Trắc nghiệm Bài 25. Tự cảm - Vật Lí 11
Đề bài
Cho mạch điện như hình vẽ.
Hiện tượng tự cảm phát sinh khi mạch điện có hiện tượng nào sau đây:
-
A.
Đóng khóa K
-
B.
Ngắt khóa K
-
C.
Đóng khóa K và di chuyển con chạy
-
D.
cả A, B và C
Cho mạch điện như hình vẽ. Chọn đáp án đúng. Khi đóng khóa K thì:
-
A.
Đèn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ
-
B.
Đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay
-
C.
Đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ
-
D.
Đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ
Hệ số tự cảm của ống dây được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
-
A.
\(L = {2.10^{ - 7}}{n^2}V\)
-
B.
\(L = 2\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\)
-
C.
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\)
-
D.
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{n^2}}}{V}\)
Suất điện động tự cảm được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
-
A.
\({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)
-
B.
\({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta u}}{{\Delta t}}\)
-
C.
\({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
-
D.
\({e_{tc}} = - C\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
Đáp án nào sau đây là sai: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
-
A.
Độ tự cảm của ống dây lớn
-
B.
Cường độ dòng điện qua ống dây lớn
-
C.
Dòng điện giảm nhanh
-
D.
Dòng điện tăng nhanh
Đáp án nào sau đây là sai: Hệ số tự cảm của ống dây:
-
A.
Phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây
-
B.
Có đơn vị là Henri (H)
-
C.
Được xác định bởi biểu thức: \(L = 2\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\)
-
D.
Càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây là nhiều
Dòng điện trong cuộn tự cảm giảm từ 16A đến 0A trong 0,01s; suất điện động tự cảm trong đó có giá trị trung bình 64V; độ tự cảm có giá trị:
-
A.
0,032H
-
B.
0,04H
-
C.
0,25H
-
D.
4H
Một ống dây dài \(l = 30cm\) gồm \(N = 1000\) vòng dây, đường kính mỗi vòng dây \(d = 8cm\) có dòng điện với cường độ \(i = 2A\). Từ thông qua mỗi vòng dây là:
-
A.
4,2.10-5 (Wb)
-
B.
2.10-5 (Wb)
-
C.
0,042 (Wb)
-
D.
0,021 (Wb)
Trong một mạch kín có độ tự cảm 0,5.10-3H. Nếu suất điện động tự cảm bằng 0,25V thì tốc độ biến thiên của dòng điện bằng bao nhiêu?
-
A.
125 (A/s)
-
B.
1,25.10-4 (A/s)
-
C.
1000 (A/s)
-
D.
500 (A/s)
Một ống dây dài 50cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01s dòng điện tăng từ 0 đến 1,5A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn:
-
A.
1,48V
-
B.
0,49V
-
C.
0,75V
-
D.
0,05V
Trong mạch điện như hình vẽ, cuộn cảm L có điện trở bằng không. Lúc đầu đóng khóa K về vị trí a để nạp năng lượng cho cuộn cảm L, khi đó dòng điện qua L bằng 1,2A. Chuyển K sang vị trí b, nhiệt lượng tỏa ra trong R là bao nhiêu? Biết cuộn dây có độ tự cảm L = 0,2H
-
A.
0,288J
-
B.
0,144J
-
C.
0,096J
-
D.
0,072J
Cho dòng điện I = 20A chạy trong ống dây có chiều dài 0,5m. Năng lượng từ trường bên trong ống dây là 0,4J. Nếu ống dây gồm 1500 vòng dây thì bán kính của ống dây là bao nhiêu?
-
A.
0,02m
-
B.
2mm
-
C.
1mm
-
D.
0,011m
Một ống dây dài được cuốn với mật độ 2000 vòng/mét. Ống dây có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi theo thời gian (đồ thị). Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống dây sau khi đóng công tắc với thời điểm t = 0,05s có giá trị:
-
A.
0,05V
-
B.
0,25V
-
C.
0,5V
-
D.
1V
Một ống dây dài được cuốn với mật độ 2000 vòng/mét. Ống dây có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi theo thời gian (đồ thị). Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống dây từ thời điểm t = 0,05s về sau có giá trị là?
-
A.
0,05V
-
B.
0V
-
C.
0,25V
-
D.
1V
Cho mạch điện như hình vẽ, \(L = 1H;E = 12V;r = 0\), điện trở của biến trở là \(10\Omega \). Điều chỉnh biến trở để trong 0,1s điện trở của biến trở giảm còn \(5\Omega \).
Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây trong khoảng thời gian trên có giá trị:
-
A.
12V
-
B.
6V
-
C.
24V
-
D.
4V
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường.
-
B.
Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng cơ năng
-
C.
Khi tụ điện được tích điện thì trong tụ điện tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường.
-
D.
Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường.
Năng lượng từ trường của ống dây được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\({\rm{W}} = \frac{{Li}}{2}\)
-
B.
\({\rm{W}} = \frac{{L{i^2}}}{2}\)
-
C.
\({\rm{w}} = \frac{1}{{8\pi }}{10^{ - 7}}{B^2}\)
-
D.
\({\rm{w}} = \frac{1}{{8\pi }}{10^7}{B^2}\)
Đơn vị của hệ số tự cảm là Henri (H) tương đương với:
-
A.
J.A2
-
B.
J/A2
-
C.
V.A2
-
D.
V/A2
Một ống dây dài 40cm, có tất cả 800 vòng dây, diện tích tiết diện ngang của ống dây bằng 10cm2. Ống dây được nối với một nguồn điện có cường độ tăng từ \(0 \to 4A\). Năng lượng của từ trường biến thiên trong ống dây là:
-
A.
0,016J
-
B.
0,032J
-
C.
1,6J
-
D.
3,2J
Một ống dây điện có lõi sắt bằng vật liệu sắt từ có độ từ thẩm \(\mu = {10^{ 4}}\), cảm ứng từ bên trong ống dây là B = 0,05T. Mật độ năng lượng từ trường trong ống dây có giá trị:
-
A.
\({\rm{w}} = 0,1\left( {J/{m^3}} \right)\)
-
B.
\({\rm{w}} = 0,01\left( {J/{m^3}} \right)\)
-
C.
\({\rm{w}} = 0,0195\left( {J/{m^3}} \right)\)
-
D.
\({\rm{w}} = 0,0995\left( {J/{m^3}} \right)\)
Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω. Dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 và điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Từ thông qua mỗi vòng dây đồng và năng lượng từ trường trong ống dây khi có dòng điện cường độ 2,5 A chạy trong ống dây đồng là:
-
A.
\({\Phi _0}{\rm{ = 0,63nW}}b;{\rm{W}} = 1,{74.10^{ - 4}}J\)
-
B.
\({\Phi _0}{\rm{ = 0,63}}\mu {\rm{W}}b;{\rm{W}} = 1,{74.10^{ - 3}}J\)
-
C.
\({\Phi _0}{\rm{ = 0,63}}\mu {\rm{W}}b;{\rm{W}} = 1,{74.10^{ - 4}}J\)
-
D.
\({\Phi _0}{\rm{ = 0,63W}}b;{\rm{W}} = 1,{74.10^{ - 3}}J\)
Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω. Dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 và điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Số vòng dây đồng và độ tự cảm của ống dây đồng là:
-
A.
\(N = 221;L = 5,{57.10^{ - 6}}H\)
-
B.
\(N = 221;L = 5,{57.10^{ - 5}}H\)
-
C.
\(N = 321;L = 6,{57.10^{ - 5}}H\)
-
D.
\(N = 321;L = 6,{57.10^{ - 6}}H\)
Một cuộn dây dẫn có độ tự cảm 3,0H được nối với nguồn điện có suất điện động 6,0V và điện trở trong rất nhỏ không đáng kể. Sau khoảng thời gian bao lâu tính từ lúc nối cuộn dây dẫn với nguồn điện, cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây dẫn đến giá trị 5,0A. Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian?
-
A.
2,5s
-
B.
5s
-
C.
2s
-
D.
1,5s
Một cuộn tự cảm có L = 50 mH cùng mắc nối tiếp với một điện trở R = 20 Ω, nối vào một nguồn điện có suất điện động 90 V, có điện trở trong không đáng kể. Xác định tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện I tại thời điểm mà I = 2A?
-
A.
1000A/s
-
B.
1800A/s
-
C.
900A/s
-
D.
800A/s
Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo thời gian được cho trên hình 41.4. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian 0s đến 1s là ℰ1, từ 1s đến 3s là ℰ2. Chọn đáp án đúng:
-
A.
e1 = e2
-
B.
e1 = 2e2
-
C.
e1 = 3e2
-
D.
e1 = 0,5e2
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
-
A.
sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
-
B.
sự chuyển động của mạch với nam châm.
-
C.
sự biến thiên từ trường Trái Đất.
-
D.
sự chuyển động của nam châm với mạch.
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ
-
A.
hóa năng
-
B.
nhiệt năng
-
C.
cơ năng
-
D.
quang năng
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
-
A.
sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
-
B.
sự chuyển động của mạch với nam châm.
-
C.
sự biến thiên từ trường Trái Đất.
-
D.
sự chuyển động của nam châm với mạch.
Lời giải và đáp án
Cho mạch điện như hình vẽ.
Hiện tượng tự cảm phát sinh khi mạch điện có hiện tượng nào sau đây:
-
A.
Đóng khóa K
-
B.
Ngắt khóa K
-
C.
Đóng khóa K và di chuyển con chạy
-
D.
cả A, B và C
Đáp án : D
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra
Cả ba trường hợp trên đều có sự biến đổi của dòng điện trong mạch
A- cường độ dòng điện từ 0 đến I
B- cường độ dòng điện từ I về 0
C- Khi di chuyển con chạy => điện trở thay đổi =>cường độ dòng điện cũng thay đổi
=>Hiện tượng tự cảm xuất hiện trong cả ba trường hợp
Cho mạch điện như hình vẽ. Chọn đáp án đúng. Khi đóng khóa K thì:
-
A.
Đèn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ
-
B.
Đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay
-
C.
Đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ
-
D.
Đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ
Đáp án : A
Khí đóng khóa K, đèn 1 sáng lên ngay còn đèn 2 sáng lên chậm hơn đèn 1.
* Giải thích: Khi đóng khóa K, dòng điện qua ống dây tăng lên đột ngột trong khoảng thời gian ngắn (cường độ dòng điện tăng từ 0 - I) làm cho từ trường qua ống dây tăng lên => từ thông qua cuộn dây tăng lên
Trong khoảng thời gian từ thông qua cuộn dây biến thiên sinh ra dòng điện cảm ứng theo định luật Lenxơ, dòng điện cảm ứng có chiều chống lại sự tăng của từ thông => nó làm giảm cường độ dòng điện qua đèn 2, làm đèn 2 sáng chậm hơn đèn 1.
Hệ số tự cảm của ống dây được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
-
A.
\(L = {2.10^{ - 7}}{n^2}V\)
-
B.
\(L = 2\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\)
-
C.
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\)
-
D.
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{n^2}}}{V}\)
Đáp án : C
Hệ số tự cảm của ống dây được xác định bởi biểu thức: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\)
Suất điện động tự cảm được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
-
A.
\({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)
-
B.
\({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta u}}{{\Delta t}}\)
-
C.
\({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
-
D.
\({e_{tc}} = - C\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
Đáp án : C
Suất điện động tự cảm được xác định bởi biểu thức: \({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
Đáp án nào sau đây là sai: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
-
A.
Độ tự cảm của ống dây lớn
-
B.
Cường độ dòng điện qua ống dây lớn
-
C.
Dòng điện giảm nhanh
-
D.
Dòng điện tăng nhanh
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức xác định suất điện động tự cảm: \({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
Ta có: Suất điện động tự cảm: \({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
=> Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
+ L - lớn: Độ tự cảm của ống dây lớn
+ ∆i lớn: Độ tăng/ giảm cường độ dòng điện nhanh
=> A, C, D - đúng
B- sai
Đáp án nào sau đây là sai: Hệ số tự cảm của ống dây:
-
A.
Phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây
-
B.
Có đơn vị là Henri (H)
-
C.
Được xác định bởi biểu thức: \(L = 2\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\)
-
D.
Càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây là nhiều
Đáp án : C
+ Xem lí thuyết phần II
+ Vận dụng biểu thức xác định hệ số tự cảm
A, B, D - đúng
C- sai vì: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\)
Dòng điện trong cuộn tự cảm giảm từ 16A đến 0A trong 0,01s; suất điện động tự cảm trong đó có giá trị trung bình 64V; độ tự cảm có giá trị:
-
A.
0,032H
-
B.
0,04H
-
C.
0,25H
-
D.
4H
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức \({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
Ta có:
\(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}} \to L = \frac{{\left| {{e_{tc}}} \right|\Delta t}}{{\left| {\Delta i} \right|}} = \frac{{64.0,01}}{{16}} = 0,04(H)\)
Một ống dây dài \(l = 30cm\) gồm \(N = 1000\) vòng dây, đường kính mỗi vòng dây \(d = 8cm\) có dòng điện với cường độ \(i = 2A\). Từ thông qua mỗi vòng dây là:
-
A.
4,2.10-5 (Wb)
-
B.
2.10-5 (Wb)
-
C.
0,042 (Wb)
-
D.
0,021 (Wb)
Đáp án : A
+ Áp dụng biểu thức tính hệ số tự cảm: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S\)
+Vận dụng biểu thức: \(\Phi = Li\)
Ta có:
+ Hệ số tự cảm của ống dây:
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}\pi \frac{{{d^2}}}{4} = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{{1000}^2}}}{{0,3}}\pi \frac{{0,{{08}^2}}}{4} = 0,021(H)\)
+ Từ thông qua ống dây: \(\Phi = Li = 0,021.2 = 0,042({\rm{W}}b)\)
+ Từ thông qua mỗi vòng dây: \({\Phi _{1v}} = \frac{\Phi }{N} = \frac{{0,042}}{{1000}} = 4,{2.10^{ - 5}}({\rm{W}}b)\)
Trong một mạch kín có độ tự cảm 0,5.10-3H. Nếu suất điện động tự cảm bằng 0,25V thì tốc độ biến thiên của dòng điện bằng bao nhiêu?
-
A.
125 (A/s)
-
B.
1,25.10-4 (A/s)
-
C.
1000 (A/s)
-
D.
500 (A/s)
Đáp án : D
Vận dụng biểu thức tính suất điện động tự cảm: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}}\)
Suất điện động tự cảm: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}} \to \frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}} = \frac{{\left| {{e_{tc}}} \right|}}{L} = \frac{{0,25}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}} = 500(A/s)\)
Một ống dây dài 50cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01s dòng điện tăng từ 0 đến 1,5A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn:
-
A.
1,48V
-
B.
0,49V
-
C.
0,75V
-
D.
0,05V
Đáp án : C
+ Áp dụng biểu thức xác định hệ số tự cảm: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S\)
+ Áp dụng biêu thức xác định độ lớn của suất điện động tự cảm: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}}\)
Ta có:
+ Hệ số tự cảm của ống dây:
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}\pi \frac{{{d^2}}}{4} = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{{2500}^2}}}{{0,5}}\pi \frac{{0,{{02}^2}}}{4} = {5.10^{ - 3}}H\)
+ Suất điện động tự cảm trong ống dây: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}} = {5.10^{ - 3}}.\frac{{\left| {1,5 - 0} \right|}}{{0,01}} = 0,75V\)
Trong mạch điện như hình vẽ, cuộn cảm L có điện trở bằng không. Lúc đầu đóng khóa K về vị trí a để nạp năng lượng cho cuộn cảm L, khi đó dòng điện qua L bằng 1,2A. Chuyển K sang vị trí b, nhiệt lượng tỏa ra trong R là bao nhiêu? Biết cuộn dây có độ tự cảm L = 0,2H
-
A.
0,288J
-
B.
0,144J
-
C.
0,096J
-
D.
0,072J
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức tính năng lượng từ trường trong cuộn cảm: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2}\)
Ta có: Năng lượng cuộn cảm L tích trữ được: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2} = \frac{1}{2}0,2.1,{2^2} = 0,144(J)\)
Khi chuyển khóa K sang vị trí b thì toàn bộ năng lượng tích trữ trên cuộn cảm L sẽ chuyển dang tỏa nhiệt hết trên R.
=> Nhiệt lượng tỏa ra trên R là 0,144J
Cho dòng điện I = 20A chạy trong ống dây có chiều dài 0,5m. Năng lượng từ trường bên trong ống dây là 0,4J. Nếu ống dây gồm 1500 vòng dây thì bán kính của ống dây là bao nhiêu?
-
A.
0,02m
-
B.
2mm
-
C.
1mm
-
D.
0,011m
Đáp án : D
+ Sử dụng biểu thức tính năng lượng từ trường: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2}\)
+ Áp dụng biểu thức tính hệ số tự cảm: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S\)
Ta có:
+ Năng lượng từ trường bên trong ống dây: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2} \to L = \frac{{2{\rm{W}}}}{{{i^2}}} = \frac{{2.0,4}}{{{{20}^2}}} = {2.10^{ - 3}}H\)
+ Hệ số tự cảm:
\(\begin{array}{l}L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}\pi {R^2}\\ \to R = \sqrt {\frac{{l.L}}{{4{\pi ^2}{{.10}^{ - 7}}.{N^2}}}} = 0,011(m)\end{array}\)
Một ống dây dài được cuốn với mật độ 2000 vòng/mét. Ống dây có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi theo thời gian (đồ thị). Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống dây sau khi đóng công tắc với thời điểm t = 0,05s có giá trị:
-
A.
0,05V
-
B.
0,25V
-
C.
0,5V
-
D.
1V
Đáp án : B
+ Áp dụng biểu thức xác định độ tự cảm của ống dây: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\)
+ Vận dụng biểu thức xác định suất điện động cảm ứng: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}}\)
Ta có:
+ Độ tự cảm của ống dây: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V = 4\pi {.10^{ - 7}}{2000^2}.({500.10^{ - 6}}) = 2,{5.10^{ - 3}}\)
+Trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t = 0,05s cường độ dòng điện tăng từ 0A đến 5A
Suất điện động tự cảm trong ống dây trong khoảng thời gian này:
\(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}} = 2,{5.10^{ - 3}}\frac{{\left| {5 - 0} \right|}}{{0,05}} = 0,25V\)
Một ống dây dài được cuốn với mật độ 2000 vòng/mét. Ống dây có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi theo thời gian (đồ thị). Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống dây từ thời điểm t = 0,05s về sau có giá trị là?
-
A.
0,05V
-
B.
0V
-
C.
0,25V
-
D.
1V
Đáp án : B
+ Đọc đồ thị
+ Vận dụng biểu thức xác định suất điện động cảm ứng: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}}\)
Từ đồ thị, ta thấy: Từ sau thời điểm t = 0,05s cường độ dòng điện không thay đổi\( \leftrightarrow \Delta i = 0 \to {e_{tc}} = 0V\)
Cho mạch điện như hình vẽ, \(L = 1H;E = 12V;r = 0\), điện trở của biến trở là \(10\Omega \). Điều chỉnh biến trở để trong 0,1s điện trở của biến trở giảm còn \(5\Omega \).
Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây trong khoảng thời gian trên có giá trị:
-
A.
12V
-
B.
6V
-
C.
24V
-
D.
4V
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức xác định suất điện động cảm ứng: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\left| {\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right|\)
Ta có, khi R thay đổi thì dòng điện trong mạch cũng thay đổi nên suất hiện suất điện động tự cảm:
\(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\left| {\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right|\)
trong đó: \({i_1} = \frac{E}{{{R_1} + r}} = \frac{E}{{{R_1}}};{i_2} = \frac{E}{{{R_2} + r}} = \frac{E}{{{R_2}}}\)
\( \to \left| {{e_{tc}}} \right| = L\left| {\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right| = L\left| {\left( {\frac{E}{{{R_1}}} - \frac{E}{{{R_2}}}} \right)} \right|\frac{1}{{\Delta t}} = 1.\left| {\left( {\frac{{12}}{{10}} - \frac{{12}}{5}} \right)} \right|\frac{1}{{0,1}} = 12V\)
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường.
-
B.
Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng cơ năng
-
C.
Khi tụ điện được tích điện thì trong tụ điện tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường.
-
D.
Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường.
Đáp án : D
A, B - sai vì : khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường
C- sai vì: Khi tụ điện được tích điện thì trong tụ điện tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường.
D- đúng.
Năng lượng từ trường của ống dây được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\({\rm{W}} = \frac{{Li}}{2}\)
-
B.
\({\rm{W}} = \frac{{L{i^2}}}{2}\)
-
C.
\({\rm{w}} = \frac{1}{{8\pi }}{10^{ - 7}}{B^2}\)
-
D.
\({\rm{w}} = \frac{1}{{8\pi }}{10^7}{B^2}\)
Đáp án : B
Năng lượng từ trường của ống dây được xác định bởi biểu thức: \({\rm{W}} = \frac{{L{i^2}}}{2}\)
Đơn vị của hệ số tự cảm là Henri (H) tương đương với:
-
A.
J.A2
-
B.
J/A2
-
C.
V.A2
-
D.
V/A2
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2}\)
Ta có: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2} \to L = \frac{{2{\rm{W}}}}{{{i^2}}}\)
+ Năng lượng từ trường có đơn vị là: J
+ Cường độ dòng điện có đơn vị là: A
\( \to 1H = 1J/{A^2}\)
Một ống dây dài 40cm, có tất cả 800 vòng dây, diện tích tiết diện ngang của ống dây bằng 10cm2. Ống dây được nối với một nguồn điện có cường độ tăng từ \(0 \to 4A\). Năng lượng của từ trường biến thiên trong ống dây là:
-
A.
0,016J
-
B.
0,032J
-
C.
1,6J
-
D.
3,2J
Đáp án : A
+ Áp dụng biểu thức tính hệ số tự cảm của ống dây: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S\)
+ Áp dụng biểu thức tính năng lượng từ trường trong ống dây: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2}\)
Ta có:
+ Hệ số tự cảm của ống dây:
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{{800}^2}}}{{0,4}}({10.10^{ - 4}}) = 2,{01.10^{ - 3}}(H)\)
+ Năng lượng từ trường trong ống dây:
\({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2} = \frac{1}{2}.2,{01.10^{ - 3}}{.4^2} = 0,0161(J)\)
Một ống dây điện có lõi sắt bằng vật liệu sắt từ có độ từ thẩm \(\mu = {10^{ 4}}\), cảm ứng từ bên trong ống dây là B = 0,05T. Mật độ năng lượng từ trường trong ống dây có giá trị:
-
A.
\({\rm{w}} = 0,1\left( {J/{m^3}} \right)\)
-
B.
\({\rm{w}} = 0,01\left( {J/{m^3}} \right)\)
-
C.
\({\rm{w}} = 0,0195\left( {J/{m^3}} \right)\)
-
D.
\({\rm{w}} = 0,0995\left( {J/{m^3}} \right)\)
Đáp án : D
+ Sử dụng biểu thức tính hệ số tự cảm khi ống dây có lõi sắt: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\mu \)
+ Sử dụng biểu thức cảm ứng từ của dây điện có lõi sắt: \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}ni\mu \)
+ Sử dụng biểu thức tính năng lượng từ trường: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2}\)
+ Vận dụng biểu thức xác định mật độ năng lượng từ trường: \({\rm{w}} = \frac{{\rm{W}}}{V}\)
Ta có:
+ Hệ số tự cảm: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\mu \)
+ Năng lượng từ trường của ống dây khi đó: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2} = \frac{1}{2}(4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\mu ){i^2}\)
+ Cảm ứng từ \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}ni\mu \to {\rm{W}} = \frac{{{B^2}}}{{8\pi {{.10}^{ - 7}}\mu }}V\)
+ Mật độ năng lượng từ trường trong ống dây: \({\rm{w}} = \frac{{\rm{W}}}{V} = \frac{{{B^2}}}{{8\pi {{.10}^{ - 7}}\mu }} = \frac{{0,{{05}^2}}}{{8\pi {{.10}^{ - 7}}{{.10}^4}}} = 0,0995(J/{m^3})\)
Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω. Dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 và điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Từ thông qua mỗi vòng dây đồng và năng lượng từ trường trong ống dây khi có dòng điện cường độ 2,5 A chạy trong ống dây đồng là:
-
A.
\({\Phi _0}{\rm{ = 0,63nW}}b;{\rm{W}} = 1,{74.10^{ - 4}}J\)
-
B.
\({\Phi _0}{\rm{ = 0,63}}\mu {\rm{W}}b;{\rm{W}} = 1,{74.10^{ - 3}}J\)
-
C.
\({\Phi _0}{\rm{ = 0,63}}\mu {\rm{W}}b;{\rm{W}} = 1,{74.10^{ - 4}}J\)
-
D.
\({\Phi _0}{\rm{ = 0,63W}}b;{\rm{W}} = 1,{74.10^{ - 3}}J\)
Đáp án : C
+ Công thức tính chu đường tròn và diện tích hình tròn: \(\left\{ \begin{array}{l}C = \pi d\\S = \dfrac{{\pi {d^2}}}{4}\end{array} \right.\)
(Với d là đường kính)
+ Độ tự cảm của ống dây : \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{{N^2}}}{l}.S\)
+ Công thức liên hệ giữa từ thông và cường độ dòng điện: \(\Phi = L.i\)
+ Năng lượng từ trường tích luỹ trong ống dây: \({\rm{W}} = \dfrac{{L{i^2}}}{2}\)
Đường kính d của dây đồng có tiết diện S0 = 1,0 mm2 là:
\({S_0} = \dfrac{{\pi {d^2}}}{4} \Rightarrow d = \sqrt {\dfrac{{4{S_0}}}{\pi }} = \sqrt {\dfrac{{{{4.1.10}^{ - 6}}}}{{3,14}}} \approx 1,{13.10^{ - 3}}m = 1,13mm\)
Suy ra số vòng dây đồng quấn trên ống dây có độ dài l = 25 cm là:
\(N = \dfrac{l}{d} = \dfrac{{{{25.10}^{ - 2}}}}{{1,{{13.10}^{ - 3}}}} \approx 221\,\,\left( {vong} \right)\)
Công thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \dfrac{{\rho {l_0}}}{S} \Rightarrow {l_0} = \dfrac{{RS}}{\rho }\)
Từ công thức tính điện trở của dây dẫn ta tính được chiều dài tổng cộng của N vòng dây đồng quấn trên ống dây: \({l_0} = \dfrac{{RS}}{\rho } = \dfrac{{0,{{2.1.10}^{ - 6}}}}{{1,{{7.10}^{ - 8}}}} \approx 11,76m\)
Suy ra chu vi C của mỗi vòng dây: \(C = \dfrac{{{l_0}}}{N} = \dfrac{{11,76}}{{221}} = 0,0532m = 53,2mm\)
Đường kính D của ống dây là: \(C = \pi D \Rightarrow D = \dfrac{C}{\pi } = \dfrac{{53,2}}{{3,14}} \approx 17mm\)
Diện tích tiết diện S của ống dây là: \(S = \dfrac{{\pi {D^2}}}{4} = \dfrac{{3,{{14.17}^2}}}{4} \approx 227m{m^2}\)
Độ tự cảm của ống dây:
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{{N^2}}}{l}.S = 4\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{{{221}^2}}}{{{{25.10}^{ - 2}}}}{.227.10^{ - 6}} = 5,{57.10^{ - 5}}H\)
Vì từ thông qua ống dây đồng có trị số \(\Phi = L.i\)
Nên từ thông qua mỗi vòng dây khi dòng điện chạy trong ống dây có cường độ i = I = 2,5A sẽ bằng :
\({\Phi _0} = \dfrac{\Phi }{N} = \dfrac{{L.i}}{N} = \dfrac{{5,{{57.10}^{ - 5}}.2,5}}{{221}} = 6,{3.10^{ - 7}}{\rm{W}}b = 0,63\mu {\rm{W}}b\)
Năng lượng từ trường tích luỹ trong ống dây:
\({\rm{W}} = \dfrac{{L{i^2}}}{2} = \dfrac{{5,{{57.10}^{ - 5}}.2,{5^2}}}{2} = 1,{74.10^{ - 4}}J\)
Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω. Dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 và điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Số vòng dây đồng và độ tự cảm của ống dây đồng là:
-
A.
\(N = 221;L = 5,{57.10^{ - 6}}H\)
-
B.
\(N = 221;L = 5,{57.10^{ - 5}}H\)
-
C.
\(N = 321;L = 6,{57.10^{ - 5}}H\)
-
D.
\(N = 321;L = 6,{57.10^{ - 6}}H\)
Đáp án : B
+ Công thức tính chu đường tròn và diện tích hình tròn: \(\left\{ \begin{array}{l}C = \pi d\\S = \dfrac{{\pi {d^2}}}{4}\end{array} \right.\)
(Với d là đường kính)
+ Độ tự cảm của ống dây : \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{{N^2}}}{l}.S\)
Đường kính d của dây đồng có tiết diện S0 = 1,0 mm2 là:
\({S_0} = \dfrac{{\pi {d^2}}}{4} \Rightarrow d = \sqrt {\dfrac{{4{S_0}}}{\pi }} = \sqrt {\dfrac{{{{4.1.10}^{ - 6}}}}{{3,14}}} \approx 1,{13.10^{ - 3}}m = 1,13mm\)
Suy ra số vòng dây đồng quấn trên ống dây có độ dài l = 25 cm là:
\(N = \dfrac{l}{d} = \dfrac{{{{25.10}^{ - 2}}}}{{1,{{13.10}^{ - 3}}}} \approx 221\,\,\left( {vong} \right)\)
Công thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \dfrac{{\rho {l_0}}}{S} \Rightarrow {l_0} = \dfrac{{RS}}{\rho }\)
Từ công thức tính điện trở của dây dẫn ta tính được chiều dài tổng cộng của N vòng dây đồng quấn trên ống dây: \({l_0} = \dfrac{{RS}}{\rho } = \dfrac{{0,{{2.1.10}^{ - 6}}}}{{1,{{7.10}^{ - 8}}}} \approx 11,76m\)
Suy ra chu vi C của mỗi vòng dây: \(C = \dfrac{{{l_0}}}{N} = \dfrac{{11,76}}{{221}} = 0,0532m = 53,2mm\)
Đường kính D của ống dây là: \(C = \pi D \Rightarrow D = \dfrac{C}{\pi } = \dfrac{{53,2}}{{3,14}} \approx 17mm\)
Diện tích tiết diện S của ống dây là: \(S = \dfrac{{\pi {D^2}}}{4} = \dfrac{{3,{{14.17}^2}}}{4} \approx 227m{m^2}\)
Độ tự cảm của ống dây:
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{{N^2}}}{l}.S = 4\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{{{221}^2}}}{{{{25.10}^{ - 2}}}}{.227.10^{ - 6}} = 5,{57.10^{ - 5}}H\)
Một cuộn dây dẫn có độ tự cảm 3,0H được nối với nguồn điện có suất điện động 6,0V và điện trở trong rất nhỏ không đáng kể. Sau khoảng thời gian bao lâu tính từ lúc nối cuộn dây dẫn với nguồn điện, cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây dẫn đến giá trị 5,0A. Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian?
-
A.
2,5s
-
B.
5s
-
C.
2s
-
D.
1,5s
Đáp án : A
+ Độ lớn suất điện động tự cảm: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L.\left| {\dfrac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right|\)
+ Định luật Ôm cho toàn mạch: Tổng các suất điện động trong mạch bằng tổng điện trở toàn mạch nhân với cường độ dòng điện mạch chính
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch : Tổng các suất điện động trong mạch bằng tổng điện trở toàn mạch nhân với cường độ dòng điện mạch chính.
Ta có: \(e + {e_{tc}} = \left( {R + r} \right)I\)
Vì: \(R + r = 0 \Rightarrow e - L.\dfrac{{\Delta i}}{{\Delta t}} = 0 \Rightarrow \dfrac{{\Delta i}}{{\Delta t}} = \dfrac{e}{L} \Rightarrow \Delta t = \dfrac{L}{e}.\Delta i\)
Trong khoảng thời gian Δt, cường độ dòng điện i chạy trong cuộn dây dẫn tăng dần đều từ giá trị I0 = 0 đến I = 5,0 A, tức là : \(\Delta i = I--{I_0}\; = I\)
Từ đó ta suy ra : \(\Delta t = \dfrac{L}{e}.I = \dfrac{3}{6}.5 = 2,5s\)
Một cuộn tự cảm có L = 50 mH cùng mắc nối tiếp với một điện trở R = 20 Ω, nối vào một nguồn điện có suất điện động 90 V, có điện trở trong không đáng kể. Xác định tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện I tại thời điểm mà I = 2A?
-
A.
1000A/s
-
B.
1800A/s
-
C.
900A/s
-
D.
800A/s
Đáp án : A
+ Khi trong mạch điện có cường độ dòng điện biến thiên thì trong mạch xuất hiện suất điện động tự cảm: \({e_{tc}} = - L.\dfrac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
+ Định luật Ôm cho toàn mạch: Tổng các suất điện động trong mạch bằng tổng điện trở toàn mạch nhân với cường độ dòng điện mạch chính
Ta có: \(e + {e_{tc}} = RI \Leftrightarrow e - L.\dfrac{{\Delta i}}{{\Delta t}} = RI \Rightarrow \dfrac{{\Delta i}}{{\Delta t}} = \dfrac{{e - RI}}{L}\)
Với: \(\left\{ \begin{array}{l}e = 90V\\L = 0,05H\\R = 20\Omega \\I = 2A\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{\Delta i}}{{\Delta t}} = \dfrac{{e - RI}}{L} = \dfrac{{90 - 20.2}}{{0,05}} = 1000A/s\)
Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo thời gian được cho trên hình 41.4. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian 0s đến 1s là ℰ1, từ 1s đến 3s là ℰ2. Chọn đáp án đúng:
-
A.
e1 = e2
-
B.
e1 = 2e2
-
C.
e1 = 3e2
-
D.
e1 = 0,5e2
Đáp án : B
Độ lớn suất điện động tự cảm: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L.\left| {\dfrac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right|\)
Suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian từ 0s đến 1s là:
\({e_1} = L.\left| {\dfrac{{\Delta {i_1}}}{{\Delta {t_1}}}} \right| = L\left| {\dfrac{{{i_2} - {i_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}} \right| = L.\left| {\dfrac{{1 - 2}}{{1 - 0}}} \right| = L\,\,\,\left( 1 \right)\)
Suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian từ 1s đến 3s là:
\({e_2} = L.\left| {\dfrac{{\Delta {i_2}}}{{\Delta {t_2}}}} \right| = L\left| {\dfrac{{{i_3} - {i_2}}}{{{t_3} - {t_2}}}} \right| = L.\left| {\dfrac{{0 - 1}}{{3 - 1}}} \right| = \dfrac{L}{2}\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) suy ra: \({e_1} = 2{e_2}\)
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
-
A.
sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
-
B.
sự chuyển động của mạch với nam châm.
-
C.
sự biến thiên từ trường Trái Đất.
-
D.
sự chuyển động của nam châm với mạch.
Đáp án : A
Sử dụng lý thuyết hiện tượng tự cảm
Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ
-
A.
hóa năng
-
B.
nhiệt năng
-
C.
cơ năng
-
D.
quang năng
Đáp án : C
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ cơ năng
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ cơ năng
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
-
A.
sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
-
B.
sự chuyển động của mạch với nam châm.
-
C.
sự biến thiên từ trường Trái Đất.
-
D.
sự chuyển động của nam châm với mạch.
Đáp án : A
Sử dụng lý thuyết hiện tượng tự cảm
Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 5 Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Dòng điện Fucô Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Suất điện động cảm ứng Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 23. Từ thông - Hiện tượng cảm ứng điện từ Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết