Omega \right)\)
\( \Rightarrow {R_N} = {R_1} + {R_{23}} = 3 + 4 = 7\,\,\left( \Omega \right)\)
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có:
\(I = \dfrac{E}{{{R_N} + r}} = \dfrac{{12}}{{7 + 1}} = 1,5\,\,\left( A \right) = {I_1} = {I_{23}}\)
Ta có: \({U_{23}} = {I_{23}}.{R_{23}} = 1,5.4 = 6\,\,\left( V \right) = {U_2} = {U_3}\)
\( \Rightarrow {I_2} = \dfrac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \dfrac{6}{{12}} = 0,5\,\,\left( A \right)\)
Khối lượng bạc bám vào catot là:
\({m_{Ag}} = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}.{I_2}t = \dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{{108}}{1}.0,5.\left( {16.60 + 5} \right) = 0,54\,\,\left( g \right)\)
Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có anốt bằng đồng. Hiệu điện thế đặt vào hai cực là 6 V. Sau 16 phút 5 giây, lượng đồng bám vào cực âm là 0,48 g (Cho Cu có A = 64, n = 2). Điện trở của bình điện phân là
-
A.
3 Ω.
-
B.
4 Ω
-
C.
2 Ω.
-
D.
5 Ω.
Đáp án : B
Áp dụng định luật faraday \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.I.t\)
Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.I.t = > I = \frac{{m.F.n}}{{A.t}} = \frac{{0,48.96494.2}}{{64.965}} = 1,5A\)
Điện trở của bình điện phân là \(R = \frac{\xi }{I} = \frac{6}{{1,5}} = 4\Omega \)
Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8(Ω), được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9(V), điện trở trong r = 1(Ω). Cho ACu = 64(đvc), nCu=2. Khối lượng Cu bám vào ca tốt trong thời gian 5h có giá trị là:
-
A.
5,97 g.
-
B.
5 g.
-
C.
11,94 g.
-
D.
10,5 g.
Đáp án : A
Sử dụng định luật Ôm cho toàn mạch, công thức tính khối lượng chất tạo thành ở điện cực của bình điện phân
Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là \(I = {E \over {R + r}} = {9 \over {8 + 1}} = 1\left( A \right)\)
Khối lượng Cu bám vào ca tốt trong thời gian 5h là
\(m = {1 \over F}{A \over n}It = {1 \over {96500}}.{{64} \over 2}.1.5.3600 = 5,97g\)
Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển của các ion dương và ion âm trong dung dịch. Điện tích của ion trong dung dịch không thể nhận giá trị nào dưới đây?
-
A.
\( - 4,{8.10^{ - 19}}\,\,C\).
-
B.
\( + 1,{6.10^{ - 19}}\,\,C\).
-
C.
\( + 3,{2.10^{ - 19}}\,\,C\).
-
D.
\( + 4,{0.10^{ - 19}}\,\,C\).
Đáp án : D
Điện tích của ion bằng một số nguyên lần điện tích của electron: \(q = ne\) với \(n \in Z\)
Nhận xét: điện tích: \(q = + {4.10^{ - 19}} = 2,5e \Rightarrow k = 2,5\,\,\left( {khong\,\,t/m} \right)\)
→ điện tích của ion không thể nhận giá trị \( + 4,{0.10^{ - 19}}\,\,C\)
Cho dòng điện không đổi có cường độ 4 A chạy qua bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) với anôt bằng bạc, catôt bằng than chì. Biết bạc có khối lượng mol nguyên tử A = 108 g/mol, có hóa trị n = 1. Lấy số Fa-ra-đây F = 96500 C/mol. Khối lượng bạc bám vào catôt của bình điện phân sau 965 giây là
-
A.
4,32 mg.
-
B.
4,32 g
-
C.
2,16 mg
-
D.
2,16 g
Đáp án : B
Sử dụng biểu thức tính khối lượng chất bám ở catot của bình điện phân: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{{{\rm{AIt}}}}{n}\)
Khối lượng bạc bám vào catot của bình điện phân sau 965 giây là:
\(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{{AIt}}{n} = \dfrac{1}{{96500}}\dfrac{{108.4.965}}{1} = 4,32g\)
Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống. Hiện nay công nghệ mạ thường dùng công nghệ điện phân. Bể điện phân lúc này gọi là bể mạ có anot là một tấm kim loại để mạ, catot là vật cần mạ. Chất điện phân thường dùng là dung dịch muối kim loại để mạ trong đó có thêm một số chất phụ gia để làm cho lớp mạ bám vào bề mặt được chắc, bền và bóng đẹp. Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng \(200\,\,c{m^2}\), người ta dùng tấm sắt làm catot của một bình điện phân đựng dung dịch \(CuS{O_4}\) và anot là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ \(I = 10\,\,A\) chạy qua trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có \(A = 64\,\,\left( {g/mol} \right);\,\,n = 2\) và có khối lượng riêng \(\rho = 8,{9.10^3}\,\,kg/{m^3}\).
-
A.
\(0,18\,\,mm\).
-
B.
\(3,6\,\,mm\).
-
C.
\(3\,\,mm\).
-
D.
\(1\,\,mm\).
Đáp án : A
Khối lượng kim loại bám ở Catot: \(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}It\)
Thể tích: \(V = d.S = \dfrac{m}{\rho }\)
Khối lượng đồng bám trên mặt tấm sắt là:
\(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}It = \dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{{64}}{2}.10.9650 = 32\,\,\left( g \right)\)
Thể tích của đồng là: \(V = \dfrac{m}{\rho }\)
Lại có: \(V = d.S \Rightarrow \dfrac{m}{\rho } = d.S\)
\( \Rightarrow d = \dfrac{m}{{\rho .S}} = \dfrac{{{{32.10}^{ - 3}}}}{{8,{{9.10}^3}{{.200.10}^{ - 4}}}} \approx 1,{8.10^{ - 4}}\,\,\left( m \right) = 0,18\,\,\left( {mm} \right)\)
Ứng dụng nào sau đây là của hiện tượng điện phân?
-
A.
Hàn điện.
-
B.
Lọc bụi bằng phương pháp tĩnh điện.
-
C.
Mạ điện.
-
D.
Sơn tĩnh điện.
Đáp án : C
Sử dụng ứng dụng hiện tượng điện phân.
Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống như luyện nhôm, tinh luyện đồng, điều chế clo, xút, mạ điện, đúc điện, ...
Bản chất dòng điện trong chất điện phân là:
-
A.
Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
-
B.
Dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
-
C.
Dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
-
D.
Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Đáp án : D
Sử dụng kiến thức về bản chất dòng điện trong chất điện phân.
Bản chất dòng điện trong chất điện phân: Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Cho dòng điện có cường độ 2A chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối đồng có cực dương bằng đồng trong 1 giờ 4 phút 20 giây. Biết khối lượng mol của đồng là 64g/mol, đồng có hóa trị 2. Khối lượng đồng bám vào cực âm là
-
A.
2,65g.
-
B.
6,25g.
-
C.
2,56g.
-
D.
5,62g.
Đáp án : C
Áp dụng công thức: \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.It\)
Khối lượng đồng bám vào cực âm là:
\(m = \frac{1}{F} \cdot \frac{{AIt}}{n} = \frac{1}{{96500}} \cdot \frac{{64.2.\left( {1.3600 + 4.60 + 20} \right)}}{2} = 2,56(g)\)
Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
-
A.
đúc điện.
-
B.
mạ điện.
-
C.
sơn tĩnh điện.
-
D.
luyện nhôm
Đáp án : C
Sử dụng ứng dụng của hiện tượng điện phân
Hiện tượng điện phân ứng dụng để đúc điện, mạ điện, luyện nhôm ... không dùng để sơn tĩnh điện
Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim lọai là d = 0,05 (mm) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là \(30c{m^2}\). Cho biết Niken có khối lượng riêng là \(\rho {\rm{ \;}} = 8,{9.10^3}kg/{m^3}\), nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
-
A.
\(I = 2,5{\mkern 1mu} \left( {{\rm{mA}}} \right)\).
-
B.
\(I = 2,5\left( {\mu {\rm{A}}} \right)\).
-
C.
\(I = 250{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( A \right)\).
-
D.
\(I = 2,5\left( {\rm{A}} \right)\).
Đáp án : A
Áp dụng công thức: \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\) và \(m = \rho .V\)
Khối lượng của lớp Niken là:
\(m = \rho .V = \rho .S.h = 8,{9.10^3}{.30.10^{ - 4}}.0,{05.10^{ - 3}} = 1,{335.10^{ - 3}}{\mkern 1mu} \left( {kg} \right)\)
Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là:
\(I = \frac{{F.m.n}}{{A.t}} = \frac{{96500.1,{{335.10}^{ - 3}}.2}}{{58.30.60}} = 2,{46.10^{ - 3}}\left( A \right) \approx 2,5\left( {mA} \right)\)
Cho mạch điện như hình vẽ nguồn điện có suất điện động E=12V, điện trở trong \(1\Omega ,{{\rm{R}}_2} = 12\Omega \) là bình điện phân đựng dung dịch \({\rm{AgN}}{{\rm{O}}_3}\) với điện cực Anôt là bạc, \({{\rm{R}}_1} = 3\Omega \), \({{\rm{R}}_3} = 6\Omega \). Cho Ag có A = 108g/mol, n = 1. Khối lượng Ag bám vào catot sau 8 phút 5 giây là
-
A.
0,54g.
-
B.
0,72g.
-
C.
1,08g.
-
D.
0,27g.
Đáp án : D
Áp dụng công thức \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)
Điện trở mạch ngoài là:
\({R_N} = \frac{{{R_2}.{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} + {R_1} = \frac{{12.6}}{{12 + 6}} + 3 = 7\left( {\Omega {\rm{ \;}}} \right)\)
Cường độ dòng điện qua mạch chính là:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{I = \frac{E}{{r + {R_N}}} = \frac{{12}}{{1 + 7}} = 1,5\left( A \right) = {I_1} = {I_{23}}}\\{ \Rightarrow {U_{23}} = {I_{23}}.{R_{23}} = 1,5.4 = 6\left( V \right) = {U_2} = {U_3}}\end{array}\)
Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
\(I = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{6}{{12}} = 0,5\left( A \right)\)
Khối lượng bạc bám vào catot là:
\(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It = \frac{1}{{96500}}.\frac{{108}}{1}.0,5.485 \approx 0,27\left( g \right)\)
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân
-
A.
tăng
-
B.
giảm
-
C.
không đổi
-
D.
có thể tăng hoặc giảm
Đáp án : B
Sử dụng lí thuyết về dòng điện trong chất điện phân.
Khi nhiệt độ càng tăng thì chất điện li phân li càng tốt
→ tạo ra nhiều hạt tải điện.
→ Khi nhiệt độ tăng, điện trở của chất điện phân giảm là do số ion dương và ion âm trong bình điện phân tăng.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Dòng điện trong chất khí Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức BBài 16. Dòng điện trong chân không Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 17. Dòng điện trong chất bán dẫn Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 3 Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13. Dòng điện trong kim loại Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết